Bảng 2.8: Số liệu thống kê cao su xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm 2008

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc (Trang 40 - 42)

Tấn Tr. USD USD/tấn % Tấn % USD % USD/tấn

1 51.515 116,985 2.271 78,8 109,2 138,6

2 31.186 72,658 2.330 95,4 123,5 129,5

Cộng 82.701 189.643 2.293 84,3 114,3 135,5

Nguồn: Tổng cục thống kê.

Vào năm 2001 cao su của ta có giá thành tương đối thấp. Theo cơ cấu đầu vào của năm 2001, giá thành nhập kho khoảng 7,7 triệu đồng /tấn, giá thành xuất khẩu khoảng 8 triệu đồng/tấn tương đương 579 USD. Nhưng hiện nay giá cao su khá cao, với mức giá cao su bình quân năm 2004 là 1.163 USD/tấn, gần gấp 2 lần so với năm 2001, tăng hơn 290 USD/tấn.

So với tháng 12/2006, giá cao su xuất khẩu trung bình trong cả nước tăng 3,4% lên 1.638,2 USD/tấn. Theo đó, giá cao su khối SVR 3L xuất khẩu trung bình tăng 7,45% lên 1.797 USD/tấn. Trong đó giá xuất khẩu sang thị trường Hồng Kông đạt cao nhất, lên tới 1.936 USD/tấn, tăng 14,19%; tiếp đến là xuất sang thị trường Nga đạt 1.859 USD/tấn, tăng 7,25%. Bên cạnh đó, giá xuất khẩu sang Pháp, Tây Ban Nha, Hàn Quốc và Malaysia cũng đạt khá cao từ 1.815 đến 1.837 USD/tấn.. Đáng chú ý, giá cao su xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đã dần rút ngăn khoảng cách với giá xuất khẩu sang các thị trường trên, chỉ còn thấp hơn từ 15 đến 100 USD/tấn so với khoảng cách từ 80 đến 250 USD/tấn cùng kỳ năm 2006.

Giá xuất khẩu cao su SVR 10 cũng tăng 8,58% so với cùng kỳ năm 2006 lên 1.660 USD/tấn. Trong đó, Giá xuất khẩu cao su SVR 10 sang thị trường Đức dao động từ 1.534 đến 1.683 USD/tấn; sang thị trường Hàn Quốc từ 1.710 đến 1.779 USD/tấn;… Đặc biệt có một số lô hàng SVR 10 xuất khẩu sang Trung Quốc qua cửa khẩu Móng Cái đạt giá khá cao, từ 1.829 đến 1.910 USD/tấn. Giá xuất khẩu loại cao su này sang thị trường Thổ Nhĩ Kỳ cũng đạt trên 1.940 USD/tấn.

Sơ đồ 2.2: giá cao su xuất khẩu trung bình qua các tháng năm 2007

Nguồn: Bộ thương mại.

Xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 1/2007 sang hầu hết các thị trường đều đã tăng chậm lại. Lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc chỉ tăng có 8,38% đạt 41.045 tấn với kim ngạch 69,6 triệu USD; sang thị trường EU đạt 6.591 tấn với kim ngạch 10,1 triệu USD, giảm 1,6% về lượng nhưng tăng tới 3,3% về kim ngạch. Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu cao su sang một số thị trường như Ấn Độ, Malaixia tăng rất mạnh, tăng lần lượt 436,8% và 192,5%.

Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu sang một số thị trường khác lại giảm là: Bỉ giảm 25,1%; Pháp giảm 42,1%; …

Chất lượng cao su của Việt Nam cho đến nay vẫn không thua kém so với các nước trong khu vực, nhưng do hạn chế về số lượng và cơ cấu sản phẩm nên thâm nhập thị trường gặp nhiều khó khăn hơn Inđônêxia và Thái Lan.

Những năm gần đây, Trung Quốc là nước tiêu thụ cao su lớn thứ hai thế giới đã nổi lên trở thành thị trường tiêu thụ cao su chính của Việt Nam.

Sự phụ thuộc vào Trung Quốc, chủ yếu do Trung Quốc có nhu cầu sử dụng loại cao su 3L của ta để sản xuất săm lốp chất lượng thấp, đã gây ra nhiều khó khăn cho ngành cao su Việt Nam. Cao su được xuất sang Trung Quốc chủ yếu theo hình thức biên nhận. Nếu suôn sẻ thì doanh nghiệp bạn mua và thanh toán sòng phẳng, nếu không suôn sẻ thì doanh nghiệp bạn không thanh toán khiến cho các doanh nghiệp của ta bị đọng hàng ở biên giới, hoặc là bị mất trắng.

sang Trung Quốc qua các năm

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w