*Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu
Thứ nhất, đứng ra bảo lãnh cho công ty thực hiện những hợp đồng lớn với
các đối tác nước ngoài nếu họ chưa thực sự tin tưởng với doanh nghiệp khi giao dịch và còn e ngại khi thiết lập quan hệ kinh doanh. Việc đứng ra bảo lãnh sẽ làm cho khách hàng yên tâm khi tham gia kinh doanh.
Thứ hai, Các Đại sứ quán tại nước sở tại nên thành lập trung tâm xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp trong tìm kiếm khách hàng, tư vấn cho doanh nghiệp về sản phẩm, khách hàng cũng như những vấn đề về thị trường khi công ty kinh doanh trên thị trường đó
Thứ ba, hỗ trợ kinh phí cho công ty trong việc tham gia hội chợ, tổ chức trưng
bày, giới thiệu sản phẩm …khi doanh nghiệp chưa cung cấp kịp, từ đó giúp công ty tranh thủ thời gian, không bỏ qua cơ hội kinh doanh.
* Tạo điều kiện cho công ty tiến hành hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu:
Để tất cả các doanh nghiệp có thể đẩy mạnh hơn hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu, thì điều đầu tiên cần có môi trường kinh doanh ổn định thuận lợi. chính vì vậy các cơ quan Nhà nước cần:
Thứ nhất, Rút ngắn thủ tục cấp phép xuất khẩu và các thủ tục khác. Tinh
giảm các thủ tục hành chính rườm rà , gây khó khăn cho doanh nghiệp khi làm việc với nhà nước. Hiện nay vẫn tồn tại một số quy định, chính sách của Nhà nước đối với ngành chè còn hạn chế, và có sự phân biệt giữa các nhóm sản phẩm. Ví dụ, mức thuế áp dụng cho các loại sản phẩm chè khác nhau là khác nhau. Do vậy cần có sự thống nhất các quy định, chính sách đối với sản phẩm chè. Việc tinh giảm thủ tục về xuất nhập khẩu hay việc đăng ký thương hiệu…sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia kinh doanh thuận lợi hơn.
Thứ hai, Các cơ quan Nhà nước cần khuyến khích hơn hoạt động xuất khẩu
các sản phẩm chè ra nước ngoài. Ngành chè là một trong những ngành có tiềm năng phát triển tại nước ta. Chính vì vậy thông qua việc ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm thuế trong nhập khẩu công nghệ chế biến chè…sẽ thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm chè mạnh mẽ hơn. Phía Tổng công ty chè Việt Nam cùng các cơ quan Nhà nước cần giúp đỡ công ty trong việc chuyển giao một số công nghệ sản xuất, chế biến chè.
Thứ ba, kiến nghị Bộ thương mại nên chỉ định cho các Đại sứ quán các nước
một trong những sản phẩm thế mạnh của doanh nghiệp Việt Nam, thông qua việc tổ chức các phòng trưng bày, hội chợ có quy mô.
* Hỗ trợ trong việc tạo dựng vùng nguyên liệu cho sản xuất
Theo Hiệp hội chè Việt Nam, thì chuẩn mực trong thu hái chè tại Việt Nam và trên thế giới là “ một tôm hai lá” và tiến hành hái bằng tay. Xong hiện nay đa phần búp chè được hái ở nước ta dài từ 25 – 30 cm, và được tiến hành hái bằng dao, liềm, do đó búp chè có thể lên tới sáu hoặc bảy lá. Chính vì vậy mà cây chè không kịp phát triển mà dần lụi đi.
Hiện nay diện tích chè nước ta đang có xu hướng hẹp dần do chưa có chiến lược thực hiện đảm bảo và nuôi trồng cây chè phục vụ cho sản xuất. Các cơ quan quản lý nhà nước cần có những biệp pháp giúp đỡ công ty trong công tác tạo vùng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất. Nhà nước nên hỗ trợ trong việc cung cấp cây giống, tiến hành giúp đỡ công ty trồng mới một số khu chè tại Lương Sơn và một số khu tại Thái Nguyên, miễn giảm thuế sử dụng đất đối với nguời trồng chè. Nhà nước cần tổ chức các cuôc hội thảo về công tác duy trì, hướng dẫn quy trình chăm sóc cây chè, thu lượm, cách thức hái chè. Từ đó giúp công ty về phổ biến cho công nhân viên khi thu lượm nguyên liệu theo đúng quy trình, tiêu chuẩn.
* Cung cấp, hỗ trợ cho doanh nghiệp thông tìn về thị trường và xúc tiến xuất khẩu đối với sản phẩm chè.
