Thẩm định tài chính dự án là một công việc phức tạp,đòi hỏi nhiều thời gian và lượng thông tin tài liệu lớn.Vì vậy bên cạnh những kết quả đạt được, Ngân hàng vẫn còn có những hạn chế cần được nhìn nhận một cách khách quan để hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án.
1.2.5.2.1. Những hạn chế
(a) Về nội dung thẩm định
• Về thẩm định tổng vốn đầu tư: Hiện nay cũng như phần lớn các
ngân hàng thương mại khác ở Việt Nam công tác thẩm định thường chủ yếu dựa vào kết hoạch do chủ đầu tư đưa ra, chưa chú trọng việc thu thập thông tin, xem xét lại một cách kỹ lưỡng cả về lượng vốn đầu tư lẫn cơ cấu vốn đầu tư, sự hợp lý về chi phí đầu tư. Điều này dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu vốn, bỏ vốn không đúng theo tiến độ của dự án, làm giảm hiệu quả của dự án cũng như hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng.
• Về Thẩm định doanh thu, chi phí, dòng tiền : Nhìn chung Ngân
hàng vẫn thường chấp nhận những số liệu dự tính của doanh nghiệp,chưa có được những thông tin chính xác qua các cuộc điều tra thị trường. Nếu có phân tích cũng chỉ mới dùng ở mức sản phẩm có được thị trường chấp nhận hay không, giá bán dự kiến là bao nhiêu,nếu có suy thoái là bao nhiêu;chưa phân tích được mức cung cầu của sản phẩm trên thị trường,tốc độ tăng trưởng theo thời gian, định hướng phát triển do Bộ, ngành công bố….Đặc biệt là về chi phí,ngân hàng cũng chỉ dựa vào những gì doanh nghiệp đưa ra là mức giá chung trên thị trường,chưa thẩm định lại chi phí hợp lý, chưa chủ động tìm kiếm thu thập
thông tin từ khảo sát thực tế. Do vậy làm cho những chỉ tiêu tính toán như doanh thu, chi phí lợi nhuận cũng như dòng tiền với độ tin cậy chưa cao.
• Về tỷ lệ chíêt khấu: Đây là một nhân tố quan trọng nhất trong thẩm định tài chính dự án. Tuy nhiên, trong khi thẩm định thì việc xác định tỷ lệ chíêt khấu còn chưa tính toán hết chi phí cơ hội của việc sử dụng vốn. Hơn nữa tỷ lệ này thường được áp dụng cho tất cả các năm tồn tại của dự án,mà dự án ở đây thường kéo dài hơn 3 năm, và có những dự án còn hơn 10 năm
(b) Về phương pháp thẩm định:
Việc phân tích rủi ro của dự án còn chưa được chú ý.Mặc dù trong quy trình thẩm định có đề cập đến việc phân tích rủi ro của dự án trên việc phân tích độ nhạy.Song trên thực tế, ngân hàng lại ít khi tuân theo quy trình này. Một số dự án có tiến hành đánh giá độ nhạy một chiều, rất ít dự án được đánh giá hai chiều hay phân tích tình huống nhằm đánh giá toàn diện những ủi ro dự án có thể gặp phải. Ngoài ra phương pháp thẩm định còn có một số hạn chế khác như: Phương pháp thẩm định ở đây cho thấy Ngân hàng chỉ mới phân tích, đánh gía dự án ở trạng thái tĩnh, biểu hiện qua các chỉ tiêu,con số gộp chung, tổng cộng mà chưa đặt nó vào trạng thái động, ví dụ như sự phát sinh của các dòng tiền theo diễn biến các giai đoạn của dự án.
(c) Hạn chế về thông tin
Thông tin ngân hàng bíêt được về doanh nghiệp mới chỉ một chiều, chủ yếu do doanh nghiệp cung cấp. Các thông tin có thể chưa chính xác hoặc sai sự thực.
Ngân hàng chưa quan tâm đúng mức tới việc thông tin từ khách hàng của doanh nghiệp, từ đơn vị cung cấp đầu vào cho doanh nghiệp đó. Khách hàng là nơi tiêu thụ cho doanh nghiệp, tạo lên lợi nhuận và khả năng trả nợ cho ngân hàng, còn nhà cung cấp là người quyết định đến chi phí sản xuất,sự phát triển ổn định của doanh nghiệp. Do đó, ngân hàng cũng phải tìm hiểu
thông tin từ phía khách hàng, thông tin từ nhà cung cấp, thông tin từ các đối thủ cạnh tranh đầy đủ hơn nữa
(d) Thủ tục và thời gian
Mặc dù thủ tục và thời gian xét duỵệt đã được rút ngắn nhưng vẫn còn cồng kềnh và chưa nhanh chóng.Thủ tục còn nhiều khâu nhỏ làm chậm tíên độ của công tác thẩm định, tác động trực tiếp đến cơ hội đầu tư của doanh nghiệp.Do đó,thủ tục và thời gian vay vốn là một vấn đề cũng hết sức quan trọng.
