TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG MAY MẶC EU

Một phần của tài liệu Hoạt động thâm nhập thị trường EU của CTCP may Đức Giang. Thực trạng và giải pháp (Trang 51)

2.2.1. Khái quát về thị trường may mặc EU

EU là một trong các thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, có tốc độ tăng trưởng cao tương đối ổn định, có đồng tiền riêng khá vững chắc.

EU là một thị trường rộng lớn, tính đến năm 2006 bao gồm 27 quốc gia, với diện tích là 4.000.000 km2 tổng số dân là 493 triệu người. Thị trường EU thống nhất cho phép tự do lưu chuyển sức lao động, hàng hoá, dịch vụ và vốn giữa các nước thành viên.

Về thói quen tiêu dùng

EU gồm 27 thị trường quốc gia, mỗi thị trường lại có những đặc điểm tiêu dùng riêng. Do vậy có thể thấy rằng thị trường EU có nhu cầu rất đa dạng và phong phú về hàng hoá. Có những loại hàng hoá rất được ưa chuộng ở thị trường Pháp, Italy, Bỉ nhưng lại không được người tiêu dùng Anh, Ailen, Đan Mạch và Đức đón chào. Tuy có những khác biệt nhất định về tập quán và thị trường tiêu dùng giữa các thị trường quốc gia trong khối EU, nhưng 27 nước thành viên đều là những quốc gia chủ yếu nằm ở khu vực Tây và Bắc Âu nên có những điểm tương đồng về kinh tế và văn hoá. Trình độ phát triển kinh tế xã hội của các nước thành viên khá đồng đều, cho nên người dân thuộc khối EU có những điểm chung về sở thích và thói quen tiêu dùng. Về hàng may mặc: người dân Áo, Đức và Hà Lan chỉ mua hàng may mặc không có chất nhuộm có nguồn gốc hữu cơ (Azo-dyes). Khách hàng EU đặc biệt chỉ quan tâm tới chất lượng và thời tràng của loại sản phẩm này. Nhiều khi yếu tố thời tràng lại mang tính quyết định cao hơn nhiều so với giá cả. Đối với mặt hàng này, nhu cầu thay đổi nhanh chóng, đặc biệt về mẫu mã.

Bảng 2.2: Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu sang các thị trường chính (Đơn vị: USD)

TT Danh mục Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

trọng trọng trọng Mặt hàng/ nước 66271335 100 79691280 100 95829761 100 I Jacket 31574598 38427891 47635318 EU (25 nước) 10535624 33 12680 321 33 17711481 37 Mỹ 21038974 67 25747 660 67 29923837 63 ASEAN 0 0 0 Các nước khác 0 0 0 II Sơ mi 30698394 34039609 40425204 EU (25 nước) 14979454 49 16977405 50 18248682 45 Mỹ 14567842 47 15788 404 46 20 361 444 50 ASEAN 0 4 0 4 0 5 Nhật 1151098 1 273 800 1 744 182 Các nước khác 0 70 896

III Quần áo khác 3998343 7223690 7 769 239

EU (25 nước) 105 768 111 893 1 384 560

Mỹ 3659532 7 071 727 6 384 679

Các nước khác 233043 40 070 0

(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu công ty may Đức Giang)

Người tiêu dùng châu Âu có sở thích và thói quen sử dụng các sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới. Họ cho rằng những nhãn hiệu này gắn liền với chất lượng sản phẩm và có uy tín lâu đời, cho nên dùng những sản phẩm mang nhãn hiệu nổi tiếng sẽ rất an tâm về chất lượng và an toàn cho người sử dụng. Nhiều trường hợp những sản phẩm này giá đắt, nhưng họ vẫn mua và không thích đổi sang các sản phẩm không nổi tiếng khác cho dù giá rẻ hơn nhiều.

Thị trường châu Âu về cơ bản cũng như một thị trường quốc gia, có ba nhóm người tiêu dùng khác nhau: (1) Nhóm có khả năng thânh toán ở mức cao, chiếm gần 20% dân số ở EU, dùng những hàng có chất lượng tốt nhất và giá cả

đắt nhất hoặc những mặt hàng hiếm và độc đáo; (2) Nhóm có khả năng thânh toán ở mức trung bình, chiếm 68% dân số, sử dụng loại hàng có chất lượng kém hơn so với nhóm 1 và giá cả cũng rẻ hơn; (3) Nhóm có khả năng thânh toán ở mức thấp, chiếm hơn 10% dân số, tiêu dùng những loại hàng hoá có chất lượng và giá cả thấp hơn so với hàng của nhóm 2. Hàng hoá đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên thị trường này gồm cả hàng hoá cao cấp lẫn hàng bình dân phục vụ cho mọi đối tượng. Đối tượng tiêu dùng hàng Việt Nam là nhóm 2 và 3. Các đối thủ cạnh tranh chính của hàng Việt Nam là hàng Trung Quốc và hàng của các nước ASEAN khác.

