- Năng lực của cán bộ nhân viên: Trình độ nghiệp vụ của cán bộ nhân viên trực tiếp làm nhiệm vụ TTQT là nhân tố quan trọng quyết định tới hiệu quả
TẾ TẠI NGÂN HÀNG VPBANK
3.2. Giải pháp cấp vĩ mô:
3.2.1. Đối với Nhà nước:
3.2.1.1. Quy định và áp dụng các tiêu chuẩn về sản xuất và chất lượng sản phẩm đối với các doanh nghiệp sản xuất và các doanh nghiệp xuất khẩu:
Hiện nay rất nhiều các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu trong nước không có một tiêu chuẩn hay một quy trình sản xuất có khoa học phù hợp với luật pháp quốc tế. Có thể kể đến các doanh nghiệp và các hộ nuôi cá tra và cá basa xuất khẩu ở đồng bằng sông Cửu Long. Do không có chế độ sổ sách ghi chép đầy đủ về quy trình nuôi trồng và chế biến cá nên đã thua trong các vụ kiện bán phá giá tại Mỹ, EU và Nhật Bản, vốn là các thị trường lớn của Việt Nam. Vì vậy, Nhà nước cần phải có những quy định về việc áp dụng các chế độ sổ sách khoa học, các tiêu chuẩn kỹ thuật về sản xuất và sản phẩm. Để làm được điều này thì các doanh nghiệp một mặt phải chấp hành quy định của Nhà nước, một mặt phải chủ động thay đổi và cải tiến chính
mình cho phù hợp với những quy định của Nhà nước và luật pháp quốc tế. Trong vòng từ nay đến hết năm 2009 có thể thí điểm áp dụng tại một số doanh nghiệp và địa phương, sau đó sẽ tiến hành áp dụng trên cả nước và hoàn thành phấn đấu hoàn thành vào năm 2014. Có như vậy mới thúc đẩy ngoại thương và xuất khẩu hàng hoá trong nước phát triển, từ đó thúc đẩy hoạt động TTQT phát triển.
3.2.1.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế, chính sách về ngân hàng nói chung và thanh toán quốc tế:
Hiện nay, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan đến các hoạt động kinh tế như: Luật thương mại, Luật ngân hàng, Luật dân sự, Pháp lệnh chứng khoán, sửa đổi Luật thuế, thay đổi Nghị định quản lý ngoại hối, … Tuy nhiên có những điều luật vừa ban hành đã không phù hợp hoặc không đồng bộ với những điều luật khác.
Trong lĩnh vực TTQT cũng vậy, Nhà nước và chính phủ nên sớm ban hành các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động thanh toán XNK để tạo hành lang pháp lý cho các ngân hàng trong hoạt động này. Tạo cơ chế thông thoáng, chính sách khuyến khích phát triển cho hoạt động này. Có thể là một Nghị định về TTQT đề cập đến mối quan hệ pháp lý giữa giao dịch trong hợp đồng ngoại thương của người mua, người bán với giao dịch tín dụng chứng từ giữa các ngân hàng. Mối quan hệ về nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của người NK, XK và ngân hàng khi tham gia sử dụng thư tín dụng, mối quan hệ này cũng cần được pháp lý hóa trên cơ sở luật pháp quốc gia. Để tạo hành lang pháp lý cho giai đoạn này giữa ngân hàng và khách hàng, cần ký kết thỏa thuận chung mang tính nguyên tắc trong giao dịch bằng văn bản. Để thực hiện có hiệu quả quy chế hiện hành về quản lý ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước cần có những văn bản quy định trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý các chứng từ khi chuyển tiền ra nước ngoài. Như vậy, việc
ban hành một văn bản pháp lý về TTQT là cần thiết và cần phải có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan hữu quan nhằm tạo sự nhất quán cho việc ban hành và thi hành văn bản trên.
