Thanh lý hợp đồng gia công

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUY TRÌNH XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TẠP PHẨM HÀ NỘI (TOCONTAP) (Trang 39 - 40)

C. Tổ chức thực hiện hợp đồng gia công hàng Dệt – May

h. Thanh lý hợp đồng gia công

• Thanh lý hợp đồng với khách hàng:

Sau khi kết thúc hợp đồng, doanh nghiệp phải quyết toán nguyên phụ liệu với khách hàng. Nguyên phụ liệu nếu thừa có thể chuyển sang hợp đồng sau hoặc doanh nghiệp có thể mua lại của bên đặt gia công.

• Thanh lý hợp đồng với hải quan :

Việc thanh lý hợp đồng gia công với hải quan phải được tiến hành chậm nhất là 3 tháng ( bao gồm cả việc giải quyết nguyên phụ liệu thừa ) sau khi hợp đồng gia công kết thúc. Nguyên phụ liệu thuộc hợp đồng gia công nếu thừa có 3 cách giải quyết:

- Chuyển sang hợp đồng sau với điều kiện cùng khách hàng. - Xuất trả bên đặt gia công

- Không xuất trả thì phải nộp thuế theo biểu thuế hiện hành. * Hồ sơ thanh khoản bao gồm:

- Hợp đồng gia công và các phụ kện của hợp đồng.

+ Bảng kê tờ khai nguyên phụ liệu nhập khẩu kèm theo tờ khai. + Bảng tổng hợp nguyên phụ liệu nhập khẩu

+ Bảng thống kê tờ khai sản phẩm gia công đã xuất khẩu - Bảng tổng hợp sản phẩm gia công xuất khẩu

- Bảng tổng hợp định mức sử dụng, định mức tiêu hao nguyên phụ liệu gia công ( kèm theo định mức của từng mẫu hàng )

- Bảng tổng hợp nguyên phụ liệu đã sản xuất thành sản phẩm xuất khẩu. - Bảng thanh khoản hợp đồng gia công.

Trên đây là qui trình nghiệp vụ về gia công xuất khẩu hàng Dệt – May, mà bất cứ doanh nghiệp nào kinh doanh trong lĩnh vực này đều phải thực hiện. Qua quá trình tham

khảo ý kiến của các cô chú trong phòng, tôi tổng hợp lại được qui trình xuất khẩu mà Tocontap thực hiện cũng tương tự như qui trình đã nêu ở trên. Vì vậy tôi đã tham khảo thêm các giáo án về qui trình xuất khẩu của trường Kinh Tế và Ngoại Thương để hoàn thành phần qui trình xuất khẩu nói trên.

Như chúng ta đã biết, gia công xuất khẩu vẫn là một phương thức kinh doanh xuất khẩu chủ yếu của các doanh nghiệp Dệt – May Việt nam ttrước kia cũng như hiện nay và trong tương lai phương thức này vẫn đóng một vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp Dệt – May Việt nam, nó mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các doanh nghiệp nói riêng và cho nền kinh tế của đất nước nói chung.

Chúng ta hãy xét hiệu quả kinh tế của hợp đồng gia công áo sơ mi mới đây nhất của Công ty Cổ phần XNK Tạp phẩm Hà Nội làm ví dụ để chứng minh điều này:

- Số lượng sản phẩm gia công: 65.000 chiếc - Đơn giá : 2.50 USD/Chiếc

- Tổng trị giá : 162.500 USD

+ Chi phí cho một sản phẩm áo sơ mi = 2USD ( Bao gồm các chi phí: khấu hao máy móc, quản lý xí nghiệp, giao dịch ....và tiền lương )

+ Tổng chi phí cho hợp đồng = 130.000 USD.

Theo công thức: P = R – C

( P: Lợi nhuận ; R: Doanh thu ; C: Chi phí )

Ta có : P = 162.500USD – 130.000 USD = 32.500USD

Theo công thức: P

p= --- ( p: tỷ suất lợi nhuận )

C

Ta có: p = 32.500USD : 130.000USD = 2.5%

Như vậy, ta thấy rằng, tuy hiệu suất lợi nhuận của phương thức kinh doanh này chưa thật cao. Do cũng chỉ nghiên cứu trong 2 hợp đồng xuất khẩu nên hiệu quả kinh tế mà 2 hợp đồng mang lại không thật sự phản ánh rõ được thế nào là cao hay thấp khi doanh nghiệp tiến hành xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.. Đây cũng là một hạn chế mà tôi gặp phải khi nghiên cứu đề tài này.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUY TRÌNH XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TẠP PHẨM HÀ NỘI (TOCONTAP) (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w