Những khókhăn và thách thức trong quá trình thu hút đầ ut giai đoạn 1996 2001.

Một phần của tài liệu Thực trạng và triển vọng thu hút đầu tư vào KCN Dung quất (Trang 41 - 46)

II. Khái quát tình hình thu hút đầ ut vào khu công nghiệp Dung Quất thời kỳ 1996 2001.

3. Những khókhăn và thách thức trong quá trình thu hút đầ ut giai đoạn 1996 2001.

đoạn 1996 - 2001.

Bên cạnh những mặt đã đạt đợc trong thời gian qua khu công nghiệp Dung Quất cũng đã bộc lộ mặt cha đợc cần sớm khắc phục nhằm phát huy thế mạnh của Dung Quất. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó xuất phát từ nhiều phía: các văn bản của Nhà nớc về quản lý khu công nghiệp, các cơ quan quản lý khu công nghiệp hay chính từ phía bản thân khu công nghiệp Dung Quất.

Thứ nhất, cơ chế, chính sách đối với các khu công nghiệp:

Hành lang pháp lý, mô hình tổ chức và cơ chế quản lý cha đáp ứng yêu cầu đặt ra trong thực tế quản lý và đầu t phát triển. Đây cũng là khó khăn chung cho các KCN ở Việt Nam. Theo NĐ 36/CP của chính phủ ban hành kèm theo quy chế KCX, KCN, KCNC thì Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh sẽ là cơ quan quản lý trực tiếp khu công nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các

hoạt động sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp, vấn để quản lý Nhà nớc đối với khu công nghiệp đợc thực hiện theo nguyên tắc "một cửa - tại chỗ" theo đó các Bộ, ngành trung ơng và UBND tỉnh, thành phố sẽ uỷ quyền của một số lĩnh vực chuyên ngành nh công an, hải quan, thuế vụ tại khu công nghiệp để trực tiếp giải quyết các công việc trong khu công nghiệp. Nhng thực tế tại khu công nghiệp Dung Quất cũng nh các khu công nghiệp khác cơ chế này vẫn cha đợc thực hiện triệt để, dẫn tới thủ tục đầu t vẫn cha đợc đơn giản, nhà đầu t vẫn phải qua nhiều cửa, nhiều tầng nấc mới có thể triển khai đợc hoạt động của doanh nghiệp. Ví dụ nh có dự án trong khu công nghiệp Dung Quất để hoàn thành ph- ơng án đền bù cho một dự án phải mất 6 tháng, qua 14 cửa và 8 con dấu từ xã -huyện - tỉnh hay nh dự án nhà máy sản xuất kết cấu thép phi tiêu chuẩn của liên doanh xây lắp Việt - Nga phải mất 10 tháng mới duyệt xong phơng án đền bù, trong khi chỉ mất có một tuần lễ là xong cho 9 ha đất có một ngôi nhà và một ít cây trồng với tổng giá trị đền bù là 395 triệu đồng. Riêng đối với khu công nghiệp Dung Quất thì việc thực hiện cơ chế "một cửa - tại chỗ" càng khó khăn hơn, bởi vì đây là khu công nghiệp có quy mô diện tích rất lớn, lại có sân bay, cảng biển đô thị, có các đơn vị hành chính lãnh thổ nằm trọn bên trong. Về bản chất khu công nghiệp Dung Quất khác hẳn với các khu công nghiệp khác, nó phải là một khu kinh tế tổng hợp. Việc quản lý khu công nghiệp thông thờng đơn giản hơn do đối tợng quản lý chỉ bao gồm các doanh nghiệp, còn đối tợng quản lý trong khu kinh tế không chỉ dừng ở các doanh nghiệp mà còn phải điều chỉnh các lĩnh vực khác nh vấn đề quản lý đô thị và các yếu tố dân sự - xã hội. Song hiện tại Ban quản lý khu công nghiệp Dung Quất cũng không đủ thẩm quyền để quản lý những vấn đề mà thuộc về UBND các xã, huyện, trực thuộc hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi. Do đó đã có quá nhiều ngành, nhiều cấp đã và đang tham gia quản lý trong khu công nghiệp Dung Quất.

Trong khi đó, nếu chỉ xét riêng về lĩnh vực quản lý các doanh nghiệp thì đội ngũ cán bộ quản lý của khu công nghiệp Dung Quất cha đáp ứng đợc yêu cầu

phát triển của một khu công nghiệp lớn với các ngành công nghiệp nặng hiện đại có quy mô một dự án lớn và có chất lợng phát triển cao.