Nhanh tróng rà soát, sửa đổi , bổ sung cơ chế chính sách và các văn bản pháp quy phù hợp với lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế về lĩnh vực tiền tệ, tài chính và ngân hàng. Tiếp tục sửa đổi Luật về ngân hàng và các văn bản hướng dẫn kèm theo, tập trung vào những vấn đề chủ yếu như: Nâng cao vị thế và tính độc lập, tự chủ của Ngân hàng Nhà nước trong việc xây dựng, nâng cao năng lược thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Dự kiến các văn bản pháp lý này sẽ được từng bước hoàn thành trong các năm tiếp theo và hoàn thiện và năm 2012. Có như vậy thì các ngân hàng thương mại trong nước mới có cơ sở pháp lý trong các hoạt động, đặc biệt là hoạt động TTQT vì hoạt động này có liên quan đến yếu tố nước ngoài. Từ đó, nâng cao sức cạnh tranh và có thể dân nâng cao trình độ nghiệp vụ trong TTQT nhằm phục vụ có hiệu quả hơn trong điều kiện hội nhập ngày nay.
3.2.1.3. Tiến hành tự do hóa các giao dịch tài chính:
Quá trình tự do hóa tài chính quốc tế có vai trò vô cùng quan trọng và có ý nghĩa quyết định đối với sự tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và chính trị của quốc gia.
Những lợi ích có thể thu được khi tự do hóa lĩnh vực tài chính- ngân hàng như sau:
- Tự do di chuyển nguồn vốn sẽ cho phép các nước có nguồn tài chính hạn chế sẽ có thể thu hút đức nguồn tài chính của nước khác đầu tư vào các dự án có hiệu quả trong nước, cho phép nhà đầu tư nước ngoài đa dạng hóa các hình thức đầu tư của mình, đồng thời phân tán rủi ro thông qua việc đầu tư rộng rãi hơn. Cụ thể là tự do hóa giao dịch vốn sẽ cho phép cá nhân, doanh
nghiệp và thậm chí là các quốc gia có thể thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng bằng cách vay từ nước ngoài, khi thu nhập tăng lên thì trả nợ nước ngoài. Từ do hóa giao dịch vốn sẽ giúp các nhà đầu tư nước ngoài thu được tỷ lệ lợi nhuân cao hơn có thể và sẽ khuyến khích tiết kiệm và đầu tư. Từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- Khi xu thế mở cửa, tăng cường giao lưu buôn bán quốc tế ngày càng tăng, nhu cầu chi trả, thanh toán cho các giao dịch vãng lai ngày càng tăng, và chủ yếu đây là những khoản thanh toán, chi trả cho các nhu cầu thường xuyên cần thiết với giá trị không lớn. Việc tự do hóa giao dich ngoại tệ sẽ giúp giảm bớt các chi phí xã hội, giảm bớt phiền hà cho người dân khi có nhu cầu mua ngoại tệ chuyển ra nước ngoài vì những mục đích hợp pháp, các nhà đầu tư chuyển lợi nhuần về nước khi kinh doanh có lãi,…
Vì vậy trong vòng 5 năm tới, Nhà nước nên chủ động nới lỏng các quy định về tài chính- ngân hàng và tiến tới tự do hoá lĩnh vực này, một mặt vừa theo đúng lộ trình đã cam kết với WTO, một mặt vừa tạo điều kiện thúc đẩy các hoạt động của các ngân hàng phát triển, đặc biệt là hoạt động TTTQT
3.2.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và hệ thống ngân hàng ở Việt Nam:
3.2.2.1. Tổ chức tốt thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, thị trường hối đoái ở Việt Nam:
Việc hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là một trong những điều kiện quan trọng để các NHTM mở rộng nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và tạo điều kiện phục vụ TTQT được thực hiện tốt. Thông qua thị trường này, Ngân hàng Trung ương có thể điều hành tỷ giá cuối cùng một cách linh hoạt và chính xác nhất. Hoàn thiên và phát triển thị trường này để làm cơ sở cho việc hình thành thị trường hối đoái hoàn chỉnh ở Việt Nam sau này, chúng ta cần thực hiện ngay các hình thức giao dịch như: Đa dạng
hóa các ngoại tệ, các công cụ TTQT được mua bán trên thị trường. Mở rộng đối tượng tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng như ngân hàng Trung ương, các NHTM, những người môi giới, các tổ chức tín dụng,… nhằm tạo điều kiện cho thị trường hoạt động với tỷ giá chuẩn hơn, sát với thực tế hơn. Chỉ khi thực hiện thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, thị trường hối đoái phát triển thì mới đảm bảo có một tỷ giá linh hoạt, hợp lý, góp phần kích thích kinh tế thị trường phát triển. Tỷ giá thích hợp sẽ khuyến khích XK và hạn chế NK, góp phần mở rộng sản xuất và tái sản xuất trong nước.
