Một vài kiến nghị

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH LÀO - VIỆT (Trang 68 - 89)

Qua một thời gian thực tập tại chi nhánh Hà Nội ngân hàng Lào Việt, với những hiểu biết của bản thân,em xin nêu ra một vài kiến nghị sau:

-Đối với ngân hàng Lào Việt:

Ngân hàng Lào Việt nên có biện pháp đẩy mạnh chất lượng tín dụng trung và dài hạn.Về quy trình tín dụng, ngân hàng Lào Việt nên bám sát thực

tiễn để hoàn thiện quy chế, quy trình nghiệp vụ cho vay, từ đó chỉ đạo nghiêm túc việc thực hiện quy trình,quy chế trước đó.

Ngân hàng nên tổ chức thường xuyên các buổi hội thảo,các lớp tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ và lãnh đạo. Sở dĩ hoạt động này rất cần thiết vì cho vay trung và dài hạn chịu ảnh hưởng rất nhiều yếu tố như kinh tế,chính trị,xã hôi…Các yếu tố này cần đưa ra để tranh luận về nguyên nhân,hậu quả tác động của nó đến chính sách tiền tệ mỗi nước như thế nào, từ đó những người tham gia hội nghị đi đến một quan điểm thống nhất chung khi xem xét cho vay dự án. Như vậy thông qua các buổi hội thảo, kinh nghiệm của các cán bộ được nâng lên đáng kể giúp cho ngân hàng thành viên hạn chế thấp nhất rủi ro để vốn đầu tư được an toàn và hiệu quả.

Nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa rủi ro thông tin.Nắm bắt được sự cần thiết của thông tin, ngân hàng Lào Việt là một trong những ngân hàng đi đầu về việc trang bị phòng thông tin để phòng ngừa rủi ro. Có thể nhìn nhận khách quan rằng đây là điểm mạnh của ngân hàng Lào Việt song cho đển nay vẫn chưa phát huy được hết tinh ưu việt.Tại Việt Nam hiện nay,các NHTM thường kiểm tra thông tin từ hai nguồn cơ bản là trung tâm CIC của NHNN và trung tâm phòng ngừa rủi ro của các NHTM.Thực chất nguồn thông tin này là do báo cáo từ các chi nhánh của các NHTM tập hợp lại nên thông tin mà các NHTM lấy để đối chiếu có thể khẳng định là chưa cập nhật,chưa khách quan và chưa có tính thuyết phục. Ngân hàng Lào Việt cần trang bị mạng lưới thông tin hiện đại cho toàn hệ thống từ cấp cơ sở lên trên.Nhờ đó mà thông tin của từng khách hàng có quan hệ với Ngân hàng đều được kiểm tra thông qua mạng lưới máy tính. Nhưng đây mới chỉ giải quýêt được khâu tìm kiếm thông tin về khách hàng đã có quan hệ với ngân hàng. Muốn biết về khách hàng có quan hệ lần đầu thì trung tâm phòng ngừa rủi ro phải có quan hệ trao đổi thông tin với các ngân hàng thương mại khác đã có

quan hệ với khách hàng hay các cơ quan từ pháp,các tổ chức phi ngân hàng khác….

Ngân hàng Lào Việt phải tích cực phối hợp với các chi nhánh để thẩm định các dự án vay vốn vượt quyền phán quyết của chi nhánh. Giữa chi nhánh và ngân hàng Lào Việt cần tích cực trao đổi thông tin với nhau, đẩy nhanh thời gian thẩm định dự án, tránh tình trạng dự án đã được thông qua ở cấp chi nhánh nhưng khi trình lên ngân hàng Lào Việt lại bị chậm trễ trong khâu tái thẩm định…

Ngân hàng Lào Việt cần làm tốt công tác đào tạo cán bộ. Ngân hàng Lào Việt cần không ngừng nâng cao trình độ cho cán bộ của toàn thể hệ thống để đáp ứng được yêu cầu của tiến trình hiện đại hoá ngân hàng.Cần thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo ngắn ngày để cán bộ ngân hàng có điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn. Đi đôi với công tác đào tạo là công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp, tác phong, phương pháp làm việc nhằm tạo lập đội ngũ cán bộ toàn diện

Tăng cường hơn nữa công tác kiểm soát nội bộ. Tạo nên môi trường làm việc hiệu quả, năng động.

