Nguồn lực trong công ty

Một phần của tài liệu bx211 (Trang 54)

2.2.1.1. Nguồn vốn và tiềm lực tài chính

Công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái cũng rất chú trọng vào việc bảo toàn- phát triển nguồn vốn vì trong kinh doanh vốn càng lớn và ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất kinh doanh, gia tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường nhờ vào việc đầu tư trang thiết bị hiện đại, tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm từ đó tăng doanh thu, lợi nhuận cho công ty. Việc tổ chức cơ cấu vốn sao cho hợp lý là điều vô cùng quan trọng đối với ban lãnh đạo công ty. Là Công ty cổ phần thuộc quyền sở hữu của nhà nước hiện nay Việt Thái huy động vốn qua nhiều nguồn khác nhau như bán tiếp cổ phần, vốn từ các quỹ và vốn vay ngân hàng. Tính đến năm 2007 nguồn vốn của công ty là 26,935 tỷ đứng thứ hai sau Công ty Cổ phần may Phú Xuân( Bảng 2.9)

Mọi hoạt động sản xuất của công ty đều cần có vốn nên trước hết công tác tổ chức tài chính phải xác định được nhu cầu vốn cần thiết cho hoạt động của công ty trong kỳ, các khoản đầu tư dài hạn cũng như chi phí xây dựng cơ bản dở dang. Dựa vào bản kế hoạch vốn công ty sẽ tổ chức huy động vốn để đáp ứng kịp thời.

Bảng 2.6. Một số chỉ tiêu tài chính trong công ty

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2007 Năm 2006 Chênh lệch

1. Cơ cấu tài sản

- TS ngắn hạn/Tổng TS

%

- Tài sản dài hạn/Tổng TS 60,75 75,29 -14,54

2. Cơ cấu nguồn vốn

- Nợ phải trả/ Tổng NV - Vốn CSH/ Tổng NV 59,39 40,63 56,18 43,82 3,31 -3,19

3. Khả năng thanh toán

- Khả năng thanh toán nhanh - Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Lần 0.89 1,13 1.28 1,49 -0,39 -0,36

4. Tỷ suất lợi nhuận

- Tỷ suất lợi nhuận/ Doanh thu - Tỷ suất lợi nhuận/ Tổng TS - Tỷ suất lợi nhuận/ Vốn CSH

% 11,01 15,53 38,22 10,49 15,58 35,55 0,52 -0,05 2,76

Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty và theo tính toán của tác giả.

Qua số liệu phản ánh ở trên cho thấy tình hình tài chính của công ty lành mạnh. Tài sản dài hạn của công ty chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản chững tỏ công ty không ngừng đầu tư vào cơ sở hạ tầng, trang thiết bị máy móc phục vụ cho hoạt động sản xuất của mình. Trong cơ cấu nguồn vốn Nợ phải trả/ tổng nguồn vốn luôn lớn hơn 50% chứng tỏ công ty đã biết huy động nguồn vốn từ bên ngoài. Hệ số thanh toán ngắn hạn là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn, nó cho biết tỷ lệ các khoản nợ của công ty được trả bằng các tài sản tương đương với thời hạn của các khoản nợ đó. Hệ số thanh toán nhanh nói lên việc công ty có khả năng đáp ứng việc thanh toán nợ ngắn hạn hay không. Hai hệ số này của Việt Thái đều lớn hơn 0,5 lần cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ là khá an toàn, công ty có thể chủ động trang trải các khoản nợ bằng tài sản sẵn có của mình.

Trong năm 2007 Công ty không ngừng đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, xây dựng định mức tiêu hao sản phẩm hợp lý ký được nhiều hợp đồng với đơn giá cao, số lượng lớn. Công ty cũng đã lắp đặt hệ thống tiết kiệm điện

để giảm một khoản chi phí lớn do đó tỷ suất lợi nhuận của công ty là 11,01% (cứ 100 đồng doanh thu thì công ty có 11,01 đồng lợi nhuận) tăng so với những năm trước, điều đó càng khẳng định công ty đã đầu tư đúng hướng, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, mang lại nguồn thu cho người lao động, cho các cổ đông. Như vậy tỷ suất lợi nhuận của công ty trong năm 2007 đứng sau Phú Xuân(11,48%) nhưng cao hơn hai công ty: Việt Hồng( 6,23%), Việt Hưng( 6,08%).

