1.2.3.1. Tổng vốn đầu tư dự án
Việc thẩm định tổng vốn đầu tư là rất quan trọng để tránh việc khi thực hiện, vốn đầu tư tăng lên hoặc giảm đi quá lớn so với dự kiến ban đầu, dẫn đến việc không cân đối được nguồn vốn đầu tư sát thực với thực tế sẽ là cơ sở để tính toán hiệu quả tài chính và dự kiến khả năng trả nợ của dự án.
Trong phần này, cán bộ thẩm định phải xem xét, đánh giá tổng vốn đầu tư của dự án đã được tính toán hợp lý hay chưa, tổng vốn đầu tư đã tính đủ các khoản cần thiết chưa, cần xem xét các yếu tố làm tăng chi phí do trượt giá, phát sinh thêm khối lượng, dự phòng việc thay đổi tỷ giá ngoại tệ (nếu dự án có sử dụng ngoại tệ). Thông thường kết quả phê duyệt tổng vốn đầu tư của các cấp có thẩm quyền là hợp lý. Tuy nhiên, trên cơ sở những dự án tương tự đã thực hiện và được ngân hàng đúc rút ở giai đoạn thẩm định dự án sau đầu tư (về suất vốn đầu tư, về phương án công nghệ về các hạng mục thực sự cần thiết và chưa thực sự cần thiết trong giai đoạn thực hiện đầu tư...). Cán bộ thẩm định sau khi so sánh nếu thấy có sự khác biệt lớn ở bất kỳ một nội dung nào thì phải tập trung đầu tư hợp lý mà vẫn đảm bảo được mục tiêu dự kiến ban đầu của dự án để làm cơ sở xác định mức tài trợ tối đa mà ngân hàng nên tham gia vào dự án.
Ngoài ra, cán bộ thẩm định cũng cần tính toán, xác định xem nhu cầu vốn lưu động cần thiết ban đầu để đảm bảo hoạt động của dự án sau này nhằm có cơ sở thẩm định giải pháp nguồn vốn và tính toán hiệu quả tài chính sau này.
1.2.3.2. Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án
Cán bộ thẩm định cần phải xem xét, đánh giá về tiến độ thực hiện dự án và nhu cầu vốn cho từng giai đoạn như thế nào, có hợp lý hay không. Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn trong từng giai đoạn thực hiện dự án để đảm bảo tiến độ thi công. Ngoài ra, cần phải xem xét tỷ lệ của từng nguồn vốn tham gia trong từng giai đoạn có hợp lý hay không, thông thường vốn tự có phải tham gia đầu tư trước.
Việc xác định tiến độ thực hiện, nhu cầu vốn làm cơ sở cho việc dự kiến tiến độ giải ngân, tính toán lãi vay trong thời gian thi công và xác định thời điểm, kỳ hạn trả.
1.2.3.3. Nguồn vốn đầu tư
Trên cơ sở tổng mức đầu tư được duyệt, cán bộ thẩm định rà soát lại từng loại nguồn vốn tham gia tài trợ cho dự án, đánh giá khả năng tham gia của từng loại nguồn vốn, từ kết quả phân tích tình hình tài chính của chủ đầu tư để đánh giá khả năng tham gia của nguồn vốn chủ sở hữu. Chi phí của từng loại nguồn vốn, các điều kiện vay đi kèm của từng loại nguồn vốn. Cân đối giữa nhu cầu vốn đầu tư và khả năng tham gia tài trợ của các nguồn vốn dự kiến để đánh giá tính khả thi của các nguồn vốn thực hiện dự án.
1.2.3.4 Thẩm định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính
Tất cả những phân tích, đánh giá thực hiện ở trên đều nhằm mục đích hỗ trợ cho phần tính toán, đánh giá hiệu quả về mặt tài chính và khả năng trả nợ của dự án đầu tư. Việc xác định hiệu quả tài chính của dự án có chính xác hay không tuỳ thuộc rất nhiều vào việc đánh giá và đưa ra các giả định ban đầu. Từ kết quả phân tích ở trên sẽ được lượng hoá thành những giả định để phục vụ cho quá trình tính toán, cụ thể như sau:
- Đánh giá về tính khả thi của nguồn vốn, cơ cấu vốn đầu tư: phần này sẽ đưa vào để tính toán chi phí đầu tư ban đầu, chi phí vốn (lãi, phí vay vốn cố
định), chi phí sửa chữa tài sản cố định (TSCĐ), khấu hao TSCĐ phải trích hàng năm nợ phải trả.