Các cơ quan quản lý trong nước cùng cơ quan đóng tại nước ngoài cần hỗ trợ công ty và các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm, nghiên cứu cùng hoạt động xúc tiến xuất khẩu. Đây là những hoạt động rất quan trọng giúp công ty làm tốt công tác mở rộng thị trường xuất khẩu của mình. Đại sứ quán cần hỗ trợ, cung cấp thông tin về thị trường xuất khẩu. Bởi việc tìm kiếm thông tin từ phía nhà nước dễ dàng hơn, có độ chính xác cao hơn. Việc tìm kiếm thông tin giúp công ty hoạch định chính sách kinh doanh cũng như đề ra những giải pháp trong quá trình thâm nhập mở rộng thị trường xuất khẩu. Đồng thời giúp công ty tham gia các cuộc hội chợ, triển lãm, quản bá sản phẩm công ty. Thông qua những thông
tin thu thập được công ty có thể nắm bắt tốt về thị trường về đối thủ cạnh tranh cùng xu hướng tiêu dùng chè trên thị trường.
Nhà nước cần hướng dẫn và hỗ trợ công ty đăng ký và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm chè. Bởi hiện nay công ty chưa có thương hiệu riêng cho mình, và đang xúc tiến công tác xây dựng thương hiệu. Một khi công ty có thương hiệu riêng thì vị thế cạnh tranh sẽ tăng đáng kể trên thị trường thế giới. do đó sự hỗ trợ từ phía nhà nước đối với xây dựng thương hiệu nói chung và các hoạt động khác là bức thiết, tạo sự an tâm cho công ty khi tham gia kinh doanh, mở rộng thị trường xuất khẩu.
* Nâng cao vai trò của Tổng công ty chè và Hiệp hội chè Việt Nam.
Trong những năm qua, tuy Tổng công ty chè Việt Nam đã giúp đỡ công ty hoàn thành tốt các hoạt động sản xuất, kinh doanh xuất khẩu các sản phẩm chè. Xong từ phía Tổng công ty chè vẫn chưa hết mình trong công tác giúp công ty mở rộng, phát triển thị trường xuất khẩu. Đặc biệt quá trình đàm phán, ký kết một số hoạt động với các bạn hàng từ Nhật,Hoa Kỳ. Do đó hoạt động kinh doanh của công ty chưa thật sự thành công tại các thị trường này. Vì vậy trong những năm tới Tổng công ty cần có những chính sách hỗ trợ tốt hơn về nhiều mặt, đặc biệt trong hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu chè đôi với công ty. Đối với hiệp hội chè Việt Nam cần thường xuyên cập nhật, cung cấp thông tin về tình hình nhu cầu thị trường, những biến động giá cả, xu hướng tiêu dùng trên các thị trường. Từ đó nên có những đánh giá sự tác động của các nhân tố, tạo những cơ hội, gây ra khó khăn gí với doanh nghiệp xuất khẩu chè Việt Nam. Hiệp hội chè cần đẩy mạnh hơn việc quảng bá chất lượng, đa dạng chủng loại chè cảu nước ta ra bên ngoài. Xây dựng các trung tâm tư vấn, nghiên cứu về thị trường, từ đó giúp đỡ doanh nghiệp trong việc nắm bắt thông tin xung quanh hoạt động xuất khẩu, mở rộng thị trường xuất khẩu. Để làm được điều này, thì các trung tâm phải có đội ngũ các chuyên gia về kinh tế, kỹ thuật, luật sư…để có thể tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp tốt hơn về thị trường, thủ tục xuất khẩu, luật pháp, chính sách kinh tế từng thị trường mà công ty thâm nhập, kinh doanh. Các
trung tâm này cũng có thể giúp công ty giải quyết những vấn đề phát sinh trong hoạt động kinh doanh, mở rộng thị trường xuất khẩu của mình.
KẾT LUẬN
Trong những năm qua, các quốc gia, doanh nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng của thị trường trong kinh doanh xuất nhập khẩu. Phần thị trường phản ánh năng lực cạnh tranh của quốc gia, sư phát triển của ngành hàng và vị thế của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp không chỉ duy trì, bảo về phần thị trường của mình mà còn không ngừng mở rộng thị trường ra bên ngoài. Một khi doanh nghiệp càng mở rộng, chiếm lĩnh được nhiều thị trường thì doanh nghiệp đó sẽ càng tiến sâu hơn trên con đường hội nhập thành công.