3.2.2.2. Tiến hành hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống thanh toán quốc tế trên toàn hệ thống và xây dựng kênh trao đổi thông tin giữa các ngân hàng:
Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, việc cập nhập thông tin một cách kịp thời và chính xác có thể nói là vấn đề sống còn đối với các NHTM. Hoàn thiện và chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ, quản lý nghiệp vụ ngân hàng, nhất là những nghiệp vụ ngân hàng cơ bản theo hướng tự động hóa, ưu tiên phát triển các nghiệp vụ thanh toán, nghiệp vụ tín dụng, kế toán, quản lý rủi ro và hệ thống quản lý thông tin. Phát triển hệ thống thanh toán điện tử và hiện đại hóa hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng trên phạm vị toàn quốc nhằm hình thành một hệ thống thanh toán quốc gia thống nhất và an toàn, tiến tới tự động hóa hoàn toàn hệ thống thanh toán ngân hàng.
Ngày 07/11/2006 là ngày đánh dấu một mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập và phát triển của Việt Nam, chính thức trở thành thành viên của WTO, và chúng ta đã mở cửa thị trương, chào đón các nhà đầu tư nước ngoài vào. Ngành ngân hàng cũng không ngoại lệ. Và cạnh tranh đã, đang và sẽ diễn ra ngày càng khốc liệt giữa các ngân hàng trong nước mà còn với cả các ngân hàng nước ngoài có tiềm lực tài chính rất mạnh, mạnh hơn chúng ta rất nhiều. Chỉ có một hệ thống quản lý và thông tin hiện đại mới giúp các ngân hàng Việt Nam đương đầu và cạnh tranh ngang bằng với họ, chỉ có tích cực
đi trước đón đầu công nghiệ, hiên đại hóa hệ thống thanh toán thì mới đủ sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập hóa đang diễn ra ngày càng sâu rộng như hiện nay.
3.2.2.3. Điều chỉnh các chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ một cách hợp lý:
Trước tình hình giá cả leo thanh như hiện nay, Ngân hàng Trung ương nên có những chính sách tài khoá và tiền tệ thích hợp để một mặt vừa giảm được tốc độ làm phát, một mặt vẫn đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định, không rơi vào suy thoái. Ví dụ như nhà nước có thể giảm thuế đối với một số mặt hàng, đặc biệt là các mặt hàng có liên quan đến nhiều mặt hàng khác như xăng dầu chẳng hạn, hay điều chỉnh lượng tiền cung ra thị trường một cách hợp lý. Và nên kết hợp các chính sách này với nhau thì sẽ thu được hiệu quả cao. Vì lạm phát và giá cả là một vấn đề nhạy cảm và vừa mang tính chất trước mắt, vừa mang tính chất lâu dài nên Ngân hàng Trung ương nên sớm có các chính sách điều chỉnh cho hợp lý, mang lại hiệu quả cao nhất cho nền kinh tế. Có hạn chế được lạm phát thì Ngân hàng Nhà nước mới có thể nới lỏng chính sách thắt chặt tiền tệ đối với các ngân hàng thương mại, khi đó các ngân hàng thương mại mới có thể mở rộng các nghiệp vụ, trong đó có nghiệp vụ TTQT.
Và điều kiện áp dụng tất cả các chính sách này là cả Chính phủ, Nhà nước, Ngân hàng Trung ương, toàn bộ hệ thống ngân hàng và các doanh nghiệp cùng thống nhất thực hiện triệt để các chính sách do Nhà nước và Ngân hàng Trung ương đưa ra. Có như vậy thì mới thúc đẩy toán bộ nền kinh tế phát triển và thúc đẩy hoạt động TTQT phát triển.