- Đánh giá về mặt thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án và phương án tiêu thụ sản phẩm sẽ đưa vào để tính toán: mức huy động công suất so với công suất thiết kế, doanh thu dự kiến hàng năm.
- Đánh giá về khả năng cung cấp vật tư, nguyên liệu đầu vào cùng với đặc tính của dây chuyền công nghệ để xác định giá thành đơn vị sản phẩm, tổng chi phí sản xuất trực tiếp.
- Căn cứ vào tốc độ luân chuyển vốn lưu động hàng năm của dự án, của các doanh nghiệp cùng ngành nghề và mức vốn lưu động tự có của chủ dự án (phần tài chính doanh nghiệp) để xác định nhu cầu vốn lưu động, chi phí vốn lưu động hàng năm.
- Các chế độ thuế hiện hành, các văn bản ưu đãi riêng đối với dự án để xác định phần trách nhiệm của chủ dự án đối với ngân sách.
Từ những căn cứ nêu trên, cán bộ thẩm định phải thiết lập được các bảng tính toán hiệu quả tài chính của dự án làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả và khả năng trả nợ vốn vay.
-Thông thường việc tính toán sẽ sử dụng phần mềm Excel để thực hiện. Trong quá trình tính toán cần liên kết các bảng tính lại với nhau để đảm bảo tính liên tục khi chỉnh sửa số liệu. Các bảng tính cơ bản yêu cầu bắt buộc phải thiết lập kèm theo báo cáo thẩm định gồm:
+Báo cáo kết quả kinh doanh (báo cáo lãi lỗ).
+Dự kiến nguồn, khả năng trả nợ hàng năm và thời gian trả nợ.
- Nguồn trả nợ của khách hàng về cơ bản được huy động từ 3 nguồn chính gồm có:
o Lợi nhuận sau thuế để lại (thông thường tính bằng 50% - 70%) o Khấu hao cơ bản.
o Các nguồn hợp pháp khác ngoài dự án.
- Trong quá trình đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án, có hai nhóm chỉ tiêu chính cần thiết phải đề cập, tính toán cụ thể, gồm có:
+Nhóm chỉ tiêu về tỷ suất sinh lợi của dự án:
*NPV.
NPV-giá trị hiện tại ròng là chênh lệch giữa tổng giá trị hiện tại của các dòng tiền thu được trong từng năm thực hiện dự án với vốn đầu tư bỏ ra được hiện tại hoá ở mốc 0. Đây là chỉ tiêu đựơc sử dụng phổ biến nhất trong thẩm định dự án.
• Ý nghĩa.
NPV phản ánh giá trị tăng thêm cho chủ đầu tư.NPV có thể mang giá trị dương, âm hoặc bằng không. NPV>0 có nghĩa là việc thực hiện dự án sẽ tạo ra giá trị tăng thêm cho chủ đầu tư tức tính sinh lợi của sự đầu tư lớn hơn tỷ lệ chiết khấu.Do đó một dự án với NPV dương có thể coi là chấp nhận được. NPV=0, tính sinh lợi tương đương với tỷ lệ chiết khấu. Nếu NPV<0 thì dự án không đủ bù đắp vốn đầu tư, đem lại thua lỗ cho chủ đầu tư và điều đó có nghĩa là tính sinh lợi của dự án nhỏ hơn tỷ lệ chiết khấu, dự án cần phải được hủy bỏ.
• Cách xác định.
Công thức tính NPV được xác định như sau :
NPV = ∑( ) = + n t t t k CF 1 1 - CF0 Trong đó :
CFo : Vốn đầu tư ban đầu bỏ ra, giả định vốn đầu tư được bỏ ra một lần vào đầu năm thứ nhất của dự án.
CFt : Dòng tiền xuất hiện tại năm thứ t của dự án, t chạy từ 1 đến n n : Số năm thực hiện dự án
k : Lãi suất chiết khấu, giả định là không đổi trong các năm. • Tiêu chuẩn lựa chọn dự án :
Đứng trên quan điểm của các cán bộ thẩm định trong ngân hàng thì dự án có NPV≥0 sẽ được lựa chọn nếu như các chủ đầu tư vẫn thực hiện đúng kế hoạch trả nợ và dự án có NPV<0 sẽ bị loại bỏ.
