CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY THÂM

Một phần của tài liệu Hoạt động thâm nhập thị trường EU của CTCP may Đức Giang. Thực trạng và giải pháp (Trang 72)

MẶC CỦA CÔNG TY MAY ĐỨC GIANG SANG THỊ TRƯỜNG EU

3.3.1 Giải pháp từ phía công ty :

- Thành lập phòng Marketing phục vụ quá trình thâm nhập thị trường EU nói riêng và thị trường thế giới nói chung

+ Cơ sở khoa học của giải pháp : Mỗi một công ty nếu muốn phát triển thị trường mạnh đều phải có phòng Marketing, có thể nói đây chính là bộ phận tạo nên hình ảnh của công ty và sản phẩm của công ty trong mắt người tiêu dung. Sự thành công hay thất bại trong việc thâm nhập một thị trường phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động của phòng Marketing.

Thị trường EU là một thị trường lớn với thói quen tiêu dùng sản phẩm phong phú đa dạng. Điều đó tạo cho mỗi một thị trường lãnh thổ trong thị trường EU có một nét riêng, đặc trưng khác biệt với các thị trường khác. Thị trường EU cũng có rất nhiều thị trường ngách nhỏ lẻ. Chính những điều này làm

cho vai trò của công tác nghiên cứu thị trường trong hoạt động thâm nhập thị trường EU là vô cùng quan trọng. Nếu muốn thâm nhập thành công vào mỗi thị trường mới thì công ty đều phải tiến hành các cuộc nghiên cứu thị trường một cách cẩn thận chi tiết để từ đó xác định được nhu cầu, thị hiếu, thói quen tiêu dùng của mỗi thị trường. Điều đó sẽ đảm bảo thành công cho quá trình thâm nhập của công ty.

Nhưng hiện nay, ở công ty may Đức Giang chưa có phòng Marketing phù hợp với tham vọng phát triển thị trường của công ty. Đó là một điều bất cập lớn cần phải được giải quyết ngay. Do hiện nay chưa có một phòng ban chuyên trách nhiệm vụ thâm nhập thị trường EU nên nhiệm vụ này cho đến nay vẫn chưa được hoàn thành tốt, còn nhiều vướng mắc. Do đó, thành lập phòng Marketing là một yêu cầu cấp bách.

+ Nội dung của giải pháp thành lập phòng Marketing

Phòng Marketing của một công ty thường có 4 bộ phận, với 4 nhiệm vụ khác nhau:

Về kinh doanh: Có nhiệm vụ bán hàng cho các điểm bán, mở rộng điểm bán, tăng chất lượng đơn hàng, phủ hàng...

Về trade Marketing (tiếp thị thương mại): Có nhiệm vụ hỗ trợ bán hàng đến các điểm bán, bằng những chương trình khuyến mãi cho chủ điểm bán hay những giá trị gia tăng cho chủ điểm bán.

Về customer Marketing (tiếp thị tiêu dùng): Có nhiệm vụ hỗ trợ bán hàng đến người tiêu dùng, giảm tồn kho tại quầy kệ điểm bán, tạo những giá trị gia tăng cho người tiêu dùng.

Về brand Marketing (tiếp thị nhãn hiệu): Có nhiệm vụ gia tăng sự nhận biết nhãn hiệu trong tâm trí người tiêu dùng theo sự định vị của công ty.

+ Hiệu quả của giải pháp đối với việc thâm nhập thị trường may mặc EU Việc thành lập phòng Marketing sẽ giúp cho công ty có một bộ phận chuyên trách nhiệm vụ thâm nhập thị trường EU, giúp cho công việc này được

phân bổ trách nhiệm rõ ràng và có sự chuyên môn hoá cao hơn. Bộ phận này sẽ có trách nhiệm nghiên cứu, lựa chọn thị trường, đề ra các phương thức thâm nhập thị trường, xác định thời điểm thâm nhập thị trường sao cho hợp lý, đạt kết quả cao. Đây sẽ là bộ phận chịu trách nhiệm cho thành công và thất bại cho hoạt động thâm nhập thị trường EU của công ty. Sự ra đời của bộ phận Marketing sẽ đảm bảo cho việc thâm nhập thị trường EU được tiến hành một cách chuyên nghiệp và bài bản hơn, nâng cao khả năng thành công của hoạt động thâm nhập thị trường giàu tiềm năng này.

