Bảng 2.12: Kim ngạch xuất khẩu điều của Việt Nam sang Trung Quốc

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc (Trang 51 - 55)

KNXK điều sang TQ (Tr. USD) Tốc độ tăng trưởng (%) TL so với tổng KNXK của VN sang TQ (%) TL so với tổng kim ngạch XK điều của VN (%) 2000 53,3 -2,8 3,5 30,7 2001 30,6 -42,6 2,2 20,4 2002 38,2 24,8 2,5 17,6 2003 52,4 37,2 3,0 18,6 2004 70,29 30,4 2,6 16,1 2005 97,36 38,51 3,3 2006 94,49 -2,94 3,1 2007 103,907 9,97 3,2 1,35

Nguồn: Bộ thương mại.

Nếu so sánh lượng điều xuất khẩu sang Trung Quốc 30,7% thì đến năm 2004 chỉ còn 16,1%. Nguyên nhân là do trong những năm gần đây, tổng lượng điều xuất khẩu của Việt Nam tăng cao, và Việt Nam đã tìm được thì trường tiêu thụ điều mới, phát huy được lợi thế so sánh (bán được giá cao hơn) như Mỹ và EU. Nhưng với sản lượng đạt được Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ quan trọng của hạt điều Việt Nam, trong tháng 1/2008 đứng thứ hai về sản lượng với trên 14 triệu USD. Nếu so sánh với tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, tỷ lệ xuất khẩu điều sang Trung Quốc chiếm tỷ lệ khá ổn định, thấp nhất là 1,35 năm 2007 và cao nhất là 3,5 năm 2000.

2.1.5.5. Về mặt hàng thủy hải sản:

Khác với thị trường nhiều loại thực phẩm trì trệ trong thời gian qua, thị trường thủy hải sản trên thế giới khá năng động và có đặc điểm một nước xuất khẩu cũng đồng thời là nước nhập khẩu sản phẩm này. Các nước phát triển nhập khẩu tới 85- 90% tổng kim ngạch nhập khẩu của thủy hải sản thế giới.

Năm 1998, khủng hoảng tài chính khu vực đã ảnh hưởng nặng nề đến kim ngạch xuất khẩu thủy hải sản ở nước ta. Tuy nhiên nguyên nhân cũng còn do từ lâu ngành

thủy hải sản đã tiềm ẩn nguy cơ tăng trưởng chậm dần. Năm 1998 cả nước khai thác được 1,5 triệu tấn thủy hải sản các loại, gấp 2 lần sản lượng của năm 1986, khoảng 400.000 tấn được đưa vào chế biến xuất khẩu. Tỷ trọng chế biến xuất khẩu trên tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng đạt 25-28%, tăng mạnh so với mức 5-6% của các năm trước làm cho tổng kim ngạch xuất khẩu thủy hải sản cũng tăng lên 7 lần so với năm 1986, đưa Việt Nam vào thứ 29 thế giới và thứ 4 ASEAN về suất khẩu thủy hải sản.

Trữ lượng hải sản biển Việt Nam dao động trong khoảng 3,1 - 4,2 triệu tấn, với khả năng khai thác 1,4 - 1,6 triệu tấn; khoảng 0,058 triệu tấn tôm biển và 0,123 triệu tấn mực.Xét trên bình diện chung của cả nước, sự phát triển của ngành thuỷ sản đã mang lại nhiều lợi ích rất đáng khích lệ trên nhiều phương diện. Ðóng góp của ngành thủy sản trong tổng thu nhập quốc nội hằng năm đều tăng lên, từ 1,7% năm 1985 lên khoảng 4% năm 2004. Ngành thủy sản cũng đã tạo ra việc làm cho hơn 1 triệu người. Ở nước ta, có khoảng trên 80% số lượng tàu thuyền lại hoạt động chủ yếu ở vùng nước ven bờ trong khi vùng này chỉ chiếm 11% diện tích vùng đặc quyền kinh tế của nước ta. Ðiều này chỉ ra rằng tình trạng khai thác ở vùng nước ven bờ chính là vùng khai thác truyền thống của Việt Nam nên luôn bị quá mức và sức ép khai thác ở vùng này vẫn ngày một gia tăng (vì số lượng tàu nhỏ vẫn gia tăng hằng năm). Tình trạng này đã gây tổn hại tới nguồn lợi vì các vùng nước ven bờ vốn là nơi tập trung các bãi đẻ cho các đàn thuỷ sản bố mẹ và là nơi sinh cư của các thế hệ thuỷ sản.