Trong những năm qua, các doanh nghiệp xuất khẩu chè Việt Nam đã đạt được những kết quả nhất định trong việc mở rộng thị trường. Điều đó phản ánh phần nào từ việc doanh thu của ngành tăng nhanh, những khó khăn về thị trường dần được tháo gỡ. Xong như vậy chưa thể kết luận chúng ta đã thành công, mà cần nâng cao hơn nữa hiệu quả trong hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu chè để tăng giá trị xuất khẩu chè đúng với tiềm năng.
Với đề tài “ Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu chè tại Công ty Thương
mại & Du lịch Hồng Trà”, bài viết đã hoàn thành các nội dung sau:
+ Làm sáng tỏ sự cần thiết phải mở rộng thị trường với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xuất khẩu chè nói riêng;
+ Phân tích thực trạng mở rộng thị trường xuất khẩu và các hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu chè tại công ty Thương mại & Du lịch Hồng Trà
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu chè của công ty Thương mại & Du lịch Hồng Trà .
Trong quá trình nghiên cứu, bài viết chỉ dừng lại ở việc phân tích những nhân tố chủ quan bên trong ảnh hưởng tới hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu chècủa công ty. Hy vọng trong thời gian tới với sự nỗ lực của ban lãnh đạo và
cán bộ công nhân viên công ty, cùng sự giúp đỡ từ phía Tổng công ty chè Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước, công ty sẽ thành công không chỉ trong hoạt động mở rộng thị trường mà trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty Thương mại & Du lịch Hồng Trà trong tương lai sẽ là cánh chim đầu đàn trong xuất khẩu chè ra nước ngoài.
Cuối cùng bài viết em xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới cô giáo PGS.TS Nguyễn
Thị Hường, các thầy cô giáo khoa KT & KDQT, Anh Doãn Việt Hùng – Trưởng phòng kinh doanh XNK 1, và các anh chị trong Công ty Thưong mại & Du lịch
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Nguồn từ sách
1. PGS.TS.Nguyễn Thị Hường ( 2002),“ Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn FDI ”, tập I, NXB Thống Kê.
2. PGS.TS.Nguyễn Thị Hường ( 2002),“ Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn FDI ”, tập II, NXB Thống Kê.
3. GS.TS. Nguyễn Thành Độ, TS. Nguyễn Ngọc Huyền,“ Quản trị kinh doanh ”, NXB Lao Động – Xã Hội, Hà Nội
4. GS.TS, Đỗ Đức Bình, PGS. TS. Nguyễn Thường Lạng (2002),“ Giáo trình Kinh tế quốc quốc tế ”, NXB Lao Động – Xã Hội, Hà Nội.
5. PGS.TS. Nguyễn Thị Hường,(2002),“ Giáo trình Kinh doanh quốc tế ”, tập I, II, NXB Lao Động – Xã Hội, Hà Nội.
6. Vũ Vân Đình, ( 2003),“ Doanh nghiệp trước cửa hội nhập ”, NXB Lao Động – Xã Hội, Hà Nội.
7. PGS.TS. Trần Minh Đạo, ( 2002),“ Giáo trình Marketing căn bản ”,
NXB Giáo Dục.
8. PGS.TS.Trần Minh Đạo, Nguyễn Trí Dũng,(2002),“ Giáo trình Marketing quốc tế ”, NXB Thống Kê.
9. Trần Thanh Hải,( 2004),“ Hỏi đáp về WTO ”, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.
10. Bộ Thương Mại,“ Chiến lược xuất nhập khẩu thời kỳ 2005 – 2010 ”,
NXBHà Nội.
11.Paul A. Samuen Lenson, William D. Norhalls, ( 2002), “ Kinh tế học”, tập II, NXB Thống Kê,
II. Nguồn từ công ty
1. Vũ Hữu Tửu (2002),“Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương”, NXB Giáo Dục.
2. Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh Công ty Thương mại & Du lịch Hồng Trà 2004, 2005, 2006, 2007,( phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu I ).
3. Tình hình tổ chức nhân sự Công ty Thương mại & Du lịch Hồng Trà, (
phòng Tổ chức – Hành chính ).