Bảng 2.7. So sánh một số chỉ tiêu của công ty so với đối thủ cạnh tranh

Công ty Nguồn vốn(triệu) Doanh thu/ Lợi nhuận(%) Năm 2006 Năm 2007 Năm 2006 Năm 2007 Phú Xuân 36.759 44.163 10,56 11,48 Việt Thái 21.095 26.935 10,49 11,01 Việt Hồng 18.296 20.504 5,84 6,23 Việt Hưng 12.424 13.985 7,32 6,08

Nguồn: Báo cáo của Công ty Xuất nhập khẩu Thái Bình 2.2.1.2. Nguồn nhân lực

Lao động là nguồn lực quan trọng quyết định sức cạnh tranh. Chất lượng nguồn lao động có ảnh hưởng đến năng suất lao động, cơ cấu sản xuất, quản lý, khả năng ứng dụng khoa học công nghệ. Khi nền kinh tế thế giới đang chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế trí thức thì các doanh nghiệp rất cần những người lao động có kỹ năng, trình độ chuyên môn cao để đáp ứng công nghệ sản xuất hiện đại.

Tính đến hết năm 2007 tổng số lao động của Việt Thái là 1250 lao động. Trong đó: Lao động gián tiếp: 100 lao động( chiếm 8% tổng số lao động), lao động trực tiếp: 1150 lao động( chiếm 92% tổng số lao động).

Trình độ đại học và trên đại học 50 lao động( chiếm 4%). Trình độ cao đẳng và trung cấp 60 lao động( 4,8%). Còn lại công nhân may một số ít đã

qua trường đào tạo dạy nghề còn chủ yếu là lao động phổ thông( tốt nghiệp THCS, PTTH), đây cũng là tình trạng chung của ngành may mặc Việt Nam.

Cán bộ quản lý: Công ty đang dần trẻ hoá đội ngũ, khuyến khích, đề bạt những cán bộ trẻ tuổi, có trình độ, nhiệt tình tham gia công vào công tác quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhờ đội ngũ lãnh đạo mạnh dạn đổi mới mà công ty đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Nhưng cũng giống như các công ty may trong nước khác, Việt Thái rất thiếu cán bộ kỹ thuật trình độ cao đặc biệt là đội ngũ cán bộ thiết kế thời trang vừa yếu lại thiếu. Công ty chủ yếu mới giác sơ đồ các mẫu của khách hàng đặt chứ chưa phát triển được các mẫu đặc sắc ảnh hưởng lớn tới năng lực cạnh tranh.

Công nhân may: Chủ yếu là lao động phổ thông không được qua trường lớp đào tạo bài bản nên tay nghề chưa cao( đây cũng là thực trạng chung của ngành dệt may hiện nay). Hàng năm Công ty tổ chức đào tạo cho người lao động( đào tạo ngay tại nơi làm việc, tổ chức khoá huấn luyện cho công nhân viên trong công ty hoặc đào tạo bên ngoài) để nâng cao tay nghề đảm bảo an toàn lao động, nâng cao nhận thức cho người lao động về vị trí, tầm quan trọng của họ trong chuyền và khả năng đóng góp cũng như trách nhiệm với các mục tiêu mà công ty đề ra. Như vậy tất cả các nhân sự thực hiện các công việc có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của công ty đa phần có đủ năng lực trên cơ sở giáo dục đào tạo kỹ năng, kinh nghiệm thích hợp.

Việc đánh giá năng lực và trình độ nhân viên trong công ty được thực hiện định kỳ hàng năm thông qua các xét nâng bậc lương, xét điều chỉnh hệ số cấp bậc công việc, xét danh hiệu thi đua. Tất cả các cán bộ công nhân viên trong công ty được bảo đảm quyền lợi theo bộ luật lao động: mua bảo hiểm, tham gia công đoàn, nghỉ phép, ốm đau, thai sản… Công ty luôn có chế độ đãi ngộ thoả đáng cho người lao động. Việt Thái đã tạo sự gắn bó về quyền lợi và trách nhiệm của người lao động với mình bằng các chính sách như: đầu

tư cho đào tạo, bảo đảm công ăn việc làm ổn định cho người lao động kể cả khi có biến động, xây dựng chế độ tiền lương và thưởng theo hướng khuyến khích người lao động có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của doanh nghiệp.