Nghề khai thác cá biển ở Việt Nam được gọi là nghề cá nhân dân. Sự phát triển của nghề cá mang tính chất tự phát và trong suốt một thời gian dài chúng ta đã không kiểm soát được sự phát triển này. Theo số liệu của Bộ Thủy sản, năm 1981 cả nước mới chỉ có 29.584 tàu gắn máy thì đến cuối năm 2004 chúng ta đã có 85.430 chiếc tàu gắn máy. Hằng năm, số lượng tàu thuyền tăng lên liên tục với tốc độ bình quân 2.929 chiếc/năm. Sự phát triển này hoàn toàn không dựa trên một căn cứ khoa học về khả năng của nguồn lợi. Hiện nay, nghề nuôi trồng thủy sản đã phát triển mạnh trên cả ba vùng sinh thái: ngọt, lợ, mặn. Việc chuyển dịch cơ cấu tại những vùng kinh tế khó khăn, từ năm 2000 đến nay, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã chuyển đổi hơn 325.000 ha đất bưng trũng, nhiễm phèn, nhiễm mặn sang nuôi các loại thủy đặc

sản có giá trị xuất khẩu cao như: cá tra, cá basa, tôm càng xanh, tôm sú, nhuyễn thể hai mảnh vỏ cùng một số đối tượng có giá trị khác.

Theo thống kê, hiện nay diện tích tôm càng xanh tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã tăng nhanh, đạt gần 5.000ha, hiện nuôi tập trung lớn nhất tại các tỉnh hai bên bờ sông Tiền và sông Hậu như An Giang, Đồng Tháp, thành phố Cần Thơ, Vĩnh Long, Bến Tre… tăng gấp 10 lần so với thời điểm 5 năm trước đây. Mô hình nuôi tôm càng xanh theo kiểu quảng canh bình quân năng suất 300-500kg/ha, nuôi bán thâm canh đạt mức 1,5 tấn/ha. Giá tôm càng xanh luôn giữ ở mức cao, bình quân từ 80.000 đến 120.000 đồng/kg tôm tùy loại. Sản xuất tôm giống tại Cà Mau giá 20 đồng/con, riêng tôm giống có dán tem xét nghiệm giá 36 đồng/con, tôm giống nhập khẩu giá bình quân 26 đồng/con.

Tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, việc nuôi con tôm sú đang bị “đe dọa” do phải cạnh tranh gay gắt với tôm chân trắng. Giá thành nuôi 1 kg tôm chân trắng nguyên liệu chỉ khoảng gần 30.000đ, trong khi giá thành nuôi 1 kg tôm sú hiện tại trong nước khoảng 65 – 75 ngàn đồng, nếu bán ở mức đó thì người nuôi thường bị lỗ. Thị phần mặt hàng tôm sú chế biến giảm mạnh do ảnh hưởng của việc tăng sản lượng xuất khẩu tôm chân trắng từ các nước Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan.

Người tiêu dùng trên thế giới có xu hướng chuyển qua ăn tôm chân trắng do giá loại tôm này đang rẻ hơn tôm sú Việt Nam từ 30% - 50%. Giá tôm sú nguyên liệu tại Cà Mau đang ở mức 160.000đ/kg loại 20 con; 104.000đ/kg loại 30 con. Đây là một thực trạng đáng lo ngại, tôm sú khó cạnh tranh, trong khi đó tôm chân trắng chiếm khoảng gần 70% tổng sản lượng tôm toàn cầu.

