Đánh giá kết quả và hiệu quả triển khai nghiệp vụ Bảo hiểm trách

Một phần của tài liệu Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại Công ty bảo hiểm PJICO (Trang 50 - 55)

nhiệm dân sự chủ xe đối với người thứ ba tại Petrolimex

Có thể thấy rõ kết quả và hiệu quả kinh doanh của Công ty Bảo hiểm Pjico qua bảng số liệu sau:

Bảng 10: Kết quả và hiệu quả công tác giám định bồi thường của nghiệp

vụ bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại Công ty Bảo hiểm Pjico (2004-2008)

Chỉ tiêu Đơn vị 2004 2005 2006Năm 2007 2008

1. Số vụ tai nạn đã được giám định Vụ 127 149 175 190 281 2. Tổng số tiền bồi thường Tr.đ 565,28 804,9 0 1.238,61 1.439,56 2.567,34 3. Chi phí giám định, bồi thường Tr.đ 11,03 12,35 15,47 16,28 18,09 4. Chi phí giám định, bồi thường bình quân Ng.đ/vụ 86,85 82,89 88,40 85,68 64,38 5. Hiệu quả giám định, bồi thường (theo vụ) Vụ/tr.đ 11,51 12,06 11,31 11,67 15,53 6. Hiệu quả giám định, bồi thường (theo giá trị)

51,25 65,17 80,07 88,43 141,92

Nguồn: Công ty Bảo hiểm Pjico

Qua bảng số liệu trên cho thấy, công tác giám định bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba của Công ty Bảo hiểm Pjico ngày càng tốt lên, thể hiện ở việc chi phí giám định bồi thường bình quân trong vòng 5 năm giảm, mặc dù chi phí giám định, bồi thường tăng, và sự tăng dần của hiệu quả giám định bồi thường.

Nếu như năm 2004 tổng chi phí giám định cho 127 vụ tai nạn là 11,03 triệu đồng, thì năm 2008 chi phí giám định cho 281 vụ tai nạn là 18,09 triệu đồng, tăng lên 7,06 triệu đồng. Sở dĩ có sự gia tăng này là do số vụ tai nạn trong vòng 5 năm qua cũng tăng lên và tăng 154 vụ. Tuy nhiên có thể thấy rõ là chi phí giám định bình quân lại giảm: Năm 2004 là gần 87 ngàn đồng cho mỗi vụ thì năm 2008 giảm xuống còn trên 64 ngàn đồng cho mỗi vụ.

Xét về tính hiệu quả của công tác giám định bồi thường thì chỉ tiêu này tăng đều qua các năm. Cụ thể năm 2004 cứ một đồng chi phí bỏ ra (1 triệu đồng) thì giám định bồi thường được gần 12 vụ tai nạn (11,51 vụ) với số tiền bồi thường là 51,25 triệu đồng, nhưng đến năm 2008 cứ một đồng chi phí bỏ ra thì giám định được gần 16 vụ tai nạn (15,53 vụ) với số tiền bồi thường là 141,92 triệu đồng. Điều đó chứng tỏ công tác giám định bồi thường đã tốt lên và ngày càng có hiệu quả cao.

Cùng với sự lớn mạnh của Công ty công tác giải quyết bồi thường của nghiệp vụ ngày càng được hoàn thiện. Tuy nhiên công tác bồi thường của nghiệp vụ này vẫn không trách khỏi một số tồn tại sau:

- Một số vụ bồi thường còn chậm trễ, chưa thực sự giúp đỡ chủ xe khắc phục tài chính do vừa phải bồi thường nạn nhân vừa thiệt hại về tài sản, sức khoẻ của bản thân.

- Tỷ lệ giải quyết tai nạn dù tăng qua các năm nhưng vẫn còn tồn đọng một số vụ còn kéo dài sang năm sau, do đó đã kéo dài thời gian chờ đợi của chủ xe. Hơn nữa Phòng vừa phải giải quyết những vụ tai nạn của Công ty cũng như việc giải quyết những vụ mới phát sinh nên cũng gặp rất nhiều khó khăn.

- Thêm vào đó việc giải quyết bồi thường nhiều khi chưa trách được tiêu cực chung của xã hội, tạo ra sự chán trường của chủ xe đòi tiền bồi thường cũng như khi tham gia bảo hiểm.

- Việc hoàn tất thủ tục hồ sơ tai nạn bị chậm trễ do các cơ quan bộ phận khác gây ra cho chủ xe: Việc lấy giấy nằm viện, thanh toán viện phí…

- Việc giám định thiệt hại tai nạn đồi khi không được chính xác về mức độ thiệt hại, lỗi của chủ xe… do đó việc tính toán số tiền bồi thường cũng không được chính xác.

- Những vụ tai nạn xảy ra ở xa, Phòng không thể trực tiếp giám định được mà hồ sơ do chủ xe gửi đến có thể thiếu chính xác do việc làm thiếu tinh thần trách nhiệm của các cơ quan khác hoặc của chủ xe do đó việc bồi thường cũng bị chậm trễ.

- Thêm vào đó các đơn vị cơ sở luôn chịu sức ép từ phía khách hàng về thời gian nhất định cho nên bị chậm trễ để khách hàng kêu ca. Do vậy, vấn đề xử lý hồ sơ khiếu nại bồi thường trên phân cấp, Phòng cần phải giải quyết nhanh hơn tránh tồn đọng.

- Trên thực tế, khi xe gây tại nạn làm thiệt hại cho bên thứ ba chủ xe thường phải bồi thường một khoản tiền rất lớn so với thiệt hại thực tế của nạn nhân, nhằm mục đích giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của mình. Điều này làm giảm uy tín của Công ty và ngành bảo hiểm.

Tuy nhiên bên cạnh những tồn tại nêu trên, Phòng đã làm tốt phòng chống khiếu nại gian lận. Trong năm 2005, Phòng đã phát hiện từ chối bồi thường hàng chục vụ, ước tính số tiền từ chối bồi thường do khiếu nại gian lận năm 2007 là 90 triệu đồng. Tình hình này tuy không phải là mới nhưng Công ty nên tìm cách giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.

- Khoản thu: chủ yếu là thu phí bảo hiểm gốc và các khoản kinh doanh phụ. - Khoản chi phí:

+ Chi bồi thường bảo hiểm gốc: đây là khoản chi chủ yếu.

+ Chi trích quỹ dự phòng (như dự phòng dao động lớn, dự phòng phí, dự phòng bồi thường) quy định 3% doanh thu.

+ Chi phí quản lý: 10% doanh thu. + Chi quản lý : 10% doanh thu

+ Chi hoa hồng: 1,5% doanh thu + Nộp thuế :4% doanh thu.

+ Và các khoản chi khác.

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là một nghiệp vụ kinh doanh mang tính độc lập, cân đối thu chi và có lãi. Tuy nhiên quá trình triển khai nghiệp vụ vẫn được sự hướng dẫn của Tổng Công ty và áp dụng lịnh hoạt cho phù hợp với thực tế của Phòng. Cũng giống như các nghiệp vụ khác, kết quả hoạt động kinh doanh của nghiệp vụ này phụ thuộc vào các khoản thu chi trong quá trình triển khai.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ

GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA Ở CÔNG TY BẢO HIỂM PETROLIMEX (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại Công ty bảo hiểm PJICO (Trang 50 - 55)