NPV có một lợi thế như một phương tiện phân biệt so sánh với thời gian thu hồi vốn đầu tư và tỉ suất lợi nhuận hàng năm vì nó tính đến toàn bộ thời gian của dự án và thời điểm các dòng tiền của dự án. Nhược điểm của NPV là sự khó khăn trong việc lựa chọn tỷ lệ chiết khấu thích hợp và NPV không chỉ ra tính sinh lợi chính xác của dự án. Mặt khác, trên thực tế việc sử dụng tiêu chuẩn NPV để đưa ra quyết định đầu tư có thể không hoàn toàn đúng như lý thuyết. Một dự án có NPV dương nhưng NPV quá nhỏ so vơi tổng vốn đầu tư thì việc quyết định tài trợ cho dự án cũng như cần phải được xem xét một cách kỹ lưỡng.Tiêu chuẩn NPV tỏ ra bất lợi khi so sánh những dự án có vốn đầu tư khác nhau hay thời gian khác nhau. Do vậy, để thẩm định hiệu quả tài chính dự án cần thiết phải nghiên cứu thêm các chỉ tiêu khác.
* IRR.
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR là trường hợp đặc biệt của lãi suất chiết khấu mà ở đó NPV=0.Hay nói cách khác đó là tỷ lệ chiết khấu mà ở đó giá trị hiện tại của dòng tiền vào tương đương với giá trị hiện tại của dòng tiền ra.
• Ý nghĩa
IRR phản ánh tỷ suất hoàn vốn của dự án, dựa trên giả định dòng tiền thu được qua các năm được tái đầu tư với lãi suất bằng IRR.
• Cách xác định
Phương pháp hay dùng để tính IRR là thử và điều chỉnh.Lần lượt thử các giá trị của lãi suất chiết khấu làm cho NPV=0, chọn lãi suất chiết khấu nào cho giá trị của NPV gần 0 nhất thì đó chính là IRR.
Ngoài ra phương pháp nội suy cũng được dùng để tính IRR.Phương pháp này được tính dựa trên tam giác đồng dạng. Chọn 2 giá trị của lãi suất chiết khấu sao cho một giá trị cho NPV>0 và một giá trị cho NPV<0. IRR chính là giá trị nằm giữa 2 giá trị vừa chọn làm cho NPV=0. Công thức xác định IRR như sau : IRR = k1 + 2 1 1 2 1( ) NPV NPV k k NPV + −
• Tiêu chuẩn lựa chọn dự án Chọn dự án có IRR lớn hơn LSCK
IRR cần phải được áp dụng cẩn thận trong các trường hợp các dòng tiền âm lớn xuất hiện lặp đi lặp lại trong thời gian cuối của dự án.Trong trường hợp này IRR sẽ có nhiều giá trị và phương pháp IRR có thể đem lại những kết quả vô nghĩa.
Như vậy IRR khắc phục được nhược điểm của NPV ở chỗ nó có thể so sánh được các dự án có thời gian khác nhau hay vốn đầu tư khác nhau.
*ROE (đối với những dự án có vốn tự có tham gia).
+ Nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ:
- Nguồn trả nợ hàng năm. - Thời gian ân hạn.
- Thời gian hoàn trả vốn vay.
- DSCR (chỉ số đánh giá khả năng trả nợ dài hạn của dự án).
Ngoài ra tuỳ theo đặc điểm và yêu cầu cụ thể của từng dự án các chỉ tiêu khác như khả năng tái tạo ngoại tệ, khả năng tạo công ăn việc làm, khả năng đổi mới công nghệ, đào tạo nhân lực… sẽ được đề cập tới tuỳ theo từng dự án cụ thể.
1.2.4. Thực trạng thẩm định tài chính dự án “Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất đồ gỗ và mây tre đan" xuất đồ gỗ và mây tre đan"
Trong quá trình thẩm định dự án này em sử dụng phương pháp so sánh các chỉ tiêu. Thẩm định theo trình tự tất cả các vấn đề của dụ án. Quy trình thực hiện nghiêm ngặt đảm bảo hiệu quả cao.
1.2.4.1. Giới thiệu dự án đầu tư và đánh giá doanh nghiệp.
1 Tên dự án : Đầu tư xây dung nhà máy sản xuất đồ gỗ và mây tre đan
2 Chủ đầu tư : Công ty cổ phần tổng hợp Bắc Hà
3 Mục đích đầu tư : Mở rộng cơ sở sản xuất theo ngành nghề KD, tạo công ăn việc làm và nguồn thu cho công ty từ KD các sản phẩm gỗ và mây tre đan.
