* Công tác tài chính kế toán.
Tăng cường công tác quản lý cán bộ và nghiệp vụ kế toán trong công ty, chú ý công tác quản lý ấn chỉ. Củng cố hệ thống sổ sách, chứng từ tại Phòng tài chính kế toán cũng như tại phòng khu vực.
Chú trọng vào công tác tài chính, đảm bảo chỉ tiêu quản lý đúng chế độ và đúng quy định của Tổng Công ty.
Thường xuyên kiểm tra về công tác tài chính kế toán tại các phòng trực tiếp kinh doanh trong toàn Công ty. Tổ chức kịp thời các lớp tập huấn về
nghiệp vụ tài chính – kế toán cho cán bộ kế toán ở các phòng bảo hiểm Quận, Huyện.
* Công tác tin học thống kê.
Nâng cao hiệu quả của hệ thống tin học bằng cách: Xây dụng cẩm nang nhở về hướng dẫn cách sử dụng, sửa chữa khắc phục các lỗi hay gặp trong quá trình sử dụng các thiết bị, nâng cao trình độ tin học của cán bộ công nhân viên thông qua tự đào tạo… Củng cố công tác thông kê tin học tại các Phòng.
* Công tác Hành chính – Quản trị.
Tăng cường cải thiện đời sống vật chất phục vụ cho công tác kinh doanh của công ty. Cấp phát kịp thời tài liệu ấn chỉ cho các Phòng.
Triển khai kế hoạch chỉnh trang sửa chữa lại các trang thiết bị, các trụ sở văn phòng của Công ty.
Hoàn thành việc xây dựng Trụ sở văn Phòng Bảo Hiểm Gia Lâm, chuẩn bị xây dựng trụ sở làm việc Phòng Bảo Hiểm Từ Liêm.
3.4.2. Về phía Phòng Bảo Hiểm
Qua phân tích những kết quả mà Phòng đạt được trong thời gian qua cùng với những tồn tại cần được khắc phục, được sự cộng tác từ phía trưởng phòng em đã đưa ra được một số kiến nghị cho từng khâu trong quá trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đới với người thứ ba như sau:
3.4.2.1. Công tác khai thác.
Trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm cũng như cạnh tranh bảo hiểm mà quên mất khâu khách hàng thì coi như mất hẳn hoạt động này. Bởi lẽ có khách hàng nguồn gốc của hoạt động bảo hiểm.
Kết quả của khâu khai thác lại phụ thuộc phần lớn và lượng khách hàng tham gia bảo hiểm nhiều hay ít. Bởi vậy, trong thời gian tới, Phòng cần
không ngừng tìm giải pháp, nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm nói chung và trong công tác khai thác nói riêng. Cụ thể:
- Mở các lớp tập huấn về nghiệp vụ cho các cộng tác viên, có chương trình đào tạo phù hợp với thực tế để thực hiện tốt công tác khai thác.
- Chú trọng tạo động lực phát triển khai thác bảo hiểm. Quan tâm đến chế độ và quyền lợi cho người trực tiếp khai thác, đồng thời xử phạt các cán bộ có hành vi trục lợi.
- Tăng cường phối hợp chặt chẽ với các lực lượng công an cảnh sát giao thông trong việc kiểm tra kỹ thuật định kỳ xe cũng như thu phí bảo hiểm.
3.4.2.2. Công tác giám định và bồi thường.
Trong những năm qua cùng với việc hoàn thiện hơn nữa nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới, Phòng nên ngày một chú trọng hơn đến chất lượng của công tác giám định và bồi thường. Do đó:
- Bên cạnh việc nâng cao trình độ chuyên môn chất lượng phục vụ của các giám định viên, việc duy trì và mở rộng quan hệ với các Công ty giám định, đội ngũ chuyên gia trong nhiều lĩnh vực là vô cùng cần thiết giúp cho công việc xác định nguyên nhân, đánh giá thiệt hại nhanh nhạy, chính xác.
- Không nên giữ thế độc quyền trong khâu giám định. Nên chăng, Phòng cũng phối hợp với các chuyên gia giám định khác tạo niềm tin cho khách hàng.
- Hơn nữa, việc nâng cao chất lượng phục vụ của nhân viên bảo hiểm là rất cần thiết. Bởi lẽ phục vụ tốt khách hàng là hình thức quảng cáo tốt nhất. Do vậy yêu cầu của giải quyết bồi thường là nhanh chóng, đúng có tình, có lý và linh hoạt.
