Bảng 2.11: Kim ngạch xuất khẩu than đá của Việt Nam sang Trung Quốc

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc (Trang 48 - 51)

KNXK than đá sang TQ (Tr. USD) Tốc độ tăng trưởng (%) TL so với tổng KNXK của VN sang TQ (%) TL so với tổng KNXK than đá của VN (%) 2000 7,8 117,34 0,5 9,0 2001 18,6 137,69 1,3 15,5 2002 44,0 135,86 2,9 29,3 2003 48,8 10,84 2,8 27,1 2004 134,0 174,24 4,9 37,7 2005 370,17 176,24 12,5 2006 594,76 60,67 19,62 2007 650,599 9,38 20,33 65,8

Nguồn: Bộ thương mại.

2.1.5.4. Về mặt hàng hạt điều:

Hiện nay, hạt điều là một mặt hàng nông sản xuất khẩu chiến lược của Việt Nam, Việt Nam đã vượt qua Ấn Độ và Braxin và trở thành nước xuất khẩu điều đứng đầu thế giới. Trong các năm qua, hạt điều đã “mang về” cho đất nước một lượng ngoại tệ đáng kể. Do giá hạt điều cao hơn mức sống của dân cư nên mức tiêu thụ hạt điều trong nước rất ít, chỉ khoảng 1-2% sản lượng hạt điều, và được dùng chủ yếu cho các cơ sở sản xuất bánh kẹo, các nhà hàng sang trọng.

Sản xuất hạt điều của Việt Nam có lợi thế là chi phí thấp, thời gian đầu tư cơ bản ngắn. Do đó việc trồng cây điều và chế biến hạt điều là ngành sản xuất và xuất khẩu có hiệu quả. Tuy nhiên phần lớn hạt điều của Việt Nam khi xuất khẩu còn ở dạng sơ chế, việc chế biến hạt điều nhắm nầng cao giá trị sản phẩm vẫn là vấn đề còn rất nhiều hạn chế gây không ít thiệt hại cho ngành điều Việt Nam.

Nhìn chung, lượng hạt điều Việt Nam tăng khá nhanh trong những năm gần đây. Riêng năm 2004 kim ngạch xuất khẩu hạt điều đạt con số 430 triệu USD, năm 2005 xuất khẩu đạt 104.000 tấn, kim ngạch 486 triệu USD.Năm 2006 sản lượng hạt điều Việt Nam đạt 130.000 tấn; năm 2007 là 153.000 tấn, đạt tổng kim ngạch 650 triệu USD. Theo Hiệp hội Điều, hiện hạt điều của ta xuất sang 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, Hoa Kỳ vẫn là thị trường tiêu thụ lớn nhất (tiêu thụ trên 30% tổng

lượng điều xuất khẩu của Việt Nam), tiếp đến là các thị trường như Trung Quốc, Đức, Anh, Australia,...

Năm 2008 hứa hẹn sự tăng trưởng nhanh của sản lượng hạt điều thô trong nước (dự kiến sản lượng đạt 400.000 tấn, trị giá 5.000-5.500 tỷ đồng). Hiệp hội điều dự kiến, năm 2008 xuất khẩu hạt điều của nước ta vẫn đứng vị trí số 1 thế giới, lượng xuất khẩu dự kiến đạt 160.000 tấn, kim ngạch 680 triệu USD, giá xuất khẩu hiện ở mức cao 5.000USD/tấn.

Năm nay thời tiết lạnh kéo dài sẽ làm chậm quá trình ra hoa, kết trái, có thể kéo niên vụ 2008 này chậm lại 1 tháng so với dự kiến. Mặc dù vụ thu mua đã bắt đầu từ đầu tháng 3, nhưng chỉ có khoảng 10% sản lượng quả có thể thu hoạch được. Do sự khan hiếm này mà giá điều nguyên liệu cả trong nước và thế giới đều khá cao, hiện 1 kg điều thô có giá khoảng 16.000đ. Trong khi đó, để đảm bảo số lượng hàng giao theo hợp đồng (khoảng 20.000 tấn) thời điểm này các DN chế biến cần tới 100.000 tấn điều nguyên liệu. Ngoài ra, việc chậm niên vụ cũng dễ gây phát sinh sâu bệnh trên cây điều, có thể làm giảm năng suất và sản lượng. Ngoài ra, việc ngân hàng tăng lãi suất vay cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp thu mua. Tuy nhiên, các DN chế biến cũng đưa ra cam kết sẽ thu mua toàn bộ sản phẩm điều của bà con với giá hợp lý.

Trong tháng 01/2008, cả nước đã xuất được 14,13 nghìn tấn hạt điều với trị giá 68,52 triệu USD, giảm 3,41% về lượng và giảm 1,37% về trị giá so với tháng 12/2007; tăng 30,98% về lượng và tăng 58,21% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá điều xuất khẩu trung bình trong tháng 01/2008 đạt 4.849 USD/tấn tăng nhẹ so với tháng 12/2008 và tăng 20,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, tiếp theo xu hướng phục hồi trong năm 2007, trong những tháng tới giá điều xuất khẩu của nước ta sẽ tiếp tục tăng nhẹ do lượng điều dự trữ toàn cầu đạt thấp, dự trữ đất canh tác bị thu hẹp trong khi nhu cầu vẫn đứng ở mức cao và giá nhiều mặt hàng nông sản khác đang tăng mạnh.

Về trường xuất khẩu: Trong tháng 01/2008, Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu hạt điều lớn nhất của nước ta, đạt 3,6 nghìn tấn, giảm 17,5% so với tháng 12/2007 nhưng lại tăng tới 25% so với tháng 01/2007. So với tháng 12/2007, trong tháng

01/2008, lượng điều xuất khẩu sang thị trường Tây Ban Nha, UAE, Thái Lan đều tăng rất mạnh, lần lượt tăng tới 564,58%; 397,78% và tăng 239,13%.

Sơ đồ 2.3: Lượng và giá điều XK trung bình từ tháng 1/2006 đến tháng 12/2007

Nguồn: Tổng cục thống kê

Tốc độ tăng trưởng về lượng của hoạt động xuất khẩu điều sang Trung Quốc tương đối cao và có xu hướng ổn định. Điển hình năm 2000 có mức tăng về lượng là 22% so với năm 1999. Năm thấp nhất trong giai đoạn 2000 – 2004 cũng đạt tới 11%. Hạt điều là mặt hàng có giá trị cao, trong khi đời sống của người dân Trung Quốc ngày càng được nâng cao, do đó nhu cầu về hạt điều sẽ tăng, hứa hẹn một tiềm năng xuất khẩu lớn hạt điều vào thị trường tiềm năng này. Để tận dụng cơ hội này, các nhà sản xuất điều trong nước cần tăng hàm lượng điều đã qua chế biến trong tổng lượng điều xuất khẩu thì giá trị gia tăng trên một tấn hạt điều xuất khẩu cũng sẽ tăng, có thể lên tới 20%.

Bảng 2.12: Kim ngạch xuất khẩu điều của Việt Nam sang Trung Quốc

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc (Trang 48 - 51)