- Tăng cường các hoạt động nghiên cứu thị trường EU

+ Cơ sở khoa học của giải pháp : Nghiên cứu thị trường là hoạt động cơ bản và là nền tảng của quá trình thâm nhập thị trường. Nghiên cứu thị trường giúp ta hiểu được thói quen, thẩm mỹ cũng như nhu cầu của thị trường đó, từ đó giúp ta đề ra được các phương án chiến lược chính xác nhằm thâm nhập thị trường đó một cách hiệu quả và ít tốn kém nhất.

Thị trường EU là một thị trường lớn với thói quen tiêu dùng sản phẩm phong phú đa dạng. Điều đó tạo cho mỗi một thị trường lãnh thổ trong thị trường EU có một nét riêng, đặc trưng khác biệt với các thị trường khác. Thị trường EU cũng có rất nhiều thị trường ngách nhỏ lẻ. Chính những điều này làm cho vai trò của công tác nghiên cứu thị trường trong hoạt động thâm nhập thị trường EU là vô cùng quan trọng. Nếu muốn thâm nhập thành công vào mỗi thị trường mới thì công ty đều phải tiến hành các cuộc nghiên cứu thị trường một cách cẩn thận chi tiết để từ đó xác định được nhu cầu, thị hiếu, thói quen tiêu dùng của mỗi thị trường. Điều đó sẽ đảm bảo thành công cho quá trình thâm nhập của công ty.

Mặc dù đã thâm nhập vào khá nhiều thị trường lớn ở thị trường EU nhưng tính cho đến nay công ty may Đức Giang vẫn chưa có hoạt động nghiên cứu thị trường này thực sự khoa học và nghiêm túc. Điều đó làm cản trở rất nhiều đến quá trình thâm nhập các thị trường của công ty may Đức Giang.

+ Nội dung của giải pháp

Để nghiên cứu thị trường có thể lấy thông tin từ 2nguồn : Nguồn thông tin sơ cấp và nguồn thông tin thứ cấp.

Nguồn thông tin thứ cấp là nguồn thông tin có sẵn trên sách báo, các tài liệu sẵn có. Đây là những thông tin sẵn có, mang tính chung chung, để tìm được các thông tin phù hợp với nhu cầu của công ty đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian. Hơn nữa, các thông tin này đều là các thông tin dễ lấy, khó áp dụng được vào quá trình thâm nhập thị trường EU của công ty.

Nguồn thông tin sơ cấp là nguồn thông tin không có sẵn, phải tiến hành các cuộc nghiên cứu để thu thập được các thông tin mình mong muốn. Tiến hành các cuộc nghiên cứu thị trường ở các thị trường có ý định thâm nhập và cả những thị trường đã thâm nhập nhưng chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Có thể dùng chính phòng Marketing xúc tiến thực hiện cuộc nghiên cứu này hoặc có thể nhờ các công ty chuyên về nghiên cứu thị trường lớn trên thế giới như công ty AC Nielsen (Thuỵ Điển).

Nghiên cứu và đánh giá lại toàn bộ thị trường, với những cơ hội mới, thách thức mới, các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, các đối thủ cạnh tranh, phướng hướng hoạt động kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh, nhu cầu thị trường EU về hàng may mặc sau năm 2007.

+ Hiệu quả của giái pháp

Sau khi tiến hành nghiên cứu thị trường, công ty sẽ biết được mình phải làm gì để có thể thâm nhập thị trường EU một cách hiệu quả nhất. Khi đã tiến hành các cuộc nghiên cứu để thu thập thông tin về thị trường, công ty sẽ có được cái nhìn chi tiết về thị trường đó, từ đó đề ra chiến lược thâm nhập cho từng thị trường một cách thích hợp, đảm bảo cho sự thành công của hoạt động thâm nhập. Sau khi tiến hành nghiên cứu thị trường, công ty sẽ biết được mình phải làm gì để có thể thâm nhập thị trường EU một cách hiệu quả nhất.

- Xây dựng và quảng bá thương hiệu cho các sản phẩm may mặc công ty may Đức Giang

+ Cơ sở khoa học của giải pháp: Thương hiệu là hình ảnh và là bộ mặt của sản phẩm và của công ty trong mắt người tiêu dùng. Một thương hiệu mạnh là một thương hiệu được nhiều người tiêu dùng biết đến và lựa chọn. Hiện nay, các công ty có sản phẩm được tiêu thụ mạnh và được nhiều người ưa thích đều là những công ty có thương hiệu mạnh. Những công ty gây được ấn tượng về sản phẩm và hình ảnh của công ty đều có cơ hội lớn tiêu thụ được sản phẩm của mình. Do đó, ta có thể thấy thương hiệu không chỉ là hình ảnh của công ty và sản phẩm của công ty mà còn là yếu tố quan trọng giúp công ty tiêu thụ được tốt sản phẩm.