1.2.5.2.2. Nguyên nhân gây ra những hạn chế
(a) Nguyên nhân khách quan.
Thứ nhất,nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trừơng, do vậy nhiều hoạt động gắn liền với nó còn chưa định hình rõ ràng,còn chứa đựng nhiều yếu tố bất ổn, rủi ro.Vì thế,việc dự báo là khó khăn và có thể thiếu chính xác hoàn toàn. Hơn nữa, thông tin trong nền kinh tế phục vụ cho công tác thẩm định tài chính dự án còn rất nghèo nàn, không cập nhật và thiếu chính xác. Ngân hàng thường chỉ dựa vào nguồn tin từ phía doanh nghiệp là chính, mà nguồn thông tin này mang nhìêu tính chủ quan của doanh nghiệp và chưa qua kiểm toán theo một chế độ bắt buộc. Điều này càng làm cho việc thẩm định càng khó khăn, dẫn tới xu hướng đơn giản hóa trong thẩm định, quyết định cho vay chủ yếu là dựa vào tài sản thế chấp hoặc là qua mối quan hệ thân thuộc với khách hàng
Thứ hai, một số doanh nghiệp lập dự án còn mang nặng tính chủ quan, áp đặt của lãnh đạo doanh nghiệp, hoặc dựa trên kinh nghiệm thuần tuý mà chưa dựa vào những thông tin, tín hiệu từ thị trường. Nội dung của dự án đầu tư đôi khi được thíêt lập sơ sài, chỉ tập trung vào một số nội dung chính, chỉ tiêu chính chủ yếu là về khía cạnh tài chính. Các doanh nghiệp chưa có khả năng đưa ra được một dự án đầy đủ, hoàn chỉnh và có căn cứ khoa học. Điều
này một phần là do sự thiếu hụt thông tin như đã nêu, một phần do trình độ hạn chế của cán bộ quản lý doanh nghiệp. Do vậy cũng ảnh hưởng đến công tác thẩm định tài chính dự án của Ngân hàng.
Thứ ba, thị trường nói chung cũng chưa ổn định và thị trường tài chính nói riêng chưa phát triển mạnh, tâm lý và thói quen đầu tư chưa hình thành rõ nét, giá cả của vốn vay chưa được quan tâm đúng mức, chưa thu hút được sự quan tâm của công chúng và các nhà đầu tư, các doanh nghiệp. Do vậy phương pháp thẩm định tài chính dự án trên cơ sở các dòng tiền được chiết khấu còn chưa được chú ý áp dụng…
Thư tư, môi trường pháp lý trong hoạt động tín dụng còn nhiều hạn chế và thiếu sót.Một số cơ chế, chính sách chưa được cán bộ, ngành liên quan xử lý kịp thời, các văn bản hướng dẫn triển khai nghiệp vụ còn nhiều bất cập. Mặc dù đã có hướng dẫn về nội dung, chỉ tiêu và phương pháp thẩm định nhưng chưa có những hướng dẫn cụ thể về cách đánh giá, kết luận dựa trên các chỉ tiêu đã phân tích.
(b) Nguyên nhân chủ quan.
Thứ nhất, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ trẻ tuổi làm công tác thẩm định bên cạnh những người được đào tạo theo đúng chuyên ngành thì một bộ phận còn nhiều hạn chế. Hơn nữa, những kiến thức kinh tế cụ thể liên quan đến công tác thẩm định tài chính dự án còn khá mới mẻ đối với những cán bộ đã làm việc khá sớm ở ngân hàng chưa có điều kiện tiếp thu hoặc bổ sung nghiệp vụ. Mặc dù trong thời gian qua, chi nhánh đã thường xuyên cử cán bộ đi học các lớp tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn những vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng phức tạp trong công tác thẩm định tài chính dự án. Một điều đáng nói khác nữa là trình độ tin học của cán bộ nhìn chung còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu.
Thứ hai, Ngân hàng còn thiếu máy móc, thiết bị phục vụ cho công tác thẩm định, lượng máy vi tính có chất lượng cao còn thiếu gây khó khăn cho việc tra cứu thông tin, tính toán các chỉ tiêu, đặc biệt là công tác thu thập thông tin.
Thứ ba, nguồn thông tin phục vụ cho công tác thẩm định dự án,nhất lầ thẩm định tài chính dự án là chưa đầy đủ, thiếu tính chính xác, mang tính chủ quan chưa thực sự phản ánh đúng nhu cầu của thị trường và chưa được thẩm định kỹ càng
Thứ tư, ngân hàng còn quá chú ý đến tài sản đảm bảo cho món vay mà đánh giá chưa đúng tình hình tài chính của doanh nghiệp và hiệu quả của dự án.Và đây là một thực tế đang diễn ra không những tại chi nhánh Hà nội ngân hàng Lào Việt mà còn ở hầu hết các ngân hàng thương mại của Việt Nam.
CHƯƠNG 2
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG
LIÊN DOANH LÀO VIỆT CHI NHÁNH HÀ NỘI