Xu hướng tiêu dùng trên thị trường EU đang có những thay đổi, họ yêu cầu về mẫu mốt và kiểu dáng hàng hoá thay đổi nhanh, đặc biệt đối với những mặt hàng thời tràng. Sở thích và thói quen tiêu dùng trên thị trường này đang thay đổi rất nhanh cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ. Ngày nay người châu Âu cần nhiều chủng loại hàng hoá với số lượng lớn và những hàng hoá có vòng đời ngắn, giá rẻ hơn và phương thức dịch vụ tốt hơn.

Về kênh phân phối

Hệ thống kênh phân phối của EU về cơ bản cũng giống như hệ thống phân phối của một quốc gia, gồm mạng lưới bán buôn và mạng lưới bán lẻ. Tham gia vào hệ thống phân phối này là các công ty xuyên quốc gia, hệ thống các cửa hàng, siêu thị, các công ty bán lẻ độc lập.

Hình thức tổ chức phổ biến nhất của các kênh phân phối trên thị trường EU là theo tập đoàn và không theo tập đoàn. Kênh phân phối theo tập đoàn có nghĩa là các nhà sản xuất và các nhà nhập khẩu của một tập đoàn chỉ cung cấp hàng hoá cho hệ thống cửa hàng và siêu thị của tập đoàn này mà không cung cấp hàng cho hệ thống bán lẻ của tập đoàn khác. Còn kênh phân phối không theo tập đoàn thì ngược lại, các nhà sản xuất và nhà nhập khẩu của tập đoàn này ngoài việc cung cấp hàng hoá cho hệ thống bán lẻ của tập đoàn mình còn cung cấp hàng hoá cho hệ thống bán lẻ của tập đoàn khác và các công ty bán lẻ độc lập.

Rất ít trường hợp các siêu thị lớn hoặc các công ty bán lẻ độc lập mua hàng trực tiếp từ các nhà xuất khẩu nước ngoài. Mối quan hệ bạn hàng giữa các nhà bán buôn và bán lẻ trên thị trường EU không phải là ngẫu nhiên mà phần lớn là do có quan hệ tín dụng và mua cổ phần của nhau. Các nhà bán buôn và bán lẻ trong hệ thống phân phối của EU thường có quan hệ làm ăn lâu đời và rất ít khi mua hàng của các nhà cung cấp không quen biết. Họ liên kết với nhau chặt chẽ thành một chuỗi mắt xích trong kinh doanh bằng các hợp đồng kinh tế. Các cam kết trong hợp đồng được giám sát nghiêm ngặt bởi các chế tài của luật kinh tế. Việc đổ bể hợp đồng nhập khẩu sẽ kéo theo sự đổ bể của các hợp đồng cung ứng nội địa. Vì vậy các nhà nhập khẩu của EU yêu cầu rất cao về việc tuân thủ chặt chẽ các điều kiện của hợp đồng, đặc biệt là chất lượng và thời gian mua hàng.

Hệ thống phân phối của EU đã hình thành nên một tổ hợp chặt chẽ và có nguồn gốc lâu đời. Tiếp cận được hệ thống phân phối này không phải dễ dàng đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam.

Các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng

Một đặc điểm nổi bật trên thị trường EU là quyền lợi của người tiêu dùng rất được bảo vệ khác hẳn với thị trường của các nước đang phát triển. Để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, EU tiến hành kiểm tra các sản phẩm ngay từ nơi sản xuất và có các hệ thống báo động giữa các thành viên, đồng thời bãi bỏ việc kiểm tra các sản phẩm ở biên giới. EU đã thông qua những quy định về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng về độ an toàn chung của các sản phẩm được bán ra, các hợp đồng quảng cáo, bán hàng tận nhà, nhãn hiệu...

Chính sách ngoại thương

Tất cả các nước EU cùng áp dụng một chính sách ngoại thương chung đối với các nước ngoài khối. Uỷ ban châu Âu EC là người đại diện duy nhất cho Liên minh trong việc đàm phán, ký kết các Hiệp định thương mại và dàn xếp tranh chấp trong lĩnh vực này.