Hiện nay, khách hàng tại các nước EU gần nhưkhông hề biết tới thương hiệu sản phẩm may mặc của công ty may Đức Giang, mặc dù, chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp không thua kém sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh. Nguyên nhân là do từ trước tới nay, chúng ta chủ yếu xuất khẩu hàng gia công cho nước ngoài dưới các thương hiệu của nhà nhập khẩu hoặc những thương hiệu nổi tiếng trên thế giới, mà không chú ý tới việc xây dựng cho riêng mình một thương hiệu. Trong thời gian tới, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh quảng bá thương hiệu hàng may mặc của Việt Nam trên thị trường EU.

+ Nội dung của giải pháp: Thiết lập hệ thống các cửa hàng trên các thị trường ở EU nhằm đưa hình ảnh sản phẩm của công ty may Đức Giang đến gần hơn với người tiêu dung. Tổ chức các cuộc triển lãm, tham gia các hội chợ về hàng tiêu dùng ở thị trường EU nhằm quảng bá sản phẩm và thương hiệu của công ty may Đức Giang.

Đẩy mạnh hoạt động quảng cáo sản phẩm tại các thị trường. Có thể chọn nhiều hình thức như quảng cáo qua các phương tiện nghe nhìn như báo, đài, tivi. Bên cạnh đó có thể phát tờ rơi, catalogue, ấn phẩm… để tên gọi sản phẩm của công ty trở nên quen thuộc với công chúng.

Công ty đã xây dựng cho mình một trang web về công ty để giới thiệu, quảng bá sản phẩm. Tuy nhiên giao diện của trang web còn đơn điệu, mới chỉ có tiếng Anh và tiếng Việt trong khi thị trường EU lại là thị trường đa ngôn ngữ và có niềm tự hào về dân tộc rất cao. Do đó, công ty càn phải nâng cao giao diện, cập nhật thêm các ngôn ngữ của các thị trường chính như Đức, Hà Lan, Bỉ… bổ sung thêm các thông tin về công ty. bổ sung thêm các chuyên mục bên ngoài giúp cho trang web của công ty thêm phần phong phú, sinh động. Từ đó có thể thu hút bạn hàng và người tiêu dùng truy cập và tìm hiểu thêm về công ty cũng như các sản phẩm của công ty.

Sử dụng có hiệu quả đội ngũ Việt kiều tại các quốc gia thành viên của EU trong việc thiết lập các kênh phân phối, điều tra nghiên cứu thị trường và quảng bá sản phẩm may mặc Việt Nam rộng rãi trong công chúng. Việt kiều sẽ là cầu nối tuyệt vời đưa sản phẩm may mặc Việt Nam vào các hội chợ triển lãm, các trung tâm thương mại ở nước ngoài.

+ Hiệu quả của giải pháp :

Đưa hình ảnh sản phẩm của công ty may Đức Giang và thương hiệu công ty đến gần hơn với người tiêu dùng ở thị trường EU. Từ đó thúc đẩy nhu cầu sử dụng sản phẩm của công ty của người tiêu dùng trên thị trường EU.

- Đào tạo và bổ sung đội ngũ cán bộ nhằm phục vụ cho quá trình thâm nhập thị trường EU

+ Cơ sở khoa học của giải pháp : Như ta đã biết, trong mọi hoạt động của tổ chức, con người luôn đóng vai trò trung tâm. Yếu tố con người quyết định đến sự thành bại của công ty trên thị trường. Đặc biệt, khi kinh doanh trên thị trường quốc tế nói chung và thị trường EU nói riêng thì yếu tố con người càng trở nên quan trọng không thể thiếu. Nhận thức được tầm quan trọng của yếu tố này, công ty cần phải thực hiện các chương trình nhằm bổ sung, đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên nhằm đáp ứng các nhu cầu của quá trình thâm nhập thị trường quốc tế.

