Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động thâm nhập thị trường nước

Một phần của tài liệu Hoạt động thâm nhập thị trường EU của CTCP may Đức Giang. Thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 31)

- Tốc độ tăng số lượng thị trường xuất khẩu bình quân. Công thức:

T= ——————— (1) n

Trong đó:

T: tốc độ tăng số lượng thị trường xuất khẩu bình quân

t1, t2, …, tn: số lượng thị trường xuất khẩu thực mới hàng năm của doanh nghiệp.

n: số năm trong giai đoạn.

+ Khi T < 0: hoạt động thâm nhập thị trường kém hiệu quả

+ Khi T = 0: hoạt động thâm nhập thị trường mới ở mức cầm chừng chỉ duy trì được những thị trường hiện tại.

+ Khi T > 0: hoạt động thâm nhập thị trường có hiệu quả.

Đây là chỉ tiêu đánh giá hoạt động thâm nhập thị trường của doanh nghiệp theo chiều rộng. nó có thể tính cho tất cả các sản phẩm của doanh nghiệp cũng như cho từng sản phẩm xuất khẩu.

Số lượng thị trường xuất khẩu thực mới hàng năm Công thức: t = td – tm (2)

Trong đó:

t: số thị trường thực mới td: số thị trường mới mở tm: số thị trường thực mất đi

+Khi t < 0: hoạt động thâm nhập thị trường của doanh nghiệp đang trong tình trạng xấu. Số thị trường mới mở nhỏ hơn số thị trường mất đi làm cho phạm vi thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp giảm đi so với ănm trứơc.

+Khi t = 0: doanh nghiệp mới duy trì được thị trường của mình, số thị trường mới mở bằng với số thị trường mất đi. Như vậy hoạt động thâm nhập thị trường của doanh nghiệp cha hiệu quả.

Chỉ tiêu này là một chỉ tiêu rất quan trọng giúp các nhà quản lý có thể đánh giá một phần hoạt động thâm nhập thị trường của doanh nghiệp theo chiều rộng. Một ưu điểm rất lớn của chỉ tiêu này là có thể tính toán cho mọi sản phẩm

xuất khẩu, từ đó nhằm đánh giá tiềm năng của từng loại mặt hàng; trên cơ sỏ đó đề ra chính sách về sản xuất cho doanh nghiệp.

-Tốc độ phát triển kim nghạch xuất khẩu bình quân Tốc độ tăng kim nghạch xuất khẩu bình quân (K). ________________ K = n – 1√ k1 x k2 x … x kn (3) Trong đó:

+ K: tốc độ phát triển kim ngạch xuất khẩu bình quân

+ k1,k2,..,kn: là tốc độ tăng kim ngạch liên hoàn (tốc độ tăng kim ngạch năm sau so với năm trước), đựoc tính bằng kim ngạch năm sau chia cho năm trước.

Nếu K > 1 có nghĩa hàng hoá xuất khẩu đã khai thác và đáp ứng tố nhu cầu của thị trường hiện tại

Nếu K<=1 cho thấy tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu đang chững lại hoặc có xu hướng giảm. ĐIều này có thể do: hoặc là hoạt động thâm nhập thị trường chưa hiệu quả, chưa tăng đựoc số lượng và giá trị hàng xuất khẩu vào thị trường hiện tại, hoặc nhu cầu của thị trường hiện tại đã ở mức bão hoà đòi hỏi phải phát triển thị trường xuất khẩu sang các khu vực mới.

Đây là một chỉ tiêu rất quan trọng trong việc đánh giá hoạt động thâm nhập thị trường của doanh nghiệp theo chiều sâu.

2.4.4. Tốc độ tăng số lượng sản phẩm mới bình quân Công thức:

s1 + s2 +… + sn

S = ——————— (4) n

Trong đó:

S: tốc độ tăng số lượng săn phẩm mới bình quân

s1, s2, …, sn: số lượng sản phẩm mới hàng năm, s đượcc tính bằng số sản phẩm mới đã ra thị trường trừ đi số sản phẩm dừng không xuất khẩu nữa (số sản

phẩm bị mất)

n: số năm trong giai đoạn

+ S < 0: tức là số sản phẩm xuất khẩu mới của doanh nghiệp không bù đắp được số sản phẩm phảI dừng không xuất khẩu nữa. Chứng tỏ rằng hoạt động xuất khẩu của công ty đang găp khó khăn. Công ty cần phải có những biện pháp đẻ khắc phục tình trạng này.

+ S = 0: một là công ty không đa ra đựoc sản phẩm mới nào, hoặc số sản phẩm mới đa ra đúng bằng số sản phẩm bị mất đi.

+ S > 0: hoạt động mở rộng thị trường xuát khẩu có hiệu quả

Đây là chỉ tiêu đánh giá về họat động thâm nhập thị trường theo chiều rộng. Nó có thể tính cho toàn thị trường xuất khẩu của công ty hoặc có thể tính trên từng thị trường. Qua việc tính toán chỉ tiêu này cho phép chúng ta đánh giá về:

+Thứ nhất: tốc độ bao phủ hay bành trướng của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế. Nếu như tốc độ tăng số lượng sản phẩm xuất khẩu càng cao thì thấy thị trường mở rộng của doanh nghiệp càng lớn.

+Thứ hai: khả năng xâm nhập thị trường của doanh nghiệp. Nếu tốc độ tăng số lượng sản phẩm xuất khẩu cao thì có nghĩa là doanh nghiệp thích nghi đựoc với nhiều thị trường hay khả năng thâm nhập thị trơng mới càng cao.