Vấn đề chính sách u đãi đầu t cũng tồn tại khá nhiều bất cập. Nh các khu công nghiệp khác chính sách u đãi đầu t đợc thực hiện theo quy định của luật đầu t nớc ngoài và luật khuyến khích đầu t trong nớc đã tạo nên sự khác biệt trong tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các loại hình doanh nghiệp. Trong khi đó khu công nghiệp Dung Quất càng có phức tạp hơn: khu công nghiệp Dung Quất theo NĐ24/CP thì là khu vực đặc biệt khuyến khích đầu t đối với đầu t trong nớc theo NĐ 51/CP chỉ là khu vực khuyến khích đầu t, Mặt khác KCN Dung Quất nằm trên địa bàn 2 tỉnh, mỗi tỉnh lại có những chính sách u đãi khác nhau đã gây khó khăn trong việc áp dụng và không tạo ra một sân chơi công bằng cho các nhà đầu t.

Chính vì những vấn đề trên mà cơ chế, chính sách thu hút đầu t cha mang tính nổi trội so với các khu vực khác, nhất là so với các khu công nghiệp ở Đông Nam Bộ nh Tân Thuận, Linh Trung (TP HCM), Sóng Thần, AMATA (Đồng Nai) ...

Thứ hai: Tâm lý e ngại đầu t vào miền Trung của các nhà đầu t. Môi trờng đầu t tại miền Trung còn rất yếu kém, không đủ hấp dẫn nhà đầu t đã tác động không nhỏ đối với công tác thu hút đầu t vào khu công nghiệp Dung Quất bởi những nguyên nhân sau:

- Điều kiện địa lý, địa hình phức tạp, điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, th- ờng hay xảy ra bão lũ. Kết quả là mức độ rủi ro do thiên nhiên gây ra là rất lớn và chi phí đầu t, chi phí sản xuất còn cao.

- Thị trờng miền Trung nhỏ bé, phân tán và cục bộ. Việc tiêu thụ sản phẩm tại chỗ luôn có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp. trong khi đó miền Trung có sức tiêu thụ thấp các tỉnh không có sự liên kết. Căn bệnh "trung tâm" đã làm cho miền Trung bị xé nhỏ. Tỉnh nào cũng đua nhau có cảng biển, có nhà máy đờng, xi măng ... Tỉnh nào cũng muốn trở thành trung tâm của khu vực dẫn

đến tình trạng cát cứ, không đủ mạnh để thu hút đầu t nhất là các nhà đầu t nớc ngoài vào các dự án lớn.

- Tình hình kinh tế xã hội miền Trung còn kém phát triển: Thực tế hơn 15 năm đổi mới nền kinh tế cho thấykhoảng cách về phát triển kinh tế-xã hội của miền trung so với hai đầu của đất nớc ngày càng doãng ra. Tất cả các chỉ tiêu kinh tế của khu vực này đều thấp hơn so với mức bình quân chung của cả nớc. Chẳng hạn lấy việc thu ngân sách trong năm 2000 trong khi tất cả các khu vực khác đều tăng thì thu ngân sách của miền Trung giảm 11%. Hay nh tỉnh Quảng Ngãi hàng năm ngân sách Nhà nớc vẫn phải hỗ trợ gần 70% ngân sách địa ph- ơng, thu nhập bình quân GDP đầu ngời chỉ bằng 50% so với mức trung bình cả nớc, dẫn đến tâm lí thụ động ỷ lại cha thực sự năng động, sáng tạo trong việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nớc.

Bảng: So sánh một số chỉ tiêu kinh tế trong năm 2000 của các vùng kinh tế trọng điểm .

Tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm (%)

GDP bình quân đầu ngời năm 2000 (1000đ) Tổng kim ngạch XK trên địa bàn (tr. USD) Tăng thu NSNN bình quân hàng năm (%) Cả nớc 6,7 6.427 11.600 11,14 Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 6,98 5.811 2.475 4,85 Vùng Đông Nam Bộ 7,67 13.733 6.128 18,74 Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung 6,16 5.037 246 -11

Nguồn : Kinh tế và Dự báo số10+11/2000

Tất nhiên, là một khu công nghiệp nằm trong một khu vực còn nhiều yếu kém nh miền Trung Dung Quất cũng chịu ảnh hởng bởi tâm lí tiêu cực của các nhà đầu t. Đó là một thách thức lớn mà khu công nghiệp này cần phải vợt qua.