Chính sách ngoại thương EU gồm: Chính sách thương mại tự trị và chính sách thương mại dựa trên cơ sở Hiệp định, được xây dựng dựa trên các nguyên tắc sau: Không phân biệt đối xử, minh bạch, có đi có lại và cạnh tranh công

bằng. Các biện pháp được áp dụng phổ biến trong chính sách này là thuế quan, hạn chế về số lượng, hàng rào kỹ thuật, chống bán phá giá và trợ cấp xuất khẩu.

Hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP từ 1/7/1996 tới nay. Bắt đầu từ tháng 1 năm 2005, EU bãi bỏ chế độ hạn ngạch hàng dệt may Việt Nam vào thị trường này. Đây là một điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đồng thời cũng là một thách thức đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải nâng cao công ty, hạ giá thành sản phẩm để cạnh tranh với hàng dệt may của các nước khác.

2.2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thâm nhập thị trường may mặc EU mặc EU

Về luật pháp

Có nhiều loại quy định thâm nhập thị trường nhưng có một loại không công ty nào dám coi thường là các quy định về pháp lý. Nếu luật EU quy định rằng một số chất nào đó không được sử dụng cho các sản phẩm bán ở thị trường EU thì tất cả các nhà nhập khẩu của EU đều phải tuân theo yêu cầu tối thiểu đó. Ngược lại sản phẩm của họ sẽ bị cấm lưu hành trên thị trường

Để đảm bảo cạnh tranh công bằng trong thương mại, EU đã thực hiện các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp xuất khẩu và chống hàng giả. EU đã ban hành chính sách chống bán phá giá và áp dụng thuế “chống xuất khẩu bán phá giá” để đấu tranh với những trở ngại trong buôn bán với thế giới thứ ba.

Không chỉ dừng lại việc áp dụng các biện pháp chống cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại, EU còn sử dụng một biện pháp để đẩy mạnh thương mại với các nước đang phát triển và chậm phát triển là Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP).

Bên cạnh luật pháp, một trong những công cụ chính của EU trong việc xúc tiến các sản phẩm môi trưởng là hình thức thuởng ưu đãi giảm trên ‘thuế môi trường’ trên sản phẩm. Ví dụ các hệ thống ưu đãi thường là những trợ giá thông thường và hỗ trợ kế hoạch tổ chức tuy nhiên các hệ thống thuế này cũng hỗ trợ hệ thống GSP xanh. Hệ thống GSP hoạt động trên cơ sở giả định rằng những ưu đãi tăng thêm có thể được thưởng cho doanh nghiệp, cho những nhà sản xuất

cam kết vấn đề môi trường và cho những công ty nghiên cứu các kỹ thuật sản xuất sạch hơn. Ngoài ra nguyên tắc ‘tiền phạt đối với những người làm ô nhiễm’ trở nên hiển nhiên tại EU, các chi phí ngăn ngừa và dọn dẹp ô nhiễm được quy trách nhiệm cho người gây ô nhiễm. Các nhà nhập khẩu đối mặt với vấn đề này thường muốn chia sẽ những chi phí phụ trội với các đối tác ở các quốc gia đang phát triển của họ.

Vthuế nhập khẩu và hạn ngạch

Tất cả các quốc gia thành viên EU đều áp dụng hệ thống thuế Hải quan thông thuờng khi hàng nhập khẩu hàng từ bên ngoài EU. Nếu không có hiệu lực của một hiệp định thương mại đặc biệt, thì hệ thống thuế nhập khẩu chung được áp dụng. Tuy nhiên một số hiệp định thương mại ưu đãi được áp dụng cho nhiều quốc gia đang phát triển, ví dụ như:

Hệ thống GSP – Generalized System of Preferences áp dụng từ 1-1-1995 được thay thế bằng RGSP – Renewed Generalized System of Preferences.

Hiệp định Lomé lần thứ 4 cho các quốc gia Châu Phi, Caribbean và Thái Bình Dương.

RGSP: Hiệp định này cho phép các sản phẩm từ các quốc gia có liên quan có thể nhập khẩu theo biểu suất thuế ưu đãi hoặc sản phẩm từ các quốc gia kém phát triển được miễn thuế nhập khẩu. Nhà xuất khẩu phải điền vào ‘Chứng nhận Xuất xứ Form A’, được cơ quan có thẩm quyền ban hành. Hệ thống thuế tình cờ và thuế trần không tồn tại.

