Tình hình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty

Một phần của tài liệu bx150 (Trang 32 - 38)

2.2.2.1. Thực trạng công tác kế hoạch hoá và xác định nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực

Hàng năm các Phòng ban, phân xưởng, Đội sản xuất trực thuộc Công ty căn cứ vào đặc điểm máy móc thiết bị, yêu cầu kỹ năng, trình độ kỹ thuật cần đáp ứng và số lượng chất lượng lao động hiện có, kế hoạch tuyển dụng nhân sự, các Phòng ban, Phân xưởng, đội sản xuất xác định nhu cầu đào tạo gửi về phòng Tổ chức Cán bộ - Lao động của công ty Công ty để tập hợp lên kế hoạch đào tạo nhân lực phù hợp giữa kế hoạch đào tạo và phát triển nhân sự và kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Nhu cầu đào tạo cán bộ quản lý, kĩ sư: Hàng năm căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh, khối lượng các đơn đặt hàng , từng đơn vị, phòng ban gửi nhu cầu đào tạo cán bộ về phòng Tổ chức Cán bộ - Lao động của công ty tập hợp.

- Nhu cầu đào tạo công nhân kỹ thuật: Gồm hai loại đào tạo chủ yếu là đào tạo nâng cao và đào tạo lại.

Ngoài ra, căn cứ vào nhu cầu đào tạo bên ngoài xã hội mà trường trung cấp nghề mở lớp đào tạo. Việc đào tạo cán bộ và kỹ sư thì phải đào tạo ngoài doanh nghiệp còn đào tạo công nhân kĩ thuật thì có thể đào tạo ngay tại doanh nghiệp.

Nhìn chung, trong vài năm qua khối lượng các đơn đặt hàng đã không ngừng tăng lên do đó nhu cầu về kỹ sư giỏi và công nhân lành nghề ngày càng tăng do đó nhu cầu đào tạo cán bộ quản lý, kỹ sư và công nhân có tay nghề cao ngày càng tăng. Thực tế với những phân tích ở trên ta nhận thấy số lượng được đào tạo là tương đối lớn. Hiện tại doanh nghiệp có hơn 390 kỹ sư và cử nhân, một số còn có bằng từ Nhật Bản.

Với kết quả đã nhận được từ công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nên việc bố trí, sử dụng nguồn nhân lực gần đây đã đem lại kết quả khả quan cho doanh nghiệp.

2.2.2.2. Kết quả đào tạo nguồn nhân lực ở công ty

Biểu 3: Kết quả đào tạo nguồn nhân lực của công ty thời gian qua ( 2007- 2009)

Đơn vị: Người

Chỉ tiêu

Năm

2007 2008 2009

Số lượng % Số lượng % Số lượng %

1. Tổng số lao động 2.732 100 2.847 100 2.796 100

2. Số LĐ mới được đào tạo 83 3,04 89 3,13 130 4,65

a. Phân theo nguồn và hình thức đào tạo

- Bên trong 73 87,95 75 84,27 112 86,15

- Bên ngoài 10 12,05 14 15,73 18 13,85

- Đào tạo chính quy 58 69,88 69 77,53 102 78,46

- Đào tạo không chính quy 25 30,12 20 22,47 28 21,54

b. Theo trình độ đào tạo

- Trên đại học - - - - 3 2,31

- Đại học, cao đẳng 5 6,02 8 8,99 12 9,23

- Trung cấp 18 21,69 23 25,84 28 21,54

- Sơ cấp 28 33,73 33 37,08 42 32,31

- Công nhân kỹ thuật 32 38,56 25 28,09 45 34,61

c. Theo giới tính - Nam 74 89,16 84 94,38 118 90,77 - Nữ 9 10,84 5 5,62 12 9,23 d. Theo mức độ đạt được - Giỏi 12 14,46 16 17,98 27 20,77 - Khá 45 54,22 42 47,19 69 53,08 - Trung bình 26 31,32 31 34,83 34 26,15 e. Theo tuổi - < 25 tuổi 18 21,69 15 16,86 26 20,0 - 25- 35 tuổi 39 46,99 42 47,19 58 44,62

- 35- 45 tuổi 21 25,30 29 32,58 43 33,08

- > 45 tuổi 5 6,02 3 3,37 3 2,3

3. Chi phí đào tạo bình quân/ người/ năm(Trđ)

47,33 48,14 48,52

Nguồn: Công ty đóng tàu Phà Rừng

Nhận xét: Nhìn vào bảng số liệu trên ta nhận thấy một số kết quả thu được từ công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty đóng tàu Phà Rừng như sau:

Thứ nhất: Số lượng đào tạo qua các năm tăng lên, đặc biệt tăng đột biến năm 2009 tăng gần 1,5 lần so với 2008 chứng tỏ doanh nghiệp đang rất quan tâm đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần xác định tốt nhu cầu để đào tạo từ đó để có kế hoạch đào tạo cho phù hợp, tránh tình trạng đào tạo tràn lan gây ra lãng phí cho doanh nghiệp.

Nguyên nhân là do doanh nghiệp nhận thấy xu hướng phát triển của thời đại nếu không đào tạo sẽ trở lên tụt hậu, tương lai doanh nghiệp cần những người lao động có trình độ có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc. Mặt khác, kinh phí đầu tư cho đào tạo hàng năm tăng lên do đó số lượng đào tạo cũng tăng lên.

Thứ hai: Nguồn đào tạo bên trong doanh nghiệp luôn chiếm khoảng 85% tổng số được đào tạo. Điều này cũng dễ hiểu bởi doanh nghiệp có một trường trung cấp nghề chuyên đào tạo công nhân có tay nghề cao cho doanh nghiệp và đào tạo để cung cấp cho các doanh nghiệp cùng ngành. Khoảng 15% còn lại chủ yếu được cử đi học ở nước ngoài và ở các trường khác để nâng cao nghiệp vụ quản lý. Số được đào tạo ra chủ yếu được đào tạo theo hình thức chính quy, số còn lại được đào tạo theo hình thức tại chức.

Thứ ba: Số lượng được đào tạo theo trình độ chuyên môn kỹ thuật như trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật được quan tâm đào tạo hơn cả. Số lao động này chủ yếu được trường trung cấp nghề của doanh nghiệp đào tạo ra. Tỷ lệ đào tạo người lao động ở trình độ trung cấp, sơ cấp, công nhân kỹ thuật hàng năm chiếm hơn 90% số được đào tạo ra và sẽ có xu hướng giảm nhẹ trong thời gian tới.

Nguyên nhân là do doanh nghiệp cần nhiều hơn những công nhân có tay nghề hơn là những kỹ sư, cử nhân. Xu thế đào tạo như trên phù hợp với xu thế của bất kỳ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào.

Thứ tư: Số được đào tạo ra chủ yếu là nam. Số lao động nam được đào tạo năm 2007 là 89,16%, năm 2008 là 94,38%, năm 2009 là 90,77% so với số được đào tạo ra, xu hướng này tương đối ổn định và tỉ lệ này sẽ tăng lên nữa trong tương lai.

Vì tỉ lệ nam chiếm phần lớn trong tổng số lao động của doanh nghiệp hơn nữa do tính chất của công việc nên số lao động được đào tạo ra chủ yếu là nam giới. Xu hướng đào tạo nữ giới giảm là do nhu cầu lao động nữ của doanh nghiệp đã tương đối bão hoà.

Thứ năm: Mức độ đạt được là tương đối tốt, gần 70% số được đào tạo ra đạt thành tích từ khá trở lên. Số còn lại chỉ đạt mức trung bình hoặc không đạt yêu cầu.

Mức độ đạt được như thế là do số được đào tạo một phần có khả năng tiếp thu tốt, là những lao động ưu tú của doanh nghiệp. Số còn lại có thể do doanh nghiệp lựa chọn đối tượng đào tạo không tốt, những lao động có thể làm việc tốt nhưng khi đi học họ lại khó tiếp thu, số này cũng nằm trong những người đã nhiều tuổi nên khó có thể học được. Một phần cũng do có quan hệ tốt mà được cử đi đào tạo.

Thứ sáu: Tỉ lệ lao có độ tuổi dưới 35 tuổi được đào tạo chiếm gần 70% so với số được đào tạo ra . Từ đó có thể thấy doanh nghiệp đã rất quan tâm đến việc đào tạo lao động trẻ.