KẾT LUẬN

Công tác thẩm định tài chính dự án trong cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ là một vấn đề hết sức quan trọng của Ngân hàng nói riêng và của nền kinh tế nói chung. Hơn nữa, trong giai đoạn đang phát triển kinh tế mạnh mẽ như nước ta hiện nay thì việc mở rộng quy mô sản xuất, kéo theo đó là nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là một vấn đề hết sức nóng bỏng, diễn ra hàng ngày hàng giờ. Chính vì lẽ đó mà vai trò của công tác thẩm định tài chính dự án trong cho vay càng được thế hiện rõ nét hơn, vì vậy đòi hỏi phải có sự nghiên cứu sâu sắc và nỗ lực thực hiện từ nhiều phía. Đó cũng là lý do để em lựa chọn đề tài này. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian, kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tiễn lên bài báo cáo thực tập của em không tránh khỏi những khiếm khuyết. Do vậy em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo và những người có kinh nghiệm, quan tâm tới vấn đề này để luận văn của em được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS. Lưu Thị Hương (2005) “Giáo trình Tài chính doanh nghiệp” 2. Giáo trình kinh tế đầu tư-TS Từ Quang Phương-ĐHKTQD năm 2007 3. Giáo trình Ngân hàng thương mại trường KTQD

4. Giáo trình lập –thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư, NXB Thống Kê, 2006.

5. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh chi nhánh Hà Nội ngân hàng Lào Việt năm 2004 -2008.

6. Hồ sơ thẩm định tại phòng kinh doanh ngân hàng liên doanh Lào Việt- chi nhánh Hà Nội

7. Dự án “Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất đồ gỗ và mây tre đan” của công ty cổ phần tổng hợp Bắc Hà.

8. Sổ tay tín dụng ngân hàng Lào Việt

9. Quy trình Thẩm định dự án ngân hàng Lào Việt . 10. Trang Web : www.mpi.gov.vn

www.bos.gov.vn www.dddn.vn

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH LÀO VIỆT

CHI NHÁNH HÀ NỘI.

1.1. Tổng quan về Ngân hàng liên doanh Lào Việt chi nhánh Hà Nội.

1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.

Ngân hàng liên doanh Lào Việt được thành lập vào ngày 22/6/1999 là liên doanh giữa hai ngân hàng: ngân hàng Ngoại thương Lào và Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam. Chi nhánh Hà Nội là chi nhánh đầu tiên của hệ thống được thành lập, hoạt động theo phương châm thuận tiên, nhanh chóng, an toàn tuân thủ luật pháp, được thành lập vào 27/03/2000.

Nhiệm vụ của Ngân hàng liên doanh Lào Việt chi nhánh Hà Nội là thiết lập, duy trì quan hệ khách hàng, tiếp thị các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, thực hiện các hoạt động tín dụng theo quy định, là cầu nối giữa tín dụng Việt và Lào….

1.1.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian gần đây.

- Chi nhánh đã huy động được một nguồn vốn lớn phục vụ hoạt động kinh doanh, đáp ứng một phần nhu cầu vay vốn của khách hàng.

Bảng: Nguồn vốn huy động của Ngân Hàng Liên doanh Lào - Việt Chi nhánh Hà Nội năm 2005-2008

Đơn vị: Triệu USD

Năm Đơn Vị 2005 2006 2007 2008

Vốn huy động Triệu $ 22.3 30.5 41.6 43.6 Vốn huy động tăng thêm Triệu $ 8.2 11.1 2 Tốcđộ tăng vón huy động % 36.77 36.39 4.81

- Trong những năm qua, chi nhánh đã tích cực mở rộng hoạt động tín dụng trên nguyên tắc đảm bảo an toàn và hiệu quả, chủ động tìm kiếm khách

- Về hoạt động nhận gửi, chi nhanh đã thực hiện tốt công tác thanh toán, kinh doanh tiền tệ phục vụ nhu cầu khách hàng trong quan hệ hợp tác, kinh tế thương mại khoa học kỹ thuật giữa hai nước.

- Hoạt động kinh doanh ngoại tệ: do ảnh hưởng của tình hình chính trị thế giới, thị trường tiền tệ Việt Nam biến động mạnh, đặc biệt là đối với thị trường USD tỷ giá biến đổi bất thường, nhưng chi nhánh cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể.

1.2. Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng liên doanh Lào Việt chi nhánh Hà Nội.