Năm 2007, xuất khẩu cá tra thể hiện khả năng lớn lao đạt 1 tỷ USD, xuất khẩu gần 400.000 tấn phi lê xuất khẩu (tương tương 1 triệu tấn cá nguyên liệu), (chỉ tiêu đặt ra cho năm 2010), tăng 34,4% so với năm 2006. Như vậy, sau 10 năm, diện tích nuôi loài cá này tăng hơn 7 lần, sản lượng tăng hơn 44 lần, giá trị xuất khẩu tăng hơn 50 lần, góp phần tạo nên sức tăng trưởng mạnh cho ngành thủy sản xuất khẩu. Về lượng, cá tra là mặt hàng có sản lượng xuất khẩu lớn nhất và về giá trị xuất khẩu chỉ sau tôm sú. Hiện nay, mức giá các loại cá tra nguyên liệu trên thị trường Đồng bằng sông Cửu Long đã tăng thêm 200-400 đồng/kg, tại TP Cần Thơ, giá cá tra nguyên

liệu loại thịt trắng bán tại ao đạt mức 14.500 - 14.600 đồng/kg, tăng khoảng 300 đồng/kg, tại An Giang giá cá tra nguyên liệu nuôi hầm thịt trắng giá từ 14.600 - 14.700 đồng/kg, tăng 400 đồng/kg; loại thịt vàng nhạt sau hai tuần ổn định nay tăng thêm 200-300 đồng/kg, đạt mức 13.000 - 13.300 đồng/kg; loại thịt hồng 13.800 - 14.100 đồng/kg, tăng 200-300 đồng/kg. Tuy giá cá kéo lên như vậy nhưng chi phí trước đó như: Xăng dầu, giá thức ăn thuỷ sản, thuốc thú y thủy sản…đều tăng. Giá thành nuôi cá hiện nay nhảy vọt lên 13.500 – 14.000 đ/kg, vì vậy lãi rất ít.

Tính đến hết tháng 1/2008, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 285 nghìn tấn, đạt 6,3% kế hoạch năm và tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, sản lượng khai thác tăng 3,6%, đạt 165 nghìn tấn; sản lượng nuôi trồng đạt 120 nghìn tấn, tăng 20%. Ước giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong tháng 1/2008 đạt 255 triệu USD, bằng 6% kế hoạch và tăng 1,7% so với cùng kỳ năm 2007.

Dự báo trong vòng 3 năm nữa công suất cấp đông của các nhà máy chế biến thuỷ sản sẽ dư thừa, nguồn nguyên liệu trong nước luôn trong tình trạng thiếu, không đủ cung cấp, vì vậy việc nhập khẩu nguyên liệu thuỷ sản sẽ cải thiện được tình hình này và có lợi cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản, đồng thời cũng kéo theo sự phát triển của các ngành khác như kho lạnh, vận tải, trang thiết bị và sản xuất bao bì…. Theo thống kê, dự báo giá tôm xuất khẩu sẽ tăng nhẹ trong thời gian tới tại các thị trường xuất khẩu: Mỹ, EU, Nhật, Úc, các nước Châu Á….

Trung Quốc là nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, đồng thời cũng là nước có mức tiêu thụ thủy sản cao, ước 32,7kg/người/năm (so với thế giới là 20kg/người/năm).

Thị trường Trung Quốc có điều kiện thuận lợi đối với hàng thủy sản Việt Nam như sức tiêu thụ lớn, giá vận chuyển thấp, chính sách kiểm hàng không quá chặt chẽ, tiêu chuẩn chất lượng đặt không quá cao so với những mặt hàng Việt Nam mà Việt Nam có số lượng lớn.

Phần lớn mặt hàng thủy sản xuất sang Trung Quốc đều ở dạng thô thậm chí hàng còn được bán sang mạn ngay trên biển, vì vậy giá trị chưa cao. Một mặt do nhu cầu hải sản của Trung Quốc khá đa dạng, trong khi hàng chế biến của Việt Nam lại quá đơn điệu. Mặt khác nhiều doanh nghiệp Hồng Kông, Đài Loan… đầu tư vào Trung

Quốc đều chỉ muốn nhập hàng thô của Việt Nam về để chế biến và tái xuất hàng thủy sản.

Một số chuyên gia Trung Quốc cho rằng, nếu được Trung Quốc xếp vào hàng được xuất khẩu chính ngạch thì mặt hàng thủy sản Việt Nam sẽ có được rất nhiều thuận lợi. Bởi vì khi đó, xuất khẩu chính ngạch sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu đàng hoàng hơn trong giao dịch thương mại, có thể được thanh toán qua ngân hàng.

Bảng 2.13: Kim ngạch xuất khẩu thủy hải sản của Vịêt Nam sang Trung Quốc

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w