thành công vào hai thị trường này.
Công ty đã chú trọng hơn trong công tác xây dựng hình ảnh sản phẩm, công ty trong lòng bạn hàng bằng việc nâng cao chất lượng sản phẩm, chấp hành tốt các yêu cầu từ phía đối tác, đồng thời không ngừng cải tiến dây chuyền sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu. Đồng thời tăng cường tạo môi quan hệ với đối tác. Từ đó thông qua đối tác công ty có thêm những bạn hàng, đối tác mới, và những hợp đồng mới. Những đối tác này được coi là cầu nối quan trọng của công ty với bạn hàng mới.
2.3.4.2. Một số hạn chế trong hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu chè chè
Bên cạnh nhứng thành công, hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty vẫn còn hạn chế một số điểm sau:
Công ty vẫn chưa chiếm lĩnh được một số thị trường lớn, có sức tiêu thụ lớn như thị trường Trung Đông, thị trường EU. Tuy công ty đang kinh doanh trên các thị trường xong sản lượng và giá trị xuất khẩu của công ty tại các thị trường này chưa đáp ứng nhu cầu tại đây. Đồng thời tại một số thị trường công ty chỉ chú trọng xuất khẩu tới đối tác sản phẩm của mình mà chưa có những biện pháp xây dựng hình ảnh, thương hiệu sản phẩm, thông qua bạn hàng có thể tìm kiếm được những khách hàng mới.
Công tác xúc tiến, tìm kiếm khách hàng mới, thị trường mới chưa được thường xuyên. Mặc dù năm 2005 công ty có 3 thị trường mới mở, xong sang năm 2006 công ty chỉ mở rộng thêm được 1. Hoạt động mở rộng thị trường chưa thực sự chủ động. Phần lớn khách hàng mà công ty đang quan hệ kinh doanh chưa phải do công ty chủ động tìm kiếm, mà họ tự đặt hàng.
Giá trị kim ngạch xuất khẩu của công ty trong 3 năm qua không tăng mà giảm đi. Năm 2005 giá trị xuất khẩu đạt 4.582 nghìn USD, xong năm 2007 giá trị xuất khẩu giảm còn 3.134 nghìn USD ( giảm 31,6%). Điều này cho thấy khi Việt Nam bước vào cánh cửa hội nhập, bước vào sân chơi chung thì tính cạnh tranh trên thị trường này rất gay gắt. Lý giải cho sự giảm sút là do trong năm 2007, giá trị xuất khẩu chè của công ty vào thị trường Irăc giảm mạnh, không đáng kể ( giá trị giảm gần 80%). Đây là một trong 3 thị trường chính mà công ty xuất khẩu sang khu thị trường Trung Đông.
Một hạn chế lớn nữa mà công ty chưa thực hiện được đó là vấn đề xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, công ty. Hiện nay công ty xuất khẩu ra bên ngoài thường lấy thương hiệu Vinatea. Đây là thương hiệu của Tổng công ty chè Việt Nam. Do đó đã ảnh hưởng lớn tới hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty trong thời gian qua.
Ngoài ra công ty còn có những hạn chế về đảm bảo chất lượng sản phẩm tại một số thị trường, ảnh hưởng tới uy tín công ty trên thị trường đó..
2.3.4.3. Nguyên nhân cuả những hạn chế trong hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu chè của công ty
* Nguyên nhân từ phía công ty.
Thứ nhất, công ty chưa có chiến lược cụ thể cho các hoạt động xuất khẩu
cũng như hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu. Hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty chủ yếu do tác động thị trường mang lại. Khi có những biến đọng thị trường thì công ty mới tính đến việc mở rộng thị trường sang thị trường khác. Công ty cũng chưa xây dựng cho mình chiến lược thị trường hiệu quả. Điều này minh chứng qua việc công ty đã không thành công khi thâm nhập vào một số thị trường, và để mất thị trường.
Thứ hai, các biện pháp hỗ trợ mở rộng thị trường xuất khẩu còn yếu, công
ty hiện chưa có phòng Marketing chuyên tổ chức nghiên cứu, xúc tiến thị trường. Do đó hoạt động nghiên cứu thị trường chưa được chủ động và hiệu quả.Thậm chí những hoạt động này chưa được tổ chức theo những quy trình nên
chưa thu lại hiệu quả cao nhất.