2.2.1.3. Trình độ Công nghệ sản xuất

Nhận thức được tầm quan trọng của trang thiết bị công nghệ trong quá trình sản xuất nhằm tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh nên trong những năm qua công ty đã không ngừng đầu tư chiều sâu về công nghệ, trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ cho hoạt động sản xuất hàng may mặc.

Chi phí cho nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ mới: Hàng năm công ty luôn dành ra một khoản kinh phí nhất định để đầu tư cho máy móc thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, trung bình qua các năm chiếm khoảng 20% tổng chi phí.

Số lượng máy móc thiết bị công nghệ của công ty không ngừng tăng lên qua các năm. Hiện nay công ty có tất cả 540 máy may một kim, 120 máy may 2 kim và 409 tất cả các loại máy móc chuyên dùng khác.

Mức độ hiện đại của công nghệ: Theo đánh giá của Ban lãnh đạo trong công ty thì trang thiết bị phục vụ sản xuất hiện nay được coi là hiện đại so với mặt bằng chung của các doanh nghiệp may xuất khẩu. Hầu hết các thiết bị máy móc trong công ty để thuộc thế hệ mới và được nhập khẩu từ Mỹ, Nhật Bản, EU, Đài Loan và Hồng Kông.

Mặc dù số lượng máy móc phục vụ sản xuất thường xuyên được nâng cấp, bổ sung qua các năm, nhưng so với tốc độ phát triển của công ty thì số lượng máy móc hiện đại vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Thêm vào đó, một số thiết bị máy móc đã khấu hao hết cần được thay thế nhưng nguồn vốn đầu tư

có hạn nên công ty không thể thay mới đồng thời tất cả các thiết bị dây chuyền sản xuất theo công nghệ tiên tiến trên thế giới.

2.2.2. Tổ chức quản lý và điều hành sản xuất của công ty

Tổ chức sản xuất là cái gốc, là cơ sở để tổ chức lao động, tổ chức quản lý, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và sử dụng các yếu tố sản xuất một cách có hiệu quả. Hiện nay Công ty CP may xuất khẩu Việt Thái đang áp dụng hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn IS 9001-2000.

Quá trình tổ chức quản lý và điều hành sản xuất của công ty luôn đảm bào:

- Đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của khách hàng về số lượng, chất lượng và thời gian giao hàng, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm để thoả mãn nhu cầu của thị trường.

- Quản lý và kiểm soát chặt chẽ mọi công đoạn để ngăn ngừa, khắc phục kịp thời các sai sót trong quá trình sản xuất kinh doanh.

- Không ngừng rèn luyện tay nghề, nâng cao trình độ quản lý để có đủ năng lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Công ty sử dụng một số nguồn bên ngoài trong hệ thống quản lý chất lượng của mình khi cần thiết như liên kết với những đơn vị sản xuất cùng ngành nghề để đảm bảo cung cấp kịp thời đúng tiến độ và yêu cầu chất lượng của khách hàng.

Quản lý sản xuất của công ty được kết hợp một cách chặt chẽ giữa các phòng ban theo các bước sau:

Bước 1: Lập và theo dõi thực hiện tiến độ

Thông qua tiến độ do công ty lập hay do khách hàng yêu cầu, các đơn vị sản xuất định kỳ báo cáo tình hình sản xuất với công ty trong cuộc họp giao ban hàng tuần.

Các tổ có trách nhiệm thực hiện công việc bảo dưỡng và sửa chữa các thiết bị sản xuất đồng thời bố trí đúng thiết bị có thông số kỹ thuật công nghệ phù hợp với yêu cầu của quy trình sản xuất.

Bước 3: Sử dụng các phương tiện theo dõi và đo lường. Bước 4: Thực hiện việc theo dõi và đo lường.

