I Đánh giá chung về quá trình thực hiện các nghiệp vụ xuất nhập khẩu hàng Dệt – May của Tocontap

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUY TRÌNH XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TẠP PHẨM HÀ NỘI (TOCONTAP) (Trang 48 - 50)

hàng Dệt – May của Tocontap

1. Thuận lợi

Ngành Dệt – May là ngành công nghiệp lớn, và là ngành kinh tế quan trọng của đất nước, bởi vậy, ngành được Nhà nước đặc biệt quan tâm, ưu tiên và tạo mọi điều kiện phát triển.

Để phát triển mạnh mẽ ngành kinh tế mũi nhọn này, con đường duy nhất mà các doanh nghiệp cần hướng tới là phải hòa mình vào thị trường Dệt – May thế giới và khu vực .Lấy xuất khẩu để phát triển nội địa, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy nhà nước đã có chính sách ưu tiên xuất khẩu hàng Dệt - May như thuế xuất khẩu bằng 0%.

Ngành Dệt – May Việt nam có một đội ngũ lao động cần cù và khéo léo nên dễ dàng đáp ứng các yêu cầu về chất lượng hàng hóa, và thẩm mỹ của khách hàng. Do vậy, số lượng các hợp đồng gia công xuất khẩu của các doanh nghiệp ngày càng tăng lên.

Tìm kiếm khách hàng là khâu quan trọng nhất đối với mỗi doanh nghiệp kinh doanh, song khách hàng mà các doanh nghiệp Dệt - May có được phần lớn do họ tự tìm đến.

Như ta đã biết, phương thức xuất khẩu chủ yếu của các doanh nghiệp hiện nay là gia công xuất khẩu và mặt hàng chủ yếu là các sản phẩm may mặc. Theo phương thức này, nguyên phụ liệu do bên đặt gia công cung cấp, nên ta không lo thiếu nguyên liệu để sản xuất và cũng không phải lo tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Hơn nữa, tất cả các mẫu mã đều do bên đặt gia công cung cấp, và đó là các mẫu mốt mới nhất nên ta có thể dựa trên các mẫu mã đó để cải tiến sản phẩm của mình.

Máy móc thiết bị của các doanh nghiệp Dệt – May Việt nam nói chung còn nghèo nàn, lạc hậu, nên khi đặt gia công, để đảm bảo yêu cầu chất cao cho sản phẩm của mình, khách hàng nước ngoài đã đầu tư máy móc thiết bị và công nghệ tiên tiến cho doanh nghiệp. Nhờ đó, ta đã thu hút được vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và tiếp thu được công nghệ tiên tiến, tạo cơ sở tốt cho xuất khẩu trực tiếp phát triển.

2. Khó khăn

A. Tìm kiếm khách hàng

Tỷ lệ hàng Dệt – May xuất khẩu trực tiếp của ta hiện nay còn thấp, một trong những nguyên nhân chủ yếu là do công tác marketing để tìm kiếm khách hàng các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ.

B. Chính sách của Nhà nước

Bên cạnh những tác động tích cực rất lớn của các chính sách đổi mới kinh tế nói chung và chính sách đầu tư thương mại nói riêng đối với ngành Dệt - May Việt nam, còn

tồn tại một số chính sách không đổi mới kịp thời với diễn biến của tình hình thực tế nên đã có những mặt hạn chế đối với sự phát triển và hiệu quả của ngành Dệt – May Việt nam, thể hiện ở một vài chính sách sau:

a. Chính sách thuế

Nguyên phụ liệu nhập để sản xuất hàng xuất khẩu phải chịu mức thuế cao, ( vải : 40 - 60%; phụ liệu: 40 – 45% ) làm việc kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, mặc dù sau khi xuất khẩu hàng thành phẩm trong thời hạn qui định, doanh nghiệp được hoàn thuế, song việc tính toán số lượng nguyên phụ liệu để nhập khẩu không thể chính xác được, thường là doanh nghiệp phải nhập thừa, do đó, phải chịu mức thuế cao sẽ làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

- Thuế nhập khẩu áo mẫu cao: 40% trị giá áo ( theo giá hóa đơn hoặc giá tối thiểu )

- Trị giá tính thuế: ( loại trừ trường hợp gian lận thương mại ). Có những trường hợp hải quan áp đặt mức giá tính thuế cao hơn mức giá mua thực tế của doanh nghiệp một cách rất tùy tiện.

- Thuế suất nhập sợi khá cao ( 30% ), hơn nữa, ngoài mức thuế này , khi nhập sợi, các doanh nghiệp phải chịu thiệt thêm một khoản chênh lệch 8% giữa trọng lượng thương mại và trọng lượng thực tế của lô hàng.

- Thuế suất nhập khẩu các máy may công nghiệp, máy là, máy ép công nghiệp phục vụ ngành may là 0%, nhưng nhập khẩu phụ tùng cho những máy đó lại phải chịu thuế nhập khẩu, điều này cũng hết sức vô lý.

b. Chính sách vốn

Thời gian qua, thiếu vốn là tình trạng phổ biến của các doanh nghiệp Dệt – May, thiếu cả vốn lưu động , vốn đầu tư để đổi mới công nghệ và thiết bị. Để phát triển sản xuất, doanh nghiệp phải đi vay vốn ngân hàng. Mặc dù gần đây, Nhà nước đã lới lỏng các qui định về vay vốn như không bắt buộc thế chấp, nhưng hàng sản xuất ra phải tiêu thụ được, phải trả được nợ, phải nộp ngân sách theo nghĩa vụ...nhưng lãi suất ngân hàng lại cao, cao hơn cả tốc độ tăng giá tiêu thụ khiến các doanh nghiệp gặp không ít khó khăn trong sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUY TRÌNH XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TẠP PHẨM HÀ NỘI (TOCONTAP) (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w