Hiện nay, về đội ngũ lao động sản xuất, đa phần lực lượng lao động đều ở tuổi đời còn rất trẻ. Họ là những người hăng say, thừa nhiệt huyết và rất yêu nghề, có thể đảm bảo một khối lượng công việc lớn, tuy nhiên, trình độ chuyên môn lại chưa cao. Thực tế các năm qua cho thấy, tỷ lệ công nhân có tay nghề bậc cao còn rất thấp, chiếm tỷ lệ chưa đến 10% trong toàn bộ lực lượng tham gia sản xuất của công ty. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất ra sản phẩm, đặc biệt đối với những sản phẩm chất lượng cao đòi hỏi phải có một tay nghề có trình độ cao mới có thể đáp ứng được yêu cầu.

Về lực lượng quản lý, hiện nay công ty cũng đang trong quá trình trẻ hoá lực lượng quản lý. Đặc biệt trong phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu hiện nay, cán bộ nhân viên đều trong độ tuổi dưới 40, do đó mặc dù công việc của phòng rất nhiều nhưng lực lượng nhân viên vẫn có thể đảm bảo khối lượng công việc. Dù vậy, vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém, đó là nhân viên công còn thiếu về kinh nghiệm. Mặc dù, lực lượng nhân viên đều đã tốt nghiệp đại học trở lên nhưng những người có bằng trên đại học còn rất thấp, chiếm tỷ lệ nhỏ. Do đó, lực lượng kế cận cho đội ngũ lãnh đạo sau này vẫn còn là một dấu hổi. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác thị trường thiếu cả về lượng và chất.

+ Nội dung của giải pháp:

Công ty cần có kế hoạch tuyển chọn cán bộ và nhân viên có sức khoẻ và khả năng đáp ứng được yêu cầu của công việc. Bên cạnh đó, công ty cần phải lên kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty. Đây là những người gắn bó lâu năm với công ty, đã hiểu và nắm khá rõ về công việc cũng như yêu cầu của công ty, tuy nhiên nếu được nâng cấp trình độ chuyên môn thì họ sẽ còn cống hiến được nhiều hơn cho công ty.

Công ty cũng cần tạo điều kiện cho cán bộ kinh doanh ra nước ngoài để trao đổi kinh nghiệm, nắm bắt thị trường.

Công ty cũng cần phát triển mối quan hệ lao động trong công ty, khuyến khích người lao động tích cực trong công việc, tận tâm với công ty. Cần sử dụng các biện pháp để kích thích, tăng năng suất của người lao động. như : đề ra chế

độ thưởng phạt rõ ràng, có chính sách đãi ngộ tốt đối với những người có khả năng và có nhiều cống hiến cho công ty. Bên cạnh đó, cần chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên, hàng năm tổ chức các cuộc thi đua, các chuyến du lịch nhằm nâng cao đời sống tinh thần của cán bộ công nhân viên. Giúp họ thoải mái về tinh thần để có thể hăng say cống hiến cho công ty.

+ Ý nghĩa của giái pháp:

Giải pháp này nhằm tăng cường cả về chất và lượng của đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty may Đức Giang nhằm đáp ứng những yêu cầu khắt khe của quá trinh thâm nhập thị trường EU. Lực lượng sản xuất với chất lượng tay nghề cao sẽ giúp cho sản phẩm của công ty nâng cao chất lượng, vượt qua các yêu cầu về kỹ thuật, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của EU. Lực lượng quản lý nếu được bổ sung cả về chất và lượng sẽ giúp cho quá trình thâm nhập thị trường EU của công ty có thể thành công và có thể đứng vững tại thị trường này.

- Xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường EU hiệu quả cho công ty

+ Cơ sở khoa học của giải pháp : Chiến lược có vai trò định hướng, đặc biệt đối với các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế, nó sẽ giúp các doanh nghiệp đi từng bước vững chắc, xác định được các công việc phải làm, lường trước được những rủi ro thách thức từ đó đề ra được các phương án dự phòng trước các tình huống bất ngờ nhằm đảm bảo cho hoạt động thâm nhập thị trường của công ty thành công tốt đẹp. Công ty cần phải xác định rõ thâm nhập thị trường nào, bằng cách nào, do vậy công ty cần phải xây dựng một chiến lược thâm nhập thị trường EU hiệu quả.

Do hiện nay, công ty may Đức Giang vẫn chưa chủ động trong công tác nghiên cứu, thâm nhập thị trường do đó công ty vẫn chưa chủ động đề ra được

Một phần của tài liệu Hoạt động thâm nhập thị trường EU của CTCP may Đức Giang. Thực trạng và giải pháp (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w