Bước 5: Đảm bảo tính sẵn có của tài liệu hướng dẫn cần thiết.( tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, kế hoạch kiểm tra, hướng dẫn kiểm tra…)

Hiện nay qui trình sản xuất của công ty là qui trình khép kín có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban bộ phận liên quan tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý sản xuất. Thông qua tiến độ do công ty lập hay do khách hàng yêu cầu, các đơn vị sản xuất báo cáo tình hình sản xuất với công ty trong cuộc họp giao ban hàng tuần. Tất cả các thiết bị máy móc được bố trí với thông số kỹ thuật công nghệ phù hợp với yêu cầu của quy trình sản xuất. Các tổ trưởng có nhiệm vụ trực tiếp giám sát tình hình sản xuất của nhân viên trong tổ mình sau đó báo cáo với ban lãnh đạo để có hướng chỉ đạo kịp thời.

Các hoạt động kiểm tra trong quá trình sản xuất sản phẩm được tổ kiểm tra tiến hành một cách thường xuyên, kết quả được thể hiện trên văn bản, biểu mẫu theo đúng quy trình đảm bảo nguyên vật liệu được sử dụng hợp lý tiết kiệm, sản phẩm sản xuất ra có chất lượng, mẫu mã đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên trong một số trường hợp các nhân viên thực hiện chưa sát với quy trình đặc biệt trong việc ghi chép nguyên vật liệu sử dụng, sản phẩm sai hỏng. Mặt khác trong những thời điểm nhất định một số tiêu chí kiểm tra không được đảm bảo đúng tần suất theo quy định.

2.2.3. Chất lượng sản phẩm của công ty

Việt Thái là doanh nghiệp chuyên sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc, các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh của công ty là quần áo đua mô tô, quần áo trượt tuyết, quần áo đi săn… Nhưng hiện nay hoạt động chủ yếu của

công ty vẫn là gia công xuất khẩu theo đơn đặt hàng của nước ngoài. Với việc may gia công, công ty nhận nguyên vật liệu từ bên nước ngoài chuyển sang theo từng hợp đồng gia công đã được ký kết, công ty chỉ có nhiệm vụ gia công sản phẩm và nhận tiền công. Trong một số đơn đặt hàng công ty cũng chịu trách nhiệm về việc đảm bảo phụ liệu như vải lót, khoá, cúc, mex… Công ty đã tạo mối quan hệ với trên 22 nhà cung cấp chính thức và 10 đơn vị cung cấp dự bị. Vì vậy công ty không nhiều gặp khó khăn trong việc tìm nguyên phụ liệu đảm bảo cho chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm công ty làm ra không được đánh giá trực tiếp bởi người tiêu dùng mà chỉ được đánh giá qua các tiêu chuẩn do bên đặt gia công yêu cầu. Qua các đơn hàng chất lượng sản phẩm luôn được đối tác đánh giá là tốt. Đây là lợi thế quan trọng giúp công ty từng bước nâng cao sản xuất FOB, nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận.

2.2.4. Năng suất lao động trong công ty

Như đã nêu ở trên năng suất lao động phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: công nghệ sản xuất, người lao động, trình độ tổ chức quản lý điều hành sản xuất… Nhờ tích cực đầu tư vào công nghệ sản xuất cũng như nâng cao tay nghề, giáo dục ý thức tinh thần tự giác cho người lao động mà năng suất lao động của công ty không ngừng được cải thiện qua các năm, đặc biệt năng suất lao động trong năm 2007 đã tăng hơn 14% đứng thứ hai sau Phú Xuân (18%). Tuy nhiên công ty cần phải có biện pháp để tiếp nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm để tăng năng lực cạnh tranh.

Bảng 2.8. Năng suất lao động của công ty CP may XK Việt Thái

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Doanh thu(nghìn đồng) 23.983.603 27.313.569 31.324.761 37.985.135

Số lao động(người) 1000 1100 1180 1250

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên các số liệu của công ty.

2.2.5. Hoạt động nghiên cứu thị trường, Marketing, dịch vụ khách hàng

Để xuất khẩu thành công hàng hoá sang thị trường nước ngoài điều quan trọng nhất là nắm bắt thông tin và nhu cầu từ phía khách hàng. Nó đòi hỏi không những phải có thông tin kịp thời chính xác mà còn cần chi tiết và đầy đủ bởi thông tin là yếu tố quyết định trong hoạt động nghiên cứu thị trường của bất kỳ một công ty nào tham gia vào việc kinh doanh trên thị trường, nhất là đối với các doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường quốc tế.

Một phần của tài liệu bx211 (Trang 54)