- Công tác bồi thường cần có sự phối hợp giữa các văn phòng đại diện và các phòng bồi thường. Đối với những hồ sơ phân cấp, các văn phòng đại diện cung cấp những chứng từ ban đầu trên cơ sở đó phòng bồi thường tính
toán số tiền bồi thường cụ thể sau đó thông tin cho các văn phòng tránh bồi thường hay tạm ứng ở hai cấp.
3.4.2.3. Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất.
Chúng ta không nói lại ở đây tầm quan trọng của công tác đề phòng và hạn chế tổn thất. Bởi lẽ ai cũng biết, giao thông vận tải nói riêng và giao thông đường bộ nói chung là vô cùng quan trọng đối với sự sinh tồn của mỗi người và toàn xã hội. Đề phòng và hạn chế tổn thất do tai nạn giao thông gây ra là mối quan tâm của mọi nhà, mọi người.
- Do vậy, hơn lúc nào hết đề cần đề xuất kiến nghị với các ngành, giao thông vận tải, cảnh sát giao thông sửa sang lại đường xá cầu cống, tuy nhiên vấn đề này đòi hỏi phải có thời gian.
- Bên cạnh những biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất Phòng đã làm: xây dựng các biển báo, pano, ap phích… ngay tại địa bàn của Quận, thi tay lái giỏi hay tổ chức tuần lễ an toàn giao thông, việc thay thế sử dụng giấy phép lưu hành xe bởi " tem kiểm định an toàn kỹ thuật" của xe cơ giới là một trong các biện pháp đáng quan tâm. Nên chăng, trong thời gian tới "tem kiểm định an toàn kỹ thuật" sẽ được sử dụng rộng khắp không chỉ trên địa bàn Hà Nội mà ở tất cả mọi nơi.
3.4.5. Kiến nghị về phía bản thân.
Bên cạnh những biện pháp mà Phòng đã thực hiện trên đã đem lại kết quả nhất định trong khâu khai thác, nhưng theo em Marketing trong hoạt động bảo hiểm là khâu then chốt trong việc tìm kiếm khách hàng ngày một đa dạng phức tạp trên thị trường bảo hiểm Việt Nam. Trong những năm qua, mặc dù Phòng đã chú ý và triển khai công tác này nhưng hiệu quả đem lại chưa cao. Do vậy, ở đây em xin đưa ra một số ý kiến nhỏ trong chiến lược Marketing bảo hiểm của Phòng:
*Ta biết rằng chiêu thị là một trong các nội dung của chiến lược Mar và hình như cũng là một trong những khó khăn nổi cộm của các doanh nghiệp bảo hiểm hiện nay ở nước ta. Trong đó, khó khăn đầu tiên là ở khâu tuyên truyền quảng cáo. Đối với một doanh nghiệp bảo hiểm, sản phẩm trở nên dễ dàng hơn nếu vấn đề chiêu thị đặc biệt là khâu tuyên truyền quảng cáo được triển khai tốt.
*Có một thực tế là việc tuyên truyền quảng cáo bằng phương pháp trực quan của ngành bảo hiểm tiến hành khó khăn, ít gây được ấn tượng cho khách hàng. Khó khăn đặc thù này của ngành bảo hiểm bắt nguồn từ tính chất đặc thù của sản phẩm bảo hiểm: nó là một loại dịch vụ lời hứa nên sản phẩm rất khó phối hợp.
*Hơn nữa dịch vụ bảo hiểm còn là một loại dịch vụ đặc biệt, khác hẳn với các dịch vụ khác. Dịch vụ bảo hiểm sau khi trả tiền, người chỉ nhận được tấm giấy chứng nhận bảo hiểm như một bản hợp đồng, một lời hứa: bảo hiểm sẽ bồi thường khi không may gặp rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm.