Thứ ba: Hệ thống cơ sở hạ tầng còn nhiều bất cập. Với sự quan tâm của Nhà nớc Dung Quất chắc chắn sẽ có cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại, song điều đó là trong tơng lai. Hiện tại việc phát triển cơ sở hạ tầng cha thể đáp ứng yêu cầu thu hút đến từng cụm công nghiệp. Kinh nghiệm của các khu công nghiệp khác trong quá trình phát triển là thi công cuốn chiếu, vừa xây dựng vừa cho thuê. Những khu đã hoàn thiện đối với Dung Quất thì các hạ tầng kỹ thuật tổng thể đã đợc hoàn thành lại thiếu sự hoàn thiện các hạng mục nhỏ dẫn đến từng khu vực.

Các nơi khác trong khu công nghiệp có Công ty xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng. Công ty đó sẽ đảm nhận việc xây dựng cơ sở hạ tầng sau đó sẽ cho các doanh nghiệp thuê lại để thu hồi vốn và có lợi nhuận. Chính vì mục tiêu thu đợc lợi nhuận cao nên các Công ty đó sẽ cố gắng đẩy nhanh tiến độ để nhanh chóng hoàn thành các công trình cho thuê. Hạn chế của phơng thức này là nhiều nơi không quan tâm đến việc phát triển hạ tầng xã hội và thành công phụ thuộc vào tiềm lực của một doanh nghiệp. KCN Dung Quất đợc xây dựng cơ sở hạ tầng theo phơng thức khác (không thành lập Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp). Bên cạnh một số công trinh do các Tổng Công ty 90, 91 tiến hành, còn một số công trình lớn, công trình hạ tầng xã hội do ngân sách Nhà nớc cấp , Ban quản lý khu công nghiệp sẽ là đầu mối tiếp nhận nguồn vốn ngân sách và làm chủ đầu t. Xây dựng theo cách này đảm bảo phát triển liên hoàn các cơ sở hạ tầng. Nhng làm nh vậy cũng có nhiều hạn chế, đó là trong hoạt động có phạm vi rất rộng khó xác định các khoản chi dẫn đến sự bị động, có nhiều khoản chi theo kế hoạch năm nhng do điều kiện thực tế thay đổi vẫn phải chi dù hiệu quả cha cao, ngợc lại cần có thêm những khoản khác phát sinh trong thực tế, tuy hết sức cần thiết nhng cha lờng trớc nên không đa vào kế hoạch năm, hệ quả là có sự bị động, lúng túng và việc phát triển không sát với thực tiễn. Chẳng hạn có khu vực có những con đờng rất đẹp, rộng rãi nhng không phục vụ đợc nhiều, còn có những nơi rất cần có sự phát triển để đáp ứng nhu cầu đầu t và thi công lại không có hoặc cha hoàn thành. Hoặc nhiều công trình hạ tầng đã hoàn thành nhng do

không có Công ty nào quản lý và không có kinh phí để duy trì, bảo dỡng hàng năm nên rất có thể trong một thời gian nữa có nguy cơ xuống cấp và không phát huy đợc hiệu quả đầu t. Một vấn đề cũng bức xúc là việc phát triển hạ tầng xã hội hiện nay các trung tâm văn hoá thể thao, thơng mại - du lịch, trạm thu phát truyền hình còn là phác thảo trong quy hoạch, việc phát triển đô thị Vạn Tờng không có quy hoạch tổng thể, mới chỉ tiến hành quy hoạch từng cụm nhỏ để kịp thời với yêu cầu đầu t phục vụ cho công nhân, chuyên gia. Nh thế liệu Vạn Tờng sau khi hoàn thành có đợc một tổng thể hài hoà và thống nhất, không bị nát vụn?

Khách quan mà nói thì Dung Quất hiện nay đã tiến xa, tiến nhanh hơn nhiều so với 10 năm sau khi phát hiện, 6 năm sau kể từ ngày thành lập và cũng tiến rất nhanh so với nhiều công trình ở miền Trung. Nhng để đáp ứng điều kiện để "cất cánh" nhằm phát huy lợi thế của Dung Quất cần và rất cần sự phối hợp của các bên hữu quan nhằm khắc phục những thách thức trên

III. Triển vọng thu hút đầu t vào KCN Dung Quất thời gian tới.1. Những căn cứ đánh giá khả năng thu hút đầu t của KCN Dung

Một phần của tài liệu Thực trạng và triển vọng thu hút đầu tư vào KCN Dung quất (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w