Kiến nghị với hiệp hội dệt may Việt Nam

Một phần của tài liệu bx211 (Trang 81 - 86)

Tăng cường liên kết giữa hiệp hội dệt may Việt Nam với các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may. Tổ chức thu thập, xử lý thông tin về thị trường theo yêu cầu và chính sách của nhà nhập khẩu, về đối thủ cạnh tranh kịp thời và nhanh chóng đặc biệt là các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản.

Sử dụng nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước là cách tốt nhất để giảm chi phí mua bán, vận chuyển lại chủ động được việc sản xuất. Muốn vậy sản phẩm sợi phải đáp ứng được yêu cầu của dệt, dệt phải đáp ứng được yêu cầu của ngành may bằng cách tạo lập mối quan hệ thống nhất gắn bó giữa các doanh nghiệp sơi- dệt- may.

Tích cực tham gia hoạt động với các tổ chức may mặc quốc tế, tăng cường hợp tác với các hiệp ở các quốc gia khác nhằm cung ứng vải cho các công ty may mặc sản xuất hàng xuất khẩu, hợp tác đào tạo nguồn nhân lực

cho ngành may mặc, đầu tư lĩnh vực sản xuất nguyên phụ liệu, in nhuôm và hoàn tất vảu cung cấp cho may xuất khẩu.

Hiệp hội nên có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bằng cách xây dựng, giới thiệu hình ảnh dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế, xúc tiến cho các doanh nghiệp tìm kiếm thị trường để đẩy mạnh xuất khẩu, tạo nên sức cạnh tranh với đối thủ nước ngoài.

Tóm lại : Để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình thì không chỉ riêng công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái phải có phương hướng biện pháp thích hợp mà phải nhờ đến các chính sách của nhà nước cũng như hiệp hội dệt may Việt Nam. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Doanh nghiệp- Hiệp hội- Nhà nước thì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mới được cải thiện, giúp doanh nghiệp đứng vững trên thị trường.

KẾT LUẬN

Hội nhập kinh tế đang là xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế thế giới. Đó là cơ hội để các ngành, các quốc gia khai thác và phát huy có hiệu quả những lợi thế so sánh của mình về lao động, tài nguyên, công nghệ. Nhưng cùng với quá trình này, các quốc gia sẽ phải mở cửa hơn, thương mại trở nên tự do hơn theo nguyên tắc cạnh tranh công bằng, không phân biệt đối xử. Vì vậy muốn tham gia và đứng vững trong cuộc chơi này đòi hỏi Công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái phải nâng cao sức cạnh tranh của mình bằng cách tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, giá cả hợp lý, tạo được uy tín trên thị trường để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao hơn,

đa dạng hơn của khách hàng tiêu ở cả thị trường nội địa cũng như thị trường nước ngoài. Trong thời gian qua công ry đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ như kim ngạch xuất nhập khẩu không ngừng tăng năm sau cao hơn năm trước, ký được nhiều đơn đặt hàng với sản phẩm tăng cả về số lượng và kiểu dáng tạo được chỗ đứng nhất định trong bộ phận nhỏ người tiêu dùng ở Mỹ, EU, Hàn Quốc, Oxtraylia… Tuy nhiên so với các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đang hoạt động trong lĩnh vực này thì năng lực cạnh tranh của công ty còn yếu, điều này gây ra nhiều cản trở cho công ty trong việc mở rộng thị trường nước ngoài, tăng doanh số và lợi nhuận. Đề tài” Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái” được nghiên cứu với mong muốn hoàn thiện các giải pháp chủ yếu để giúp công ty nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, từng bước quảng bá hình ảnh của công ty tới khách hàng trong và ngoài nước.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Sách

1. Trung tâm Pháp- Việt Đào tạo về quản lý( 1999), Chiến lược doanh nghiệp, Nxb Thanh niên.

2. PGS. TS. Lê Văn Tâm( 2000), Giáo trình Quản trị chiến lược, Nxb Thống kê, Hà Nội.

3. TS. Nguyễn Thị Hường (2001), Giáo trình Kinh doanh quốc tế (tập 1), Nxb Thống Kê, Hà Nội.

4. Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế thế giới( CIEM) chương trình phát triển Liên Hợp Quốc( 2003), Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Nxb Giao thông vận tải.

5. PGS. TS. Nguyễn Thị Hường (2004), Giáo trình Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - FDI (tập 2), Nxb Thống Kê, Hà Nội

6. TS. Dương Ngọc Dũng(2005), Chiến lược cạnh tranh theo lý thuyết của Michel Porter, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

7. PGS TS. Lê Tiến Sỹ- TS. Nguyễn Thanh Liêm- ThS. Trần Hữu Hà ( 2007), Quản trị chiến lược, Nxb Thống kê.

8. GS TS Viện sỹ. Trình Ân Phú( 2007), Kinh tế chính trị học hiện đại, Nxb Đại học kinh tế quốc dân.

9. GS TSKH Lê Du Phong( 2006), Nguồn lực và động lực phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị Hà Nội.

10.Trần Sửu( 2006), Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu hoá, Nxb Lao động.

Tài liệu của công ty

1. Phòng tổ chức hành chính, Sơ đồ cơ cấu tổ chức.

2. Phòng kế toán, Bảng cân đối kế toán, Báo cáo lỗ lãi(2004- 2007). 3. Phòng kế hoạch- xuất nhập khẩu, Báo cáo kim ngạch xuất nhập

khẩu(2004- 2007).

4. Phòng điều hành sản xuất, Quy trình công nghệ sản xuất. 5. Báo cáo tổng hợp trình Hội đồng Quản trị(2004- 2007).

Tham khảo trên Internet

2. http://chungta.com/Desktop.aspx/KinhDoanh-QTDN/Doanh- Nghiep/Nang-cao-nang-luc-canh-tranh-DN-VN/ 3. http://my.opera.com/doluongtruong/blog/nang-cao-ngan-luc-canh- tranh 4. http://www.tapchicongsan.org.vn/details.asp? Object=14331554&news_ID=111048414

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ………

Một phần của tài liệu bx211 (Trang 81 - 86)