Bổ sung và hoàn thiện các chỉ tiêu tài chính

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH I – NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 89 - 91)

Sở cần phải cung cấp các lý giải về việc lựa chọn 11chỉ tiêu tài chính và ý nghĩa cụ thể của từng chỉ tiêu. Điều này sẽ giúp các CBCĐTD hiểu rõ hơnóy nghĩa và nội dung đánh giá năng lực tài chính và khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Sở nên đưa vào nội dung chấm điểm hai chỉ tiêu tài chính sau để có được những đánh giá toàn diện hơn về doanh nghiệp:

EBIT Hệ số chi trả lãi vay= --- Chi phí lãi vay

EBIT

Hệ số chi trả nợ gốc và lãi vay= --- Chi phí Lãi vay + Nợ gốc/ (1- thuế suất)

Trong đó, EBIT (Earnings before Interest and Taxes) là lợi nhuận trước

thuế và lãi vay.

Thực tế cho thấy, gánh nặng tài chính mà doanh nghiệp phải đương đầu do việc sử dụng nợ để tài trợ cho hoạt động kinh doanh hoàn toàn không phụ thuộc vào tỷ lệ giữa số nợ so với tài sản hay nợ so với vốn chủ sở hữu mà phụ thuộc vào khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra dòng tiền mặt để trả nợ theo yêu cầu hàng năm. Do đó, hai hệ số nêu trên nên được Sở xem trọng hơn là các hệ số phản ánh chỉ tiêu thanh khoản. Các chỉ số tài chính thể hiện độ thanh khoản trong các tài sản của doanh nghiệp chỉ thực sự có ý nghĩa khi thực hiện việc bán thanh lý tài sản để phân chia cho các chủ nợ và chủ sở hữu của doanh nghiệp. Vì vậy, trong các trường hợp thông thường, CBCĐTD chỉ nên quan tâm so sánh gánh nặng nợ hàng năm lên dòng tiền dùng để trang trải cho các khoản nợ đó.

Cả hai chỉ số trên đều dùng thu nhập kiếm được để trả số nợ được ước tính theo nghĩa vụ tài chính hàng năm. Ở hai hệ số này, thu nhập dùng để tính là EBIT. Thu nhập này được tính trước thuế, do khoản trả lãi vay là khoản chi phí trước thuế. Hệ số khả năng trả nợ gốc và lãi vay mở rộng khái niệm nghĩa vụ tài chính hàng năm khi tính luôn cả các khoản trả nợ gốc. Nếu một doanh nghiệp không có khả năng trả nợ gốc khi đáo hạn, hậu quả cũng sẽ giống như việc không trả được các khoản lãi vay. Trong cả hai trường hợp, doanh nghiệp đã bội tín và các chủ nợ có thể buộc công ty phải thực hiện các thủ tục phá sản.

Với tầm quan trọng của các chỉ tiêu nêu trên, Sở nên xem xét và đưa thêm vào nội dung chấm điểm hai chỉ số tài chính này để đảm bảo đánh giá đúng đắn và khách quan trong qui trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp.

3.2.3. Ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại nhằm cải tiến phương pháp chấm điểm xếp hạng

Hiện nay, ứng dụng công nghệ thông tin đang là nhiệm vụ cấp bách đối với các ngân hàng, đặc biệt là trong hoạt động tín dụng. Đối với công tác chấm điểm tín dụng, công nghệ phần mềm tin học đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Phương pháp chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng mà SGD I- NHCT

đang áp dụng là phương pháp truyền thống với nguyên tắc cơ bản là đánh giá và dự đoán khả năng trả nợ của KH thông qua việc phân tích các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. NHCT thực hiện đánh giá các yếu tố định tính và định lượng nhằm dự đoán rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính. Việc tính toán, phân tích và chấm điểm các chỉ tiêu này hoàn toàn do cán bộ chấm điểm tín dụng đảm nhận theo phương pháp thủ công mà không hề có sự trợ giúp của công nghệ phần mềm tin học. Công tác chấm điểm tín dụng của Sở nên được thử nghiệm với các phần mềm chấm điểm tín dụng tự động bằng cách lượng hoá và chấm điểm một số bước trong qui trình như phân loại, sắp xếp thông tin, chấm điểm qui mô doanh nghiệp, chấm điểm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính.

Để triển khai được phương pháp chấm điểm tín dụng tự động, cần hiện đại hoá công nghệ tin học sử dụng cả về phần cứng và phần mềm. Sở giao dịch cần nghiên cứu xây dựng và thử nghiệm phần mềm chấm điểm và xếp hạng tín dụng trên cơ sở mô hình kinh tế lượng để đảm bảo tính khách quan và khoa học. Điều này sẽ giúp các bộ phận chấm điểm tín dụng giảm bớt thời gian, chi phí về nhân lực, vật lực trong qui trình chấm điểm xếp loại.

Bên cạnh đó, có thể thấy rõ ràng rằng, công nghệ thông tin sẽ tạo điều kiện cho việc hình thành kênh thông tin liên kết giữa trụ sở chính và chi nhánh, giữa các phòng ban trong ngân hàng với nhau. Do đó, Sở phải được trang bị hệ thống mạng máy tính hiện đại, kết nối tất cả các phòng ban trong Ngân hàng, kết nối trực tiếp với các Chi nhánh và Hội sở chính trong toàn hệ thống để hỗ trợ lẫn nhau trong việc cung cấp thông tin, trao đổi kinh nghiệm và xử lý qui trình chấm điểm.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH I – NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w