Từ những đặc trưng riêng đó của sản phẩm bảo hiểm ta thấy rằng công tác chiêu thị nói chung và quảng cáo tuyên truyền nói riêng là rất khó khăn mất nhiều công phu. Do đó Công ty bảo hiểm cần quan tâm hơn nữa đến các vấn đề sau:
* Phục vụ khách hàng kịp thời chu đáo khi không may họ gặp phải rủi ro. Chỉ khi đó sản phẩm bảo hiểm mới đến tay khách hàng và chất lượng của nó mới được thực hiện. Đây là cơ hội tốt để Phòng tự tuyên truyền quảng cáo cho mình, khẳng định và tạo dựng niềm tin đối với khách hàng. Hơn nữa dịch vụ bảo hiểm thực chất là một loại dịch vụ tài chính nên doanh nghiệp bảo hiểm cần sớm đưa tiền đến tay người bị nạn, không chỉ vì lợi ích của họ mà nó cũng là lợi ích của Công ty cũng như lợi ích của Phòng. Bởi vậy sớm có
tiền thì việc triển khai cứu chữa con người, tài sản mới được kịp thời làm giảm thiệt hại tức là làm giảm bớt số tiền doanh nghiệp phải chi ra.
- Góp phần thúc đẩy việc nâng cao dân trí về bảo hiểm bằng quảng cáo trên báo chí, phát thanh, truyền hình, các phương tiện giao thông công cộng…
- Để cho mọi người luôn ý thức được rằng có một Phòng Bảo Hiểm như vậy đang tồn tại và hoạt động trên địa bàn của Quận cần phải đưa ra quảng cáo bằng các tờ áp phích, văn nghệ, thể thao…
- Tuy nhiên để trách tuyên truyền quảng cáo cho các doanh nghiệp bảo hiểm khác, Phòng cần đan xen những đặc sắc riêng có của mình trong các hình thức quảng cáo.
- Bên cạnh đó nên chăng Phòng mở các lớp tập huấn nghiệp vụ bảo hiểm và các luật không chỉ cho cán bộ khai thác mà cho chính người bảo hiểm, từ đó họ có ý thức hơn và thấy được trách nhiệm và quyền lợi của mình khi xảy ra tai nạn.
- Tích cực phối hợp với bên Cảnh sát giao thông để làm tốt công tác giám định.
Trên đây là một số biện pháp khắc phục các hạn chế và mở rộng quy mô nâng cao hiệu quả hoạt động của bảo hiểm trách nhiêm dân sự chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ở Công ty . Những biện pháp đó được đưa ra dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn triển khai nghiệp vụ tại Công ty . Tuy nhiên việc áp dụng các biện pháp đó là hoàn toàn phù hợp với điều kiện và khả năng của Phòng, đòi hỏi các ngành các cấp có liên quan cùng hỗ trợ để nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới ngày càng có hiệu quả hơn.
KẾT LUẬN
Việc đi lại của người dân, việc chuyên chở hàng hoá… là một nhu cầu khách quan giống như con người ta cần ăn ở học hành. Từ khi chúng ta thực hiện quá trình đổi mới đất nước, với cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã làm cho nền kinh tế tăng trưởng, sản xuất hàng hoá phát triển, dẫn đến trị số tuyệt đối của phương tiện cơ giới tăng không ngừng cả về vận chuyển hành khách và hàng hoá.
Cùng với sự tăng trưởng đó số vụ tai nạn cũng ngày một tăng lên đã làm cho thiệt hại về người và của cũng không ngừng tăng trong những năm gần đây, do đó nó đã tác động tới rất nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội nước ta. Vì vậy việc thực hiện bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba sẽ đảm bảo ổn định cuộc sống cho toàn xã hội góp phần tích cực vào công cuộc phát triển đất nước. Đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội thể hiện vai trò của nhà nước đối với mọi người. Do đó việc nghiên cứu xây dựng và tiến hành tốt hơn nữa bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba không những nó đảm bảo an toàn xã hội, đảm bảo an toàn cho mọi người mà còn là chế độ bảo hiểm mà nhà nước cần có những hướng chỉ đạo đúng đắn hơn trong thời gian tới để các công ty bảo hiểm có điều kiện ngày càng hoàn thiện hơn nghiệp vụ này.
Trong khuôn khổ chuyên đề có hạn em mới chỉ nêu lên thực trạng của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự ở Văn phòng Công ty Bảo hiểm Petrolimex và đưa ra một số kiến nghị nhỏ góp phần hoàn thiện nghiệp vụ này trong thời gian tới. Trong quá trình tìm hiểu và phân tích do khả năng và thời gian có hạn nên em chưa thể đi sâu phân tích kỹ, em mong có dịp cùng cô giáo đi sâu nghiên cứu vào nội dung của nghiệp vụ này.
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ……….
