Đánh giá quy trình đào tạo

Một phần của tài liệu bx150 (Trang 27 - 32)

Quy trình đào tạo của công ty được xây dựng tương đối hoàn thiện. Do công ty có một trường trung cấp nghề chuyên đào tạo cho doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp cùng ngành nên quy trình đào tạo được xây dựng có một vài điểm khác biệt.

Bước 1: Xác định nhu cầu đào tạo

Ở bước này doanh nghiệp đã xác định số lượng cần tuyển hàng năm là bao nhiêu, chỉ tiêu này tương đối ổn định hàng năm. Chỉ khi nào nhu cầu đào tạo của xã hội tăng thì doanh nghiệp mới tăng.

Nhu cầu đào tạo = Nhu cầu đào tạo lao động của doanh nghiệp + Nhu cầu ngoài xã hội.

Nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp được xác định căn cứ vào việc phân tích công việc và đánh giá thực hiện công việc từ đó tìm được những vị trí công việc cần đào tạo.

Bước trên giúp doanh nghiệp có thể đào tạo đúng được những vị trí mà doanh nghiệp cần, tuy nhiên bước trên cũng cho thấy doanh nghiệp thụ động trong việc xác định nhu cầu, khi nào cần tời mới đào tạo.

Bước 2: Xác định mục tiêu đào tạo

Đối với mỗi ngành khác nhau thì trường trung cấp nghề của doanh nghiệp có yêu cầu đối với mỗi học viên sau khi ra trường cần đạt được, ở mỗi ngành nghề đào tạo khác nhau thì trường có những yêu cầu khác nhau. Yêu cầu này được xác định trước và ít thay đổi theo năm. Tuy nhiên, hiện nay khi khoa học công nghệ phát triển thì tiêu chuẩn chuẩn này cần phải được nâng lên cho phù hợp. Đối với những lao động được đi học của doanh nghiệp thì yêu cầu khác nhau, nó tuỳ thuộc vào vị trí của mỗi công việc cần đào tạo.

Ở bước trên có ưu điểm là: mục tiêu đã được xác định sẵn cho mỗi học viên do đó các học viên chỉ việc dựa vào đó mà có kế hoạch học tập cho phù hợp. Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm là: nếu yêu cầu quá cao sẽ tạo áp lực lớn cho học viên và có thể dẫn đến tình trạng không đạt được yêu cầu của đào tạo.

Bước 3: Lựa chọn đối tượng đào tạo

Đối tượng đào tạo được doanh nghiệp lựa chọn gồm những lao động ưu tú, có khả năng tiếp thu nhanh, họ là những lao động sẽ làm việc trong những vị trí mà doanh nghiệp đang thiếu người hoặc có nhưng không đạt được yêu cầu của công việc và những người có nhu cầu học tập trong xã hội.

Lựa chọn đối tượng đào tạo giúp doanh nghiệp xác định được những lao động sẽ được đào tạo cho những vị trí cần thiết. Nó có nhược điểm là có thể những người lao động giỏi chưa hẳn đã tiếp thu nhanh trong việc học nên có thể sẽ không đạt được yêu cầu của đào tạo.

Bước 4: Xây dựng chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo đã được xây dựng khi thành lập trường và thay đổi hàng năm là không đáng kể. Với những lao động được cử đi học thì chương trình được xây dựng dựa trên yêu cầu của công việc mà người học phải đạt được trong tương lai. Từ đó doanh nghiệp sẽ lựa chọn trường và lựa chọn khoa cho người học.

Xây dựng chương trình đào tạo của doanh nghiệp có ưu điểm là: người học sẽ đáp ứng được yêu cầu mà doanh nghiệp cần ở họ. Nó có nhược điểm là: người học có thể không đáp ứng được yêu cầu đào tạo, việc lựa chọn có thể thiếu khách quan.

Chi phí đào tạo của doanh nghiệp hàng năm được trích từ doanh thu của doanh nghiệp, nó được thu lại một phần từ học phí của những học viên có nhu cầu học tập từ bên ngoài. Chí phí dành cho người đi học chỉ có thể hoàn lại trong tương lai khi người lao động công tác tại doanh nghiệp.

Dự tính chi phí đào tạo của doanh nghiệp có ưu điểm là: Doanh nghiệp chủ động được chi phí phục vụ cho quá trình đào tạo, nếu doanh thu của doanh nghiệp cao đồng nghĩa với chi phí cho đào tạo cao. Tuy nhiên bước này có nhược điểm là thời gian hoàn lại chi phí trong tương lai chậm, nếu học viên được đào tạo không làm việc tại công ty thì kinh phí đào tạo của học viên đó không thể hoàn lại được. Mặt khác nếu doanh thu của doanh nghiệp giảm thì chi phí cho đào tạo cũng bị cắt giảm.

Bước 6: Lựa chọn và đào tạo giáo viên

Giáo viên của trường chủ yếu được lấy từ những lao động trong doanh nghiệp có tay nghề cao, có khả năng giảng giải, truyền đạt. Các giáo viên này được cử đi học tập một thời gian nhằm củng cố về khả năng lý luận.

Đối với những người được cử đi học khó có thể lựa chọn được giáo viên mà chỉ có thể lựa chọn được trường

Lựa chọn và đào tạo giáo viên giúp doanh nghiệp có thể đào tạo được các học viên cho các ngành nghề doanh nghiệp mong muốn đồng thời tận dụng được nhân lực trong doanh nghiệp mà không phải thuê giáo viên bên ngoài. Tuy nhiên bước này có nhược điểm là: Các giáo viên giảng dạy có nghiệp vụ sư phạm chưa cao vì họ chỉ được đào tạo trong thời gian ngắn để làm giáo viên, chi phí để phục vụ quá trình học tập và củng cố nghiệp vụ của các giáo viên cũng khá lớn

Kết quả đào tạo được đánh giá hàng năm sau mỗi khóa học. Người học chỉ được công nhận tốt nghiệp và được cấp chứng chỉ khi thực hiện đúng tiêu chuẩn đã đề ra. Trong mỗi khóa học nhà trường cũng cấp học bổng cho những học viên khá, giỏi. Sau khi ra trường những học viên khá giỏi học theo hình thức tự cấp được nhà trường mời ở lại công tác tại doanh nghiệp.

Đối với những lao động được cử đi học ở các trường để nâng cao nghiệp vụ quản lý và đào tạo kỹ sư thì việc xây dựng chương trình đào tạo được xây dựng chặt chẽ hơn, số lượng cũng không lớn. doanh nghiệp cũng trả 100% lương cho các đối tượng được cử đi học này.

Đánh giá chương trình và kết quả đào tạo giúp doanh nghiệp lượng giá lại quá trình đào tạo từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm bổ ích cho các khoá học sau. Tạo công ăn việc làm, cấp học bổng cho các học viên được đào tạo tại doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong thời gian tới.

Xác định nhu cầu đào tạo/ phát triển cầu đào tạo

Xác định mục tiêu đào tạo

Lựa chọn từ bên ngoài/ môi trường bên trong và chính sách nhân sự

Xác định chương trình đào tạo và phương pháp đào tạo

Lựa chọn và đào tạo giáo viên

Dự tính đào tạo và phát triển/ Đánh giá THCV chi phí đào tạo

Thiết lập quy trình đánh giá

C ác q uy tr ìn h đá nh g iá đ ượ c xá c đị nh p hầ n nà o bở i s ự có th ể đ o lư ờn g cá c m ục ti êu Đ án h g iá lạ i m ẫu c ần th iết

Một phần của tài liệu bx150 (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w