1.2.1. Quy trình thẩm định.

Thẩm định dự án đầu tư bao gồm: thẩm định sơ bộ (xem xét một cách khái quát và sơ lược một cách tổng thể) và thẩm định chi tiết.

Trong thẩm định chi tiết, các cán bộ thẩm định sử dụng các công cụ, phương pháp… để đánh giá các chỉ tiêu đưa ra được những con số chính xác để có quyết định đúng đắn. Thẩm định chi tiết bao gồm các bước:

- Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ, thông tin cần thiết về dự án và khách hàng.

- Phòng tín dụng nhận hồ sơ và lập báo cáo về khoản vay sau đó gửi cho phòng thẩm định.

- Phòng thẩm định xem xét, đánh giá và bổ sung chính xác, sau đó giao cho cán bộ thẩm định chi tiết.

- Cán bộ thẩm định thẩm định chi tiết về khoản vay, lập báo cáo và đưa ý kiến cụ thể, sau đó trình và phê duyệt.

1.2.2. Phương pháp thẩm định.

Các phương pháp thẩm định bao gồm: + Phương pháp so sánh các chỉ tiêu.

+ Phương pháp thẩm định theo trình tự. + Phương pháp phân tích độ nhạy của dự án + Phương pháp phân tích rủi ro dự án.

1.2.3. Nội dung thẩm định tài chính dự án.

+ Tổng vốn đầu tư dự án: đánh giá xem tổng vốn đầu tư dự án đã được tính toán hợp lý hay chưa, tổng vốn đã tính đủ các khoản cần thiết chưa, xem xét các yếu tố làm tăng chi phí do trượt giá, phát sinh thêm khối lượng công trình.

+ Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án: đánh giá về tiến độ thực hiện dự án và nhu cầu vốn cho từng giai đoạn như thế nào, có hợp lý hay động? khả năng đáp ứng nhu cầu trong từng giai đoạn để đảm bảo tiến độ thi công.

+ Nguồn vốn đầu tư: rà soát lại từng loại nguồn vốn tham gia tài trợ cho dự án, đánh giá khả năng tham gia của từng loại nguồn vốn, đánh giá khả năng tham gia của nguồn vốn chủ sở hữu, chi phí của từng loại nguồn vốn, các điều kiện vay đi kèm…

+ Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính: xác định xem hiệu quả tài chính của dự án có chính xác hay không, kết quả phân tích sẽ được lượng hoá thành những giả định để phục vụ cho quá trình tính toán.

1.2.4. Thực trạng thẩm định tài chính dự án “Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất đồ gỗ và mây tre đan”

Để thẩm định tài chính dự án này, ta sử dụng phương pháp so sánh các chỉ tiêu và thẩm định theo trình tự tất cả các vấn đề của dự án.

1.2.4.1. Giới thiệu dự án đầu tư và đánh giá doanh nghiệp.

1 Tên dự án : Đầu tư xây dung nhà máy sản xuất đồ gỗ và

mây tre đan

3 Mục đích đầu tư

: Mở rộng cơ sở sản xuất theo ngành nghề KD, tạo công ăn việc làm và nguồn thu cho công ty từ KD các sản phẩm gỗ và mây tre đan.

4 Nội dung

đầu tư

: Sản xuất đồ gỗ gia dụng và hàng mộc xây dựng từ gỗ tự nhiên nhập khẩu, gỗ rừng trồng, ván nhân tạo và hàng mây tre đan để cung cấp cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

5 Hình thức đầu tư : Xây dựng mới 5.1 Quy mô sản xuất : 2.500 m3 sản phẩm/năm 6 Tổng vốn đầu tư : 25.754.694.000 VND 7 Cơ cấu nguồn vốn

- Vốn tự có và coi như tự có của Công ty: Sử dụng để xây dựng một số hạng mục công trình sản xuất, mua một phần thiết bị, đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, trả tiền thuê đất, chi phí khác, dự phòng và trả lãi vay trong thời gian xây dựng với số vốn dự kiến là 9.859.602.000 VND (chiếm 38,28% tổng vốn đầu tư).

- Vốn vay ngân hàng: chủ yếu để xây dựng và mua sắm thiết bị, một phần cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chi phí khác, dự phòng và vốn lưu động, chiếm 61,72% tổng vốn đầu tư .

8 Công nghệ

và thiết bị lựa chọn

- Công đoạn cưa xẻ, sấy, sản xuất phôi sử dụng thiết bị sản xuất trong nước.