Thứ ba, công tác nghiên cứu, xúc tiến thương mại xuất khẩu, xây dựng
thương hiệu chưa được quan tâm đúng mực. Hiện nay hoạt động xúc tiến xuất khẩu mới ở giai đoạn đầu, chưa có kế hoạch cụ thể. Một phần do khả năng tài chính đầu tư cho xúc tiến xuất khẩu còn hạn chế. Công ty chưa có thưong hiệu riêng cho mình trong quá trình giao dịch, xuất khẩu mà lấy thương hiệu từ phía Tổng công ty chè Việt Nam.
Thứ tư, đội ngũ cán bộ tham gia hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu
còn thiếu về số lượng và thiếu về kinh nghiệm, trình độ nghiệp vụ vẫn còn yếu. Điều này ảnh hưởng lớn tới hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu của công ty trong thời gian qua. Đặc biệt là đội ngũ tham gia công tác tìm kiếm thị trường và xúc tiến xuất khẩu của công ty còn thiếu kinh nghiệm. Đa phần họ là những nhân viên mới vào công ty hoặc chưa làm việc nhiều năm.
* Nguyên nhân từ phía thị trường và nhà nước:
Thứ nhất, yêu cầu về sản phẩm của một số thị trường rất khắt khe: về chất
lượng, độ an toàn, yêu cầu về hàm lượng thuốc sâu, nguồn gốc về nguyên liệu sản xuất sản phẩm. Đây là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng lớn tới hoạt động mở rộng thâm nhập thị trường xuất khẩu của công ty thời gian qua.
Thứ hai, một số thị trường có chính sach bảo hộ nhằm bảo vệ các doanh
nghiệp kinh doanh chè trong nước như thị trường Ấn Độ,thị trường Trung Quốc. Tuy đây là hai thị trường có dân số đông, nhu càu sử dụng lớn xong hoạt động kinh doanh của công ty tại hai thị trường này chưa thật hiệu quả.
Thứ ba, công ty chưa nhận được sự quan tâm, hỗ trợ tốt từ phía Tổng
công ty chè Việt Nam và cơ quản lý nhà nước trong hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu. Hoạt động tổ chức các cuộc triển lãm, hội chợ tại thị trường nước ngoài chưa được cơ quan Nhà nước quan tâm nhiều. Tại một số thị trường công ty chưa nhận được sự hỗ trợ từ phía Đại sứ quán Việt Nam.
hạn chế, vẫn xảy ra tình trạng tranh giành trong thu mua nguyên liệu dẫn đến tình trạng gây sức ép về giá. Sự hỗ trợ trong đảm bảo nguyên liệu cho hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp chưa thật tốt. Hàng năm ngoài việc lấy nguyên liệu từ một số khu trồng. Công ty phải thu mua ngoài và nhập khẩu từ nước ngoài nhằm bảo đảm nguyên liệu sản xuất.
Tóm lại, chương II đi sâu phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu và hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu chè của công ty Thương mại & Du lịch Hồng Trà trong thời gian qua. Qua đó thấy được những thành công trong việc tiến hành mở rộng thị trường xuất khẩu chè của công ty cũng như những hạn chế còn tồn tạ imà công ty gặp phải trong quá trình thực hiện hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu. Đánh giá những nguyên nhân dẫn tới hạn chế khi mở rộng thị trường xuất khẩu. Để hiểu hơn về phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất khẩu và mở rộng thị trường công ty trong thời gian tới chúng ta sẽ nghiên cứu ở chương III của bài viết.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHÈ TẠI CÔNG TY THƯƠNG MẠI & DU LỊCH HỒNG TRÀ 3.1. Triển vọng thị trường chè thế giới đến năm 2015
3.1.1. Dự báo về thị trường chè thế giới đến năm 2015