Hiệp định Lomé: Các sản phẩm có nguồn gốc từ các quốc gia ACP có thể được nhập khẩu miễn thuế, khi nhà xuất khẩu điền vào “Chứng nhận Vận chuyển EUR.1” và do Hải quan của nước xuất khẩu cấp.

Hàng hoá nhập khẩu vào EU được tự do lưu thông trên lãnh thổ 27 nước thành viên sau khi đóng các khoản thuế nhập khẩu quy định. Cho phép hàng bán thành phẩm hoặc nguyên liệu thô được nhập để gia công và tái xuất khẩu trong EU mà không cần phải nộp thuế hải quan và VAT đối với hàng hoá đã sử dụng. Hàng hoá trong khu vực tự do (được coi là khu vực đặc biệt trên lãnh thổ hải

quan EU) được miễn thuế nhập khẩu, thuế VAT với quy định: nếu được lưu tại khu vực này thì được coi là chưa nhập khẩu vào EU; ngược lại, hàng hoá của EU lưu tại đây được coi là đã xuất khẩu. Về quy tắc xuất xứ, EU áp dụng hai loại không ưu đãi và ưu đãi. Các quy tắc không ưu đãi về xuất xứ được đề cập trong luật thuế. Hàng năm, Uỷ ban châu Âu đăng trên Công báo về biểu thuế quan hưởng theo MFN đối với tất cả danh mục hàng hoá nhập khẩu vào EU.

Từ 01/01/2006 đến 31/12/2008, EU áp dụng GSP mới dành cho 143 nước độc lập, 36 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam. Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập mới này đơn giản hoá việc phân loại sản phẩm hàng hoá từ loại là rất nhạy cảm, bán nhạy cảm và không nhạy cảm thành 2 loại là sản phẩm không nhạy cảm và nhạy cảm. Theo hệ thống mới này, sản phẩm nhạy cảm (gồm rất nhiều sản phẩm nông nghiệp, dệt may, gang và thép) được giảm một mức thuế chung là 3,5% đối với những sản phẩm tính thuế theo trị giá (có một số ngoại lệ chủ yếu là hàng dệt may); và giảm 30% đối với sản phẩm tính thuế đặc định so với mức thuế MFN. Các sản phẩm không nhạy cảm được miễn thuế hoàn toàn khi nhập khẩu vào EU.

Về văn hoá

EU là một thị trường chung cấu thành từ 27 thị trường các nước thành viên và vùng lãnh thổ khác nhau, và do đó, vẫn còn tồn tại các cách thức kinh doanh, tập quán kinh doanh tương đối khác nhau ở quy mô doanh nghiệp và khu vực.

Về hàng rào kỹ thuật

EU là một thị trường lớn, có nhu cầu rất đa dạng và phong phú về hàng hoá. Nhưng đồng thời cũng là một thị trường áp dụng nhiều biện pháp hàng rào kỹ thuật đối với hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài.

Khung pháp lý quốc tế về rào cản kỹ thuật: Hiệp định về các rào cản kỹ thuật đối với Thương mại (TBT) trong WTO là khung pháp lý quốc tế đối với định chế và các yêu cầu kỹ thuật. Các nguyên tắc chính trong TBT là hài hoà, minh bạch, vừa đủ và không phân biệt đối xử. Các nguyên tắc này được cụ thể hoá thành các

tiêu chí, điều kiện cho từng loại hàng hoá, nhóm sản phẩm khác nhau một cách khá chặt chẽ và khắt khe như dán nhãn mác (CE), dấu CE, quy định về an toàn thực phẩm, mức độ dư lượng tối đa… Trên thực tế, các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn với TBT, bởi trình độ và tính tự giác thực hiện của nhiều doanh nghiệp còn thấp, chưa đồng đều.

Các vật liệu chính sử dụng cho sản xuất các sản phẩm may mặc thông thường là bông và sợi nhân tạo. Trong quá trình sản xuất nhiều chất độc hại được thải ra. Quá trình sản xuất có nhiều ảnh hưởng đến môi trường:

Chế biến sản xuất: Ảnh hưởng lớn nhất chủ yếu trong giai đoạn trồng trọt nguyên liệu thô và giai đoạn sản xuất vải. Các quá trình này tiêu thụ một lượng nước rất lớn và nhiều hoá chất được sử dụng trong quá trình sử lý ướt và tạo ra nhiều chất thải.

In và nhuộm: Nhuộm là 1 giai đoạn chính làm ô nhiễm nước thải trong quá

Một phần của tài liệu Hoạt động thâm nhập thị trường EU của CTCP may Đức Giang. Thực trạng và giải pháp (Trang 51)