Một số quy định chung về chợ

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động đầu tư, xây dựng, quản lý và khai thác chợ của Công ty TNHH xây dựng Hải Âu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 33 - 35)

1. Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH xây dựng Hải Âu

2.1.Một số quy định chung về chợ

Chợ: Chợ là một loại hình thương mại mang tính truyền thống, là một bộ phận của thị trường xã hội, là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi mua, bán hàng hóa của các thành phần kinh tế mà đa phần là kinh tế cá thể, với những mặt hàng tiêu dùng hàng ngày là chủ yếu và đối tượng phục vụ là toàn thể các hộ dân cư trên địa bàn, tại những điểm được chính quyền lựa chọn, quy định và cho phép hoạt động theo từng mức độ khác nhau tùy theo sự phát triển của nền kinh tế xã hội trong từng giai đoạn nhất định.

Căn cứ vào Nghị Định 02/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của chính phủ về phát triển và quản lý chợ, thì các chợ nói chung được phân loại như sau:

* Phân theo quy mô:

a) Chợ loại 1:

- Là chợ có trên 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố, hiện đại theo quy hoạch;

- Được đặt ở các vị trí trung tâm kinh tế thương mại quan trọng của tỉnh, thành phố hoặc là chợ đầu mối của ngành hàng, của khu vực kinh tế và được tổ chức họp thường xuyên;

- Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ và tổ chức đầy đủ các dịch vụ tại chợ: trông giữ xe, bốc xếp hàng hóa, kho bảo quản hàng hóa, dịch vụ đo lường, dịch vụ kiểm tra chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm và các dịch vụ khác.

b) Chợ loại 2:

- Là chợ có trên 200 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố theo quy hoạch.

- Được đặt ở trung tâm giao lưu kinh tế của khu vực và được tổ chức họp thường xuyên hay không thường xuyên;

- Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động chợ và tổ chức các dịch vụ tối thiểu tại chợ: trông giữ xe, bốc xếp hàng hóa, kho bảo quản hàng hóa, dịch vụ đo lường

c) Chợ loại 3:

- Là các chợ có dưới 200 điểm kinh doanh hoặc các chợ chưa được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố.

- Chủ yếu phục vụ nhu cầu mua bán hàng hóa của nhân dân trong xã, phường và địa bàn phụ cận.

* Phân loại theo loại hình:

Chợ đầu mối: Là chợ có vai trò chủ yếu thu hút, tập trung lượng hàng hóa lớn từ nguồn sản xuất, kinh doanh của khu vực kinh tế hoặc của ngành hàng để liên tục phân phối tới các chợ và kênh lưu thông khác (cung cấp nguyên liệu cho các xí nghiệp, nhà máy chế biến và cung cấp hàng hóa cho các đơn vị xuất khẩu) , cung cấp các thông tin thị trường theo yêu cầu của thương nhân.

Chợ trung tâm: Là chợ có vị trí khởi đầu mua bán nông sản, kết thúc buôn bán vật tư và hàng tiêu dùng, góp phần mở rộng các quan hệ trao đổi hàng hóa, kích thích kinh tế hàng hóa phát triển, phục vụ sản xuất và đời sống của dân cư trong phạm vi liên xã, liên huyện.

Chợ khu vực: (Chợ nông thôn): Là nơi tập kết, xuất phát điểm của hàng nông lâm sản, thực phẩm để đi về các đô thị và người lại cũng là giai đoạn cuối của quá trình lưu thông hàng hóa công nghiệp tiêu dùng. Gắn với hệ thống chợ là trung tâm thương mại, trung tâm giao dịch và giới thiệu sản

phẩm nhằm hỗ trợ và định hướng cho hoạt động của chợ theo mục tiêu của quy hoạch phát triển thương mại – du lịch.

Chợ chuyên doanh: (Chợ nông sản, chợ hoa quả, chợ gia súc, chợ truyền thống, chợ đồ cũ…). Là chợ mới được hình thành và phát triển, hoặc phát triển trong tương lai, nó rất cần khi đô thị hóa và kinh tế xã hội ngày càng phát triển.

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động đầu tư, xây dựng, quản lý và khai thác chợ của Công ty TNHH xây dựng Hải Âu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 33 - 35)