Trong những năm qua thị trường thế giới vẫn có sự cân đối giữa sản lượng cung chè và nhu cầu chè. Tuy nhiên sự cân đối này bị tác động của những vụ mùa bội thu ở các nước sản xuất chè và nhu cầu nhập khẩu chè ở những nước tiêu thụ. Sản lượng chè thế giới tăng trên 60% trong gần 20 năm qua từ 1,85 triệu tấn lên đến 2,99 triệu tấn. Khi mà vấn đề diện tích đất trồng chè đang bị thu hẹp thì các nước đang có nhiều biện pháp hằm tăng năng suất chè. Trong dài hạn dự báo tình hình cung chè thế giới sẽ vượt nhu cầu chè. Các nước có khả năng cung cấp chè lớn là Ấn Độ, Trung Quốc, Srilanka, Kenya. Các quốc gia này sẽ cung cấp cho thị trường thế giớ khoảng 2,5 triệu tấn chè vào năm 2010. Sản lượng chè thế giới cũng sẽ tăng từ 2% đến 3% trong năm 2015 đạt khoảng gần 4 triệu tấn chè. Sản lượng xuất khẩu chè cũng tăng 1,7% vào năm 2015 đạt 2,1 triệu tấn,. Trong khi đó nhu cầu nhập khẩu chè thế giới cũng có những thay đổi tích cực. Nhu cầu nhập khẩu năm 2008 tăng 2,2% đạt 1,27 triệu tấn, đến 2015 con số này sẽ là 1,82 triệu tấn. Các nước nhập khẩu lớn phải kể tới là Ấn Độ, Trung Quốc, Nga, Anh và EU. Giá cả thị trường sau khi giảm sút trong thời gian qua thì sẽ tăng và ổn định trong thời gian tới. Giá chè thế giới sẽ vượt mức trên 2.000 USD/ tấn trong giai đoạn 2010-2015, cụ thể qua sơ đồ giá chè xuất khẩu trong những năm qua và trong thời gian tới ( xem trang bên ). Bởi theo các chuyên gia dự báo kinh tế thế giới, thì trong những năm đầu giai đoạn 2010- 2015 giá cả các mặt hàng sẽ bị đẩy lên cao, do ảnh hưởng từ những biến động lớn về các sản phẩm chủ yếu trên thế giới. Điều này một phần tạo cơ hội cho ngành chè thế giới phát triển và tăng giá trị sản phẩm của mình. Xong ben cạnh đó cũgn sẽ tạo ra những sức ép cho hoạt động sản xuất, xuất khẩu chè thế giới.
Hình 5: Biểu đồ giá chè XK của công ty các năm
Sức ép lớn của ngành chè thế giới là chi phí sản xuất ngày càng tăng nhanh, trong khi giá chè chỉ tăng ở mức cầm chừng, ổn định. Đồng thời khoảng cách chênh lệch giữa cung chè và cầu chè năm 2015 khoảng 98 nghìn tấn. Sản lượng chè đen thế giới ước đạt 2,7 – 3 triệu tấn, tăng 1,7%. Riêng chè đen Ấn Độ chiếm 45% sản lượng chè đen thế giới ( khoảng 1,3 triệu tấn). Năm 1998 chênh lệch giữa sản lượng cung chè và nhu cầu chè chỉ khoảng 2 nghìn tấn. Bước sang giai đoạn 2005-2010 con số này khoảng 50 nghìn tấn. Trong khi đó giá chè trong giai đoạn này giảm mạnh. Trong giai đoạn 2010-2015 giá chè có tăng xong không cao. Điều này gây ra những khó khăn nhất định cho ngành chè thế giới.
Sản lượng chè xanh thế giới dự báo sẽ đạt khoảng 975 nghìn tấn vào năm 2015, tốc độ tăng bình quân khoảng 2,4%/ năm. Trong khi Ấn Độ dẫn đầu về chè đen thì Trung Quốc là quốc gia có sản lượng và kim ngạch xuất khẩu chè xanh lớn nhất thế giới. Tổng sản lượng chè xanh nước này chiếm 75% sản lượng chè thế giới ( khoảng 740 nghìn tấn). Xuất khẩu chè xanh thế giới tăng khoảng 3%/năm, đạt 280 nghìn tấn, trong đó xuất khẩu chè xanh Trung Quốc chiếm 80% sản lượng và giá trị xuất khẩu.
3.1.2. Dự báo về thị trường xuất khẩu chè Việt Nam
Theo Hiệp hội chè Việt Nam, trong năm 2007 kim ngạch xuất khẩu chè cả nước đạt 100 triệu USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu chè đen chiếm 65%
về số lượng, 60% về giá trị xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu chè xanh chiếm 31% về số lượng và 37% về giá trị. Mức giá xuất khẩu bình quân năm 2007 đạt 1.092 USD/tấn, cao hơn mức giá năm 2006 gần 60 USD/tấn. Theo dự báo thì 6 tháng đầu năm 2008 kim ngạch xuất khẩu ước đạt 60 triệu USD. Các sản phẩm chè Việt Nam có mặt trên 92 quốc gia, trong đó các thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn : Trung Đông, Đức, EU, Hoa Kỳ, Nga….
Trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiệ nay, cuộc cạnh tranh giữa các quốc gia có thế mạnh về trồng, chế biến, xuất khẩu chè diễn ra ngày càng gay gắt. Việt Nam không những phải khai thác tốt lợi thế, tiềm năng về trồng và chế biến chè , mà cần có những chuẩn bị về thị trường tiêu thụ trong tương lai. Trong những năm qua thị trường tiêu thụ chè của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung còn thiếu sự ổn định. Nguyên nhân chính của vấn đề này chính là các sản phẩm chè chất lượng cao chiếm tỷ trọng thấp khi xuất khẩu. Hoạt động xuất khẩu chủ yếu dưới dạng giao nguyên liêu sơ chế qua và bán thành phẩm cho đối tác bên ngoài. Hầu hết các doanh nghiệp chưa xuất khẩu được những sản phẩm tinh chế thành sản phẩm sử dụng ngay, hoặc nếu có thì rất ít. Do vậy mà giá chè xuất khẩu của chúng ta luôn ở mức thấp so với mặt bằng chung trên thế giới.
Định hướng phát triển ngành chè Việt Nam trong năm 2008 và đến 2015 là tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường nước ngoài. Tiếp tục khai thác tối đa tiềm năng về trồng, chế biến chè cả nước. Mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm theo đúng chiến lược phát triển đã đề ra năm 2005. Năm 2008, ngành chè đặt mục tiêu sản lượng tươi đạt 650 nghìn tấn, sản lượng chè khô đạt 140 nghìn tấn, trong đó xuất khẩu gần 100 nghìn tấn đạt 110 triệu USD, tăng 9-11% so với năm 2007. Toàn ngành tiếp tục tiến hành cổ phần hoá một số xí nghiệp, cơ sở chế biến chè. Huy động sự đóng góp từ phía người nông dân, công nhân tham gia trong ngành trong việc tăng vốn cho doanh nghiệp. Do đó sẽ gắn quyền lợi và nghĩa vụ nhiều hơn cho người nông dân. Ngoài việc họ hưởng nguồn thu từ bán nguyên liệu, tham gia công tác trong các cơ sở chế biến, thì họ sẽ nhận phần
lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp của mình trong công ty. Đồng thời cũng tạo động lực lao động cho công nhân tham gia trong ngành.
Toàn ngành phấn đấu đến năm 2015, tổng khối lượng xuất khẩu chè cả nước đạt từ 130 – 140 nghìn tấn chè có chất lượng, giá trị và độ an toàn cao, giá trị xuất khẩu ước đạt 220 triệu USD. Giải quyết việc làm cho 1,2 triệu lao động trong ngành. Doanh thu bình quân từ 22 – 25 triệu VNĐ/ha đồi trồng chè. Đồng thời sẽ trồng mới, thay thế 60% diện tích đồi, khu trồng chè. Tiếp tục tăng cường hoạt động xuất khẩu từ 70 – 75% tổng sản lượng, tiêu thụ nội địa 20 – 25%. Khai thác tốt lợi thế là quốc gia có kim ngạch xuất khẩu chè xanh lớn trên thế giới. Để làm được điều này, Bộ NN & PTNT đã đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển ngành chè trong thời gian tới, bao gồm: Tiến hành quy hoạch, phát triển khu trồng chè, tăng cường công tác khoa học công nghệ và chuyển giao kỹ thuật trong sản xuất và chế biến; tăng sự hợp tác với các quốc gia có thế mạnh về chế biến xuất khẩu chè; tích cực xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ chè; khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến chè theo quy hoạch và từng bước hiện đại hoá các cơ sở chế biến theo hướng tăng tỷ trọng sản phẩm tinh chế, sản phẩm có chất lượng cao khi xuất khẩu.
Năm 2006 đánh dấu bước ngoặt lớn đối với nền kinh tế Việt Nam, khi nước ta chính thức trở thành thành viên thứ 149 của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Sau hơn một năm nền kinh tế nước ta đã có những chuyển mình lớn về mọi mặt, đặc biệt về kinh tế. Không chỉ vẫn giữ vững tăng trưởng kinh tế ở mức cao, mà kinh tế nước ta đã phát triển có chiều sâu. Nền kinh tế Việt Nam từng bước tiến gần tới một nền kinh tế thị trường được vận hành dưới sự chỉ đạo của Nhà nước. Xu thế hội nhập kinh tế đã tác động sâu tới mọi ngành, lĩnh vực hoạt động ở