Hà Nội, ngày tháng năm 2009
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giáo trình Kinh tế Bảo hiểm- Đại Học Kinh Tế Quốc Dân 2.Giáo trình Kinh Tế Bảo Hiểm - Đại Học Tài Chính Kế Toán
3.Giáo trình Quản trị kinh doanh Bảo hiểm - Đại Học Kinh Tế Quốc Dân 4.Quy tắc Bảo hiểm vật chất xe cơ giới - Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam
5.Luật kinh doanh Bảo hiểm - NXB Chính trị Quốc gia. 6.Tạp chí bảo hiểm – Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam 7.Một số tài liệu có liên quan khác.
MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG, HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
LỜI NÓI ĐẦU...1
CHƯƠNG 1...3
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA...3
1.1 Sự cần thiết và tác dụng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba...3
1.1.1. Ho t ạ động giao thông đường b v vai trò c a b o hi m trách nhi m dân sộ à ủ ả ể ệ ự c a ch xe c gi i ủ ủ ơ ớ đố ới v i người th ba.ứ ...3
1.1.2. Tác d ng c a b o hi m trách nhi m dân s c a ch xe c gi i ụ ủ ả ể ệ ự ủ ủ ơ ớ đố ới v i người th ba.ứ ...5
1.2. Một số nội dung của bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe cơ giới...8
1.2.1. Đố ượi t ng b o hi mả ể ...8
1.22. Pm vi b o hi m.ả ể ...9
1.2.3. S ti n b o hi m, phí b o hi m. ố ề ả ể ả ể ...11
1.2.3.1. S ti n b o hi m. ố ề ả ể ...11
1.2.3.2. Phí b o hi m v phả ể à ương pháp tính...12
1.2.4. Trách nhi m v quy n l i c a các bên liên quanệ à ề ợ ủ ...15
1.2.4.1. C a Công ty B o hi mủ ả ể ...15
1.2.4.2. C a ch xeủ ủ ...15
1.2.4.2. C a ngủ ười th baứ ...16
1.2.5.Quy trình kinh doanh s n ph m b o hi m trách nhi m dân s c a ch xe c ả ẩ ả ể ệ ự ủ ủ ơ gi i ớ đố ới v i người th ba.ứ ...16
1.2.5.1.Khâu khai thác b o hi m ả ể ...16
1.2.5.2. Khâu giám nh đị ...17
1.2.5.3. Khâu b i thồ ường ...19
1.2.5.4. Khâu đề phòng v h n ch r i roà ạ ế ủ ...20
1.2.6. Các ch tiêu ánh giá k t qu v hi u qu kinh doanh b o hi m trách nhi m ỉ đ ế ả à ệ ả ả ể ệ dân s c a ch xe c gi i ự ủ ủ ơ ớ đố ới v i người th ba.ứ ...22
1.2.6.1. Các ch tiêu hi u qu ỉ ệ ả...22
1.2.6.2. Các ch tiêu k t quỉ ế ả...24
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA
Ở VĂN PHÒNG CÔNG TY...26
BẢO HIỂM PETROLIMEX...26
2.1. Vài nét về Công ty Bảo hiểm Petrolimex...26
2.2. Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ở Văn phòng Công ty Bảo hiểm Petrolimex...30 2.2.1. Công tác khai thác...30 2.2.1.1. Các m c phí b o hi mứ ả ể ...33 2.2.1.2. Tình hình thu phí b o hi m.ả ể ...35 2.2.2. Công tác đề phòng h n ch t n th t.ạ ế ổ ấ ...40 2.2.3. Công tác giám nh.đị ...42 2.2.4. Công tác b i thồ ường....47
2.3. Đánh giá kết quả và hiệu quả triển khai nghiệp vụ Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe đối với người thứ ba tại Petrolimex...50
CHƯƠNG 3...55
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA Ở ...55
CÔNG TY BẢO HIỂM PETROLIMEX...55
3.1. Định hướng phát triển nghiệp vụ của Công ty trong thời gian tới...55
3.2. Các điều kiện ảnh hưởng đến việc triển khai nghiệp vụ trong thời gian tới...57
3.2.1. Nh ng thu n l iữ ậ ợ...57
3.2.2. M t s khó kh nộ ố ă ...58
3.3. Các giải pháp nâng cao kết quả và hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đôi với người thứ ba tại Công ty ...59
3.3.1. Đố ới v i công tác khai thác. ...59