Các chương trình đầu tư trực tiếp Chính Phủ/ chương trình vốn

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác huy động các nguồn lực tài chính tại Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - TKV (Trang 30 - 31)

II. SỰ CẤN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG

2. Các nguồn tài chính cho doanh nghiệp KH&CN Việt Nam hiện nay

2.1.1. Các chương trình đầu tư trực tiếp Chính Phủ/ chương trình vốn

Chính phủ có thể thành lập Quỹ mạo hiểm thuộc sở hữu nhà nước để đầu tư vào vốn cổ phần của doanh nghiệp (có thể hợp doanh). Các khoản đầu tư này của Chính phủ thường nhằm giúp cho các doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong việc ươm tạo và các giai đoạn bắt đầu hoạt động mà nguy cơ rủi ro còn quá cao để thu hút được nguồn vốn của khu vực tư nhân và tạo ra một thị trường có khả năng tự duy trì. Các chương trình hướng vào ươm tạo để tối đa hoá sự tham gia của khu vực tư nhân. Đồng thời các quỹ này cũng có thể trợ vốn cho các doanh nghiệp khoa học và công nghệ có tiềm năng lâu dài nhưng chưa được định giá xứng đáng bởi khu vực tư nhân.

Chính phủ cũng có thể đưa ra chương trình cho vay đối với các doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Thường việc cho vay hoàn toàn chỉ mang tính bổ sung khi mà các khoản vốn không dễ kiếm từ các nguồn khác. Các hình thức mang tính cải thiện đó có thể là:

- Những mức lãi suất ưu đãi;

- Các khoản cho vay với thời hạn lâu hơn - với một thời hạn trả nợ lâu hơn được áp dụng cho các doanh nghiệp trong giai đoạn ban đầu có sự thúc bách về vốn;

- Nợ không hoàn lại áp dụng cho trường hợp người đi vay thất bại.

Điều này có thể được giải thích rằng các doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong giai đoạn đầu hoạt động thường chưa đem lại lợi nhuận và như vậy sẽ không có khả năng thanh toán lãi hoặc hoàn vốn. Điều đó cần được xem xét khi xác định thời hạn trả nợ chậm lại là thích đáng.

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác huy động các nguồn lực tài chính tại Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - TKV (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w