+Thứ ba: tiềm năng phát triển của doanh nghiệp. Để có thể đã ra một sản phẩm mới là cả một quá trình nghiên cứu tìm tòi của cán bộ công nhân của công ty, cùng với sự nỗ lực về tài chính. khi công ty càng đã ra nhiều loại sản phẩm xuất khẩu mới đIều đó chứng tỏ có khả năng phát triển mạnh, có uy tín lớn.

- Tốc độ tăng số lượng khách hàng mới bình quân Công thức:

h1 + h2 + … + hn

H = ———————— (5) n

H: tốc độ tăng số lượng khách hàng mới bình quân h1,h2,…,hn: số lượng khách hàng mới hàng năm

h được tính bằng số khách hàng mới của doanh nghiẹp trừ đi số khách hàng bị mất

n: số năm trong giai đoạn

+ H > 0: điều này chứng tỏ rằng doanh nghiệp này càng tạo dựng được nhiều mối quan hệ bạn hàng. Nó giúp doanh nghiệp thâm nhập thị trường của mình mà còn giúp doanh nghiệp tránh phụ thuộc vào một số ít khách hàng.

+ H < 0: số khách hàng bị mất đi lớn hơn số khách hàng mới tạo dựng đựoc. Điều này chứng tỏ rằng hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp đang gặp khó khăn. Doanh nghiệp cần tìm ra nguyên nhân, từ đó có thể tìm ra những giải pháp khắc phục tình trạng trên.

Tốc độ tăng số lượng khách hàng mới bình quân là chỉ tiêu đánh giá về hoạt động thâm nhập thị trường. Chỉ tiêu này có thể đựoc tính cho toàn thị trường xuất khẩu của công ty hoặc có thể tính trên từng thị trường. Từ kết quả của chỉ tiêu này cho chúng ta đánh giá về uy tín của doanh nghiệp. Nếu như doanh nghiệp càng thiết lập đựoc nhiều bạn hàng đặc biệt là những bạn hàng lớn có uy tín trên thị trường , điều này sẽ làm tăng uy tín doanh nghiệp trên thị trường. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp trong quá trình thâm nhập thị trường

Trong quá trình nghiên cứu chúng ta nên kết hợp các chỉ tiêu này với nhau để có thể đưa ra những đánh giá xác đáng nhất về sản phẩm cũng như thị trường của mình. Từ đó giúp cho doanh nghiệp biết đâu là sản phẩm tiềm năng, đâu là thị trường tiềm năng mà doanh nghiệp cần phải khai thác trong tương lai, điều này làm tiền đề cho việc đẩy mạnh thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp.

1.2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI NÓI CHUNG VÀ THỊ TRƯỜNG EU NÓI RIÊNG

1.2.1. Sự cần thiết phải thâm nhập thị trường thế giới

Vấn đề thâm nhập thị trường thế giới là vô cùng bức thiết đối với mọi nền kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế đang phát triển như nền kinh tế Việt Nam. Khi thâm nhập nền kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam có điều kiện nâng cao năng lực

sản xuất. Trong suốt thập niên 1990 đã có một sự gia tăng đáng kể nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh đã tham gia vào kinh doanh quốc tế. Ðây là kết quả của quá trình quốc tế hóa. Các công ty chỉ chuyên doanh trong nước đã đến lúc nhận ra rằng cung của họ đã vượt cầu, ít ra là ở phương diện năng suất sản xuất ngày một nâng cao; điều này ảnh hưởng đến một số nhân tố làm giảm dần sự tăng trưởng của thị trường (hoặc chựng lại), làm gia tăng thêm sự cạnh tranh giữa các xí nghiệp trong nước kể cả đối với các Công ty ngoại quốc.

Như vậy, việc tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế là một xu thế bắt buộc, một yêu cầu khách quan, mà khi tham gia vào mậu dịch thế giới, doanh nghiệp tìm thấy môt số thuận lợi như sau:

- Thông qua xuất khẩu, doanh nghiệp mở rộng được thị trường tiêu thụ, kể cả dịch vụ, vì rõ ràng là thị trường nước ngoài lớn hơn nhiều so với thị trường trong nước; mở rộng được đầu tư.

- Khi thị trường nội địa không tiêu thụ hết sản phẩm của Công ty, thì thị trường quốc tế là một lối thoát duy nhất để tiêu thụ sản phẩm dư thừa, kết quả nhà xuất khẩu có thể phân bổ chi phí cố định cho nhiều sản phẩm, hạ thấp giá thành, nâng cao lợi nhuận, dẫn đến giá bán có khả năng hạ thấp tạo điều kiện tác động trở lại để đẩy mạnh khối lượng hàng hóa bán ra hơn nữa.

- Giảm được rủi ro: bán ở nhiều thị trường tốt hơn chỉ bán ở một nước. - Mở rộng chu kỳ sống của sản phẩm.

- Ước vọng của các nhà lãnh đạo: các nhà lãnh đạo cao cấp, cổ đông đều muốn Công ty của họ tham gia thương mại quốc tế.

- Tạo thêm thu nhập từ những kỹ thuật hiện có thông qua nhượng bản quyền (licensing) đặc quyền kinh tiêu (franchising).

- Khai thác lợi thế hiện có trong thị trường chưa được khai thác. - Nâng cao hiểu biết về cạnh tranh quốc tế.

- Thực hiện tốt quản trị nhân viên cũng như tiến bộ của sản phẩm (do thông qua cạnh tranh).

Một phần của tài liệu Hoạt động thâm nhập thị trường EU của CTCP may Đức Giang. Thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w