III. Nguồn Internet
1. W.W.W.Vitas.org.vn – Hiệp hội chè Việt Nam. 2. W.W.W.Mot.gov.vn – Bộ Thương Mại.
3. W.W.W.MPI.gov.vn – Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư. 4. W.W.W.economy.vn – Thời báo kinh tế
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP CHÈ VIỆT NAM ………….………..…….…………...….4
1.1. Một số vấn đề chung về thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp…4 1.1.1. Xuất khẩu………..………..…..4
1.1.1.1Khái niệm xuất khẩu………...………..……4
1.1.1.2. Vai trò của xuất khẩu………...5
1.1.2. Thị trường xuất khẩu………...………….……….……...7
1.1.2.1. Khái niệm về thị trường xuất khẩu…………...………...7
1.1.2.2. Phân loại thị trường……….8
1.1.2.3. Phân đoạn thị trường………...9
1.2. Mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp………...10
1.2.1. Khái niệm mở rộng thị trường xuất khẩu………….…….10
1.2.2. Vai trò của mở rộng thị trường xuất khẩu……….……11
1.2.3. Các phương hướng mở rộng thị trường xuất khẩu…………..12
1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp…………..………....13
1.2.4.1. Số lượng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp ………...………13
1.2.4.2. Số lượng thị trường xuất khẩu tăng bình quân ………..………….14
1.2.4.3. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân………..……….……15
1.2.4.4. Số lượng khách hàng mới tăng bình quân…...……..…...……..….15
1.2.5. Nội dung hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu………....………..16
1.2.5.1. Nghiên cứu thị trường xuất khẩu………..……….. 16
1.2.5.2. Xúc tiến xuất khẩu……….………..……….17
1.2.5.4. Giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu….……….……..19
1.3. Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu ……20 1.3.1. Nhân tố khách quan…………...20
1.3.1.1. Nhân tố quốc tế………20
1.3.1.2.Nhân tố quốc gia………...22
1.3.2. Nhân tố chủ quan ………..23
1.3.2.1. Chiến lược thị trường của doanh nghiệp……….23
1.3.2.2.Nguồn lực của doanh nghiệp………23
1.3.2.3. Chiến lược Marketing của doanh nghiệp………24
1.3.2.4. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm doanh nghiệp trên thị trường..24
1.4. Sự cần thiết phải mở rộng thị trường xuất khẩu đối với doanh nghiệp xuất khẩu chè Việt Nam………….24
1.4.1. Lợi ích của mở rộng thị trường xuất khẩu đối với doanh nghiệp xuất khẩu chè ………..…….……24
1.4.2. Yêu cầu phải mở rộng thị trường xuất khẩu khi Việt Nam trở thành thành viên WTO……….….…26
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI & DU LỊCH HỒNG TRÀ…………...27
2.1. Tổng quan về Công ty Thương mại & Du lịch Hồng Trà…………...…27
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty……….…..27
2.1.1.1. Giới thiệu chung về Công ty………..27
2.1.1.2.Chức năng, nhiệm vụ kinh doanh của Công ty...27
2.1.1.3. Cơ cấu bộ máy quản lý công ty……….28
2.1.1.4. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Thương mại & Du lịch Hồng Trà………...31
2.1.2. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty……………..………..….33
2.1.2.1. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty………..33
2.1.2.2.Kim ngạch xuất khẩu của công ty………...34
2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới mở rộng thị trường xuất khẩu chè của công ty thời gian qua ……….…………36
2.2.1. Nhân tố khách quan……….………36
2.2.1.1.Yếu tố từ các thị trường thế giới……….36
2.2.1.2. Yếu tố quốc gia………..38
2.2.2. Nhân tố chủ quan……….….39
2.3. Hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu chè của công ty………….…40
2.3.1. Tổng quan về thị trường xuất khẩu chè của công ty…………...40
2.3.1.1. Đánh giá tổng quan về thị trường xuất khẩu chè của công ty……40
2.3.1.2.Các thị trường xuất khẩu chính của công ty….………...42
2.3.2. Các hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu chè của công ty……..45
2.3.2.1.Nghiên cứu thị trường xuất khẩu………45
2.3.2.2. Xúc tiến thương mại xuất khẩu………..45
2.3.2.3. Lựa chọn thị trường, đối tác, hình thức xuất khẩu……….46
2.3.2.4.Tiến hành giao dịch, ký kết hợp đỗng xuất khẩu chè……….47
2.3.3. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu đánh giá hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu chè của công ty từ năm 2004 đến nay………48
2.3.3.1. Số lượng thị trường mới……….48
2.3.3.2. Số lượng thị trường xuất khẩu tăng bình quân………...49
2.3.3.3. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân……….50
2.3.3.4. Số lượng khách hàng mới tăng bình quân……….50
2.3.4 Đánh giá hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu chè của công ty trong những năm qua………..51
2.3.4.1. Những thành công trong mở rộng thị trường xuất khẩu chè của công ty………51
2.3.4.2. Một số hạn chế trong hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu Chè……….53
2.3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động mở rộng thị