Các thành tựu đã đạt được của Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, chi nhánh Hà Nội (Trang 34 - 36)

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘ

2.1.1. Các thành tựu đã đạt được của Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam

Việt Nam

Ngày 11 tháng 02 năm 2007, Standard & Poor's Ratings Services đã công bố xếp hạng Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) ở mức BB/B, triển vọng ổn định và năng lực nội tại ở mức D. Xếp hạng tín nhiệm của Vietcombank tương đương với mức xếp hạng tín nhiệm của quốc gia. Đây cũng là mức xếp hạng cao nhất của S&P đối với một định chế tài chính Việt Nam.

Mức xếp hạng của S&P phản ánh vai trò quan trọng của Vietcombank trên thị trường ngân hàng Việt Nam và triển vọng hỗ trợ của Chính phủ trong trường hợp cần thiết. Giống như các ngân hàng nội địa khác, mức xếp hạng tín nhiệm của Vietcombank bị khống chế bởi mức trần tín nhiệm của quốc gia cũng như chịu ảnh hưởng do chất lượng tài sản, khả năng sinh lời, và độ an toàn về vốn còn hạn chế so với chuẩn mực quốc tế.

Theo quan điểm của S&P, Vietcombank cần tiếp tục đa dạng hoá cơ cấu doanh thu, kiểm soát tốc độ tăng trưởng để đảm bảo an toàn hoạt động. Triển vọng xếp hạng của Vietcombank sẽ được cải thiện cùng với quá trình nâng cao chất lượng tài sản. Việc cổ phần hoá và lựa chọn nhà đầu tư chiến lược

phù hợp cũng sẽ là những yếu tố tích cực ảnh hưởng đến xếp hạng của Vietcombank.

Trong báo cáo xếp hạng, S&P nhấn mạnh vai trò đầu tàu và tầm ảnh hưởng quan trọng của Vietcombank trong hệ thống ngân hàng Việt Nam với các lợi thế cạnh tranh, thị phần huy động vốn, các dịch vụ thanh toán, dịch vụ thẻ, và nhận định trong tương lai Vietcombank sẽ tiếp tục duy trì vị trí hàng đầu trên thị trường nội địa cùng với việc củng cố các mặt hoạt động sau khi cổ phần hóa.

Tính đến hết tháng 12/2006, tổng tài sản của Vietcombank đạt gần 170.000 tỷ đồng (~11 tỷ USD), vốn chủ sở hữu và các quĩ đạt trên 11.200 tỷ đồng (~700 triệu USD). Vietcombank cũng là ngân hàng thương mại nhà nước có mức lợi nhuận cao nhất - đạt hơn 3.400 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (sau thuế: 2.472 tỷ đồng).

Ngày 02/05/2007, Công ty xếp hạng quốc tế Fitch Ratings đã công bố nâng mức xếp hạng cá nhân (Individual) của "tứ đại gia" ngân hàng thương mại nhà nước của Việt Nam, theo đó, xếp hạng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Công thương Việt Nam (Incombank) và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) được nâng lên mức 'D/E' từ mức xếp hạng trước đây là 'E', trong khi đó, xếp hạng của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được nâng lên mức 'D' từ 'D/E', cao nhất trong số các ngân hàng Việt Nam.

Theo đánh giá của Fitch, khả năng được hỗ trợ (Support) của 4 ngân hàng này tiếp tục được giữ nguyên ở mức '4' với nhận định Chính phủ Việt Nam luôn sẵn sàng hỗ trợ 4 ngân hàng này, tuy nhiên, với mức độ hỗ trợ bị hạn chế do khả năng tài chính thấp căn cứ theo kết quả xếp hạng quốc gia ở mức 'BB-' (BB minus).

Việc nâng mức xếp hạng phản ánh những phát triển tích cực gần đây của các ngân hàng này. Theo Fitch, Vietcombank được đánh giá ở mức cao hơn các ngân hàng khác căn cứ theo những kết quả khả quan về việc làm sạch bảng tổng kết tài sản, tái cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu và mở rộng các hoạt động thương mại.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, chi nhánh Hà Nội (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w