Chính sách phát triển thị trường ngoài nước và khuyến khích xuất khẩu

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUY TRÌNH XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TẠP PHẨM HÀ NỘI (TOCONTAP) (Trang 54 - 55)

D. Hạn ngạch hàng Dệt – May vào thị trường EU

a. Chính sách phát triển thị trường ngoài nước và khuyến khích xuất khẩu

Tích cực chủ động và thực hiện lộ trình tham gia AFTA, sau đó là APEC và WTO. Do bạn hàng chủ chốt của Việt nam hầu hết nằm ở APEC nên việc tham gia APEC sẽ có ý nghĩa quan trọng cho việc mở rộng thị trường. Song điều có ý nghĩa quyết định đối với Việt nam là trở thành thành viên của WTO.Việt nam trong khi chưa trở thành thành viên của hệ thống thương mại đa biên, thì việc ký Hiệp định thương mại với các nước công nghiệp phát triển, trước hết là Mỹ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc mở rộng thị trường ngoài nước. Việc khai thác quan hệ thương mại với Mỹ là điều kiện tiên quyết cho Việt nam trở thành thành viên của WTO. Vì vậy, Chính phủ Việt nam phải đặt ưu tiên vào việc đạt được hiệp định thương mại giữa Việt nam và Mỹ trong một thời gian ngắn nhất.

- Tăng cường công tác marketing xuất khẩu, đặc biệt, phải nghiên cứu thị trường nước ngoài một cách có hệ thống, mở rộng mạng lưới đại diện thương mại của Việt Nam ở nước ngoài, tổ chức các cuộc triển lãm, thiết lập quan hệ với các tổ chức xuất nhập khẩu của các nước khác để các hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp có hiệu quả hơn.

Nhà nước nên có chính sách thuế hợp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may tại Việt nam đủ sức cạnh tranh trong bối cảnh mới của sự toàn cầu hoá.

Thuế xuất khẩu hàng Dệt – May bằng 0% là một sự ưu tiên đặc biệt đối với hàng Dệt – may Việt nam điều này không thể tránh khỏi có sự so sánh và thắc mắc của một số ngành khác, nhưng vì sự phát triển của các doanh nghiệp Dệt – May nói riêng của nền kinh tế Việt nam nói chung, nên cho tiếp tục áp dụng thuế suất hàng Dệt May bằng 0% để thúc đẩy ngành Dệt – May hướng ngoại và phát triển, tiếp tục thực hiện miễn thuế nhập nguyên liệu sản xuất các mặt hàng dệt, các phụ liệu may... thay thế nhập khẩu để làm hàng xuất khẩu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trên đất Viêt nam có thể bán ngang hoặc thấp hơn giá nhập sản phẩm cùng chủng loại và cũng tạo cho ngành may xuất khẩu được theo phương thức xuất khẩu trực tiếp.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUY TRÌNH XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TẠP PHẨM HÀ NỘI (TOCONTAP) (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w