Số lượng lao động có độ tuổi dưới 35 được đào tạo ra chiếm tỉ lệ cao là do họ là những lao động trẻ có khả năng tiếp thu nhanh, đang ở độ tuổi chín của sự nghiệp cũng như nhận thức, họ năng động đã có kinh nghiệm làm việc nên dễ thành công hơn. Hơn nữa, lao động trẻ có tuổi đời lao động còn dài do đó thời gian họ cống hiến cho doanh nghiệp còn được lâu. Tuy nhiên những lao động này họ có thể bị các doanh nghiệp khác thu hút nên doanh nghiệp cần có những chính sách đãi ngộ thích hợp để giữ chân người lao động.

2.2.2.3. Kinh phí đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở công ty thời gian qua

Biểu 4: Chi phí dành cho đào tạo và phát triển qua các năm (2007- 2009) Đơn vị: 1000 đ

Chỉ tiêu Năm

2007 2008 2009

1. Tổng chi phí 17.110.000 19.214.000 20.343.000

2. Chi phí cho LĐ được đào tạo:

- Tại doanh nghiệp 16.568.000 18.454.000 19.367.000 - Cử đi học ở các trường 542.000 760.000 976.000 3. Chi phí BQ/ người ĐT tại DN 47.337 46.135 48.418 4. Chi phí BQ/ người cử đi học 54.200 54.285 54.222

Chi phí BQ/ người(chung) 47.527 46.411 48.667

Nhận xét: Từ bảng số liệu trên ta nhận thấy một số vấn đề về kinh phí đào tạo của doanh nghiệp trong vài năm qua như sau:

- Công ty đã có sự quan tâm đối với công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Số tiền mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư cho công tác đào tạo và phát triển là rất lớn. Cụ thể đầu tư cho đào tạo tại doanh nghiệp qua ba năm gần đây là 54.389 triệu đồng, cho việc cử đi học là 2.278 triệu đồng. Tổng số tiền đầu tư cho đào tạo hàng năm tăng lên, năm sau so với năm trước tăng gần 2 tỷ đồng.

Nguyên nhân của việc tăng kinh phí cho đào tạo hàng năm của công ty là do công ty nhận thấy hiệu quả của việc đầu tư cho giáo dục rất rõ, nó thể hiện ở sự tăng lên của năng suất lao động. Mặt khác, tăng đầu tư cho đào tạo có thể giải quyết nhu cầu về lao động của doanh nghiệp trong tương lai vì tương lai không xa doanh nghiệp sẽ cần những lao động giỏi cho mục tiêu phát triển của doanh nghiệp.

- Chi phí cho đào tạo ở trong doanh nghiệp cao hơn rất nhiều so với chi phí cho những lao động được cử đi học ở các trường chính quy. Chi phí cho đào tạo tại doanh nghiệp năm 2007 là 16.568 trđ trong khi chi phí cho cử đi học là 542 trđ gấp gần 30 lần, năm 2008 là 18.454 trđ trong khi cử đi học là 760 trđ gấp hơn 20 lần, năm 2009 gấp gần 20 lần.

Việc chi phí cho đào tạo tại doanh nghiệp cao hơn nhiều so với cử đi học là do số lượng được cử đi học ở các trường chính quy ít hơn nhiều so với số lượng được đào tạo tại doanh nghiệp. Số lượng được đào tạo tại doanh nghiệp bao gồm số đào tạo cho doanh nghiệp và số tuyển sinh được từ bên ngoài. Kinh phí đào tạo tại doanh nghiệp được thu lại một phần từ học phí của học viên đã tuyển sinh được bên ngoài.

Biểu trên cũng cho thấy tốc độ tăng đầu tư cho việc cử người đi học ở các trường nhanh hơn tốc độ tăng đầu tư cho đào tạo tại doanh nghiệp là do nhu cầu về những kỹ sư, những người quản lý của doanh nghiệp tăng mà đào tạo tại

doanh nghiệp không thể đáp ứng được do đó phải cử đi học ở các trường chính quy.

- Chi phí bình quân trên người được đào tạo có xu hướng tăng lên. Đó là tất yếu của việc tăng tổng chi phí cho đào tạo và phát triển hàng năm.

Ngoài ra, công ty cần quan tâm hơn tới công tác phát triển nguồn nhân lực ở góc độ đào tạo ngành nghề mới có xu hướng thịnh hành trong tương lai bằng cách tăng chi phí cho việc nghiên cứu, đào tạo ngành mới để khi hội nhập có thể đáp ứng ngay được nhu cầu của xã hội.

Một phần của tài liệu bx150 (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w