- Công đoạn tạo sản phẩm sử dụng thiết bị trong nước kết hợp thiết bị nước ngoài (Trung quốc và Đài Loan).

- Công đoạn hoàn thiện, trang trí bề mặt (lạng gỗ, đánh nhẵn, dán mặt, sơn) sử dụng thiết bị nước ngoài (Nhật Bản, Đài Loan, Trung quốc).

- Các công đoạn phụ trợ sử dụng thiết bị chế tạo trong nước

9 Thời gian

vay

: Có 2 giai đoạn: giai đoạn 1 là : năm 2006-2010 và giai đoạn 2 là : 2011-2015

10 Lãi suất vay : 12%/năm

11 Thời gian rút vốn dự kiến : Quỹ 1 năm 2007

12 Nguồn trả

nợ

: Từ nguồn khấu hao cơ bản, lợi nhuận để lại và các nguồn khác của doanh nghiệp.

13 Bảo đảm

tiền vay

- Toàn bộ tài sản hình thành từ vốn vay.

- Duy trì số dư tiền gửi thanh toán tại Chi nhánh theo tỷ lệ vay so với tổng mức đầu tư.

1.2.4.2. Thẩm định tổng vốn đầu tư.

Tổng mức đầu tư cho dự án là: 25,754,694,000 đồng Trong đó : + Vốn cố định : 21 725 740 000 đồng + Vốn lưu động ban đầu : 4 028 954 000 đồng.

1.2.4.3. Thẩm định nguồn vốn đầu tư.

Căn cứ tiến độ thực hiện dự án, tiến độ sử dụng vốn đầu tư dự kiến như sau :

- Giai đoạn 1 (2006-2010) tổng nhu cầu là 14 592 478 000 đồng. Vốn tự có và huy động khác : 3 776 151 000 đồng.

Vốn vay thương mại : 10 518 954 000 đồng

- Giai đoạn 2 (2011-2015) Tổng nhu cầu là 14 592 487 000 đồng Vốn tự có và huy động khác : 3 531 964 000 đồng.

1.2.4.4. Thẩm định doanh thu, chi phí, lợi nhuận.

+ Theo tính toán, công suất hoạt động của dự án đầu tư trong năm thứ nhất ở mức 36%, bốn năm tiếp theo là 80% và từ năm thứ năm trở đi, công suất ước đạt 100%

+ Thời gian khấu hao tuỳ vào từng loại hình tài sản. ♦ Doanh thu từ phương án

+ Hàng mộc xây dựng : chiếm 25% sản lượng với giá bán bình quân cho 1 m3 là 17 000 000 VNĐ

+ Ván sàn, ván ghép thanh : chiếm 30% sản lượng với giá bán bình quan cho 1 m3 là 16 000 000 VNĐ.

Giá bán trung bình = 17 700 000 VNĐ/1m3 ♦ Chi phí của phương án.

+ Tiêu hao nguyên liệu gỗ : sử dụng 1,7 m3 gỗ nguyên liệu để làm ra 1 m3 sản phẩm tinh chế.

+ Các phụ liệu như sơn, ốc vít… chiếm khoảng 20-40% giá trị nguyên liệu.

+ Chi phí nhân công : lương bình quân là 40000 VNĐ/1 công nhân. + Hao phí điện năng cho 1 m3 sản phẩm là 160-200 KWh

+ Chi phí điều hành sản xuất chiếm 2,8% doanh thu. + Chi phí tiếp thị, tiêu thụ chiếm 3% doanh thu.

+ Trả lãi vay, vay thương mại với lãi suất 12%/năm, thời gian trả nợ vốn vay đầu tư 5 năm.

♦ Phân tích hiệu quả tài chính của dự án

Bảng dòng tiền thiết lập dựa trên các thông số tính toán trước đó, từ bảng dòng tiền tính được một số chỉ tiêu hiệu quả tài chính như sau :

NPV của dự án= 135095.54

T= 3 năm

Nhận xét: Các bảng số liệu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận …đã được thiết lập trên một số giả định căn cứ vào tình hình thực tế của thị trường, có tính đến yếu tố lạm phát. Song dự án đầu tư đã lấy tỉ suất chiết khấu là lãi suất vốn vay. Điều này chưa phản ánh đúng thực chất chi phí huy động vốn, vì nguồn vốn đầu tư cho dự án bao gồm hai nguồn: Vốn chủ sở hũu (chưa đề cập

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH LÀO - VIỆT (Trang 68 - 89)