4 Nội dung đầu tư : Sản xuất đồ gỗ gia dụng và hàng mộc xây dựng từ gỗ tự nhiên nhập khẩu, gỗ rừng trồng, ván nhân tạo và hàng mây tre đan để cung cấp cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
5 Hình thức đầu tư : Xây dựng mới
5.1 Quy mô sản xuất : 2.500 m3 sản phẩm/năm 6 Tổng vốn đầu tư : 25.754.694.000 VND 7 Cơ cấu nguồn
vốn
- Vốn tự có và coi như tự có của Công ty: Sử dụng để xây dựng một số hạng mục công trình sản xuất, mua một phần thiết bị, đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, trả tiền thuê đất, chi phí khác, dự phòng và trả lãi vay trong thời gian xây dựng với số vốn dự kiến là 9.859.602.000 VND (chiếm 38,28% tổng vốn đầu tư).
- Vốn vay ngân hàng: chủ yếu để xây dựng và mua sắm thiết bị, một phần cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chi phí khác, dự phòng và vốn lưu động, chiếm 61,72% tổng vốn đầu tư .
thiết bị lựa chọn sản xuất trong nước.
- Công đoạn tạo sản phẩm sử dụng thiết bị trong nước kết hợp thiết bị nước ngoài (Trung quốc và Đài Loan). - Công đoạn hoàn thiện, trang trí bề mặt (lạng gỗ, đánh nhẵn, dán mặt, sơn) sử dụng thiết bị nước ngoài (Nhật Bản, Đài Loan, Trung quốc).
- Các công đoạn phụ trợ sử dụng thiết bị chế tạo trong nước
9 Thời gian vay : Có 2 giai đoạn: giai đoạn 1 là : năm 2006-2010 và giai đoạn 2 là : 2011-2015
10 Lãi suất vay : 12%/năm
11 Thời gian rút vốn dự kiến : Quỹ 1 năm 2007
12 Nguồn trả nợ : Từ nguồn khấu hao cơ bản, lợi nhuận để lại và các nguồn khác của doanh nghiệp.
13 Bảo đảm tiền vay
- Toàn bộ tài sản hình thành từ vốn vay.
- Duy trì số dư tiền gửi thanh toán tại Chi nhánh theo tỷ lệ vay so với tổng mức đầu tư.
1.2.4.2. Thẩm định tài chính dự án đầu tư
1.2.4.2.1. Căn cứ để thẩm định nội dung tài chính dự án đầu tư
- Thống tư số 04/2005/TT-BXD ngày 01/4/2005 của Bộ xây dựng hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Định mức chi phí lập DA và thiết kế xây dựng công trình ban hành kèm theo Quyết định số 11/2005/QĐ-BXD ngày 15/4/2005 của Bộ trưởng Bộ xây dựng.
- Nghị định số 158/2003/NĐ-CP ngày 12/10/2003 của chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giát trị gia tăng.
- Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Quyết định số 33/2004/QĐ-BTC ngày 12/4/2004 của Bộ tài chính về việc ban hành quy tắc, biểu phí bảo hiểm xây dựng, lắp đặt.
- Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ tài chính về việc ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
- Thông tư số 45/2003/TT-BTC ngày 15/5/2003 của Bộ tài chính hướng dẫn quyết toán vốn đầu tư.
- Một số văn bản có liên quan khác - Tỷ giá áp dụng trong tính toán
1 USD = 16,000 VND
1 EURO =20,000 VND
1.2.4.2. Thẩm định Tổng vốn đầu tư
Tổng mức đầu tư cho DA là 25,754,694,000 Đồng Trong đó:
- Vốn cố định là 21,725,740,000 Đồng; Gồm có:
+ Chi phí thuê đất và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là : 5,197,875,000 Đồng
+ Xây lắp là: 7,772,695,000 Đồng + Thiết bị là : 5,499,508,000 Đồng
* Mua trong nước 1,390,400,000 Đồng * Nhập khẩu 4,109,108,000 Đồng + Chi phí khác 1,184,007,000 Đồng + Dự phòng 1,445,621,000 Đồng
+ Lãi vay trong quá trình đầu tư xây dựng 6,260,033,000 Đồng - Vốn lưu động ban đầu là 4,028,954,000 Đồng
1.2.4.3. Thẩm định nguồn vốn đầu tư