Khi định giá sản phẩm các công ty thường dựa vào chi phí sản xuất, chi phí vận chuyển, giá của đối thủ cạnh tranh, mô hình bệnh tật và mức sống của người dân địa phương… để lựa chọn phương pháp định giá thích hợp và đưa ra một mức giá cho sản phẩm mà thị trường mục tiêu có thể chấp nhận được và công ty có thể mở rộng thị trường, tăng DSB, đem lại lợi nhuận tối đa cho công ty.
Chiến lược giá hớt váng:
Là chiến lược định giá sản phẩm ở mức rất cao, để thu được lợi nhuận tối đa, xâm nhập vào những đoạn thị trường người mua sẵn sàng chấp nhận giá cao.
Chiến lược này thường được các công ty dược phẩm hàng đầu thế giới áp dụng khi sản phẩm của họ có năng lực cạnh tranh áp đảo: sản phẩm hoàn toàn mới, khống chế được bằng phát minh, hoặc doanh nghiệp giữ vị trí độc quyền trên thị trường về sản phẩm đó.
Công ty GSK năm 1994 đưa sản phẩm Fortum 1g (ceftazidime) vào Việt Nam. Đây là một kháng sinh thuộc dòng Cephalosporin thế hệ III. Ceftazidim nhiều đặc tính nổi trội hơn so với các dòng kháng sinh khác như: có phổ tác dụng rộng trên vi khuẩn gram (-), có tác dụng tốt với tụ cầu vàng đã kháng Penicillin. Fortum được chỉ định trong nhiễm trùng máu, viêm màng não, nhiễm trùng hô hấp, mô mềm, đường mật, xương khớp…Khi mà thị trường kháng sinh Cephlosporin thế hệ III còn rất mới mẻ, công ty GSK định giá cho Fortum là 198.000 đồng/lọ, thu lợi nhuận tối đa. Sau đó do xuất hiện nhiều sản phẩm cạnh tranh cùng dòng Cephalosporin thế hệ III với các tính năng tương tự như Bestum 1 gam Ceftazidime của công ty Wockhardt, Cefodim 1 gam Ceftazidime của công ty L.B.S, giá vừa phải buộc công ty GSK phải giảm giá Fortum
xuống còn 150.000 đồng/lọ; 120.000 đồng/lọ và đến bây giờ là 100.000 đồng/lọ mà công ty vẫn còn lãi, điều đó chứng tỏ giá ban đầu 198.000 đồng/ lọ đã mang lại cho công ty lợi nhuận khổng lồ.
Bảng 3.8: Giá của sản phẩm Fortum qua các năm
Năm 1994 1997 2000 2003
Giá(VND) 198.000 150.000 120.000 100.000
% thay đổi 100 75.8 60.6 50.5
Nguồn: công ty GSK
Hình 3.5:Đồ thị biểu diễn sự thay đổi giá của Fortum qua các năm
Novartis là công ty độc quyền về sản phẩm sản phẩm Sandimmun Neoral chứa hoạt chất chính Cicloporin tại Việt Nam. Đây là một hoạt chất có tác dụng ức chế miễn dịch, chỉ định trong ghép tạng, ghép tuỷ xương, hội chứng thận hư, viêm khớp dạng thấp. Hiện chưa có sản phẩm nào cạnh tranh với sản phẩm này vì thế mà công ty Novartis định giá Sandimmun rất cao. Đây là vấn đề được BYT và các cơ quan chức năng đề cập đến rất nhiều trong năm 2003 đi kèm với vấn đề biến động giá thuốc. Giá một viên nang mềm Sandimmun Neoral 100 mg là 61.214 VNĐ. Nếu chỉ định một liều trước khi mổ để ghép tạng là 15 mg/kg cân nặng, thì một người trung bình 60 kg
100 75, 75, 60,6 50,5 199 4 1997 200 0 200 3 Năm % thay đổi giá
sẽ mất 550.926 VNĐ. Không những thế sau khi phẫu thuật người bệnh phải duy trì dùng thuốc trong 1-2 năm với liều trung bình một ngày là 360 mg, tương đương với 200.000 VNĐ/ngày. Khi mức sống của người dân Việt Nam còn nhiều khó khăn, do sự độc quyền Novartis định giá sản phẩm cao như vậy sẽ trở thành gánh nặng to lớn đối với người bệnh, đó là chưa kể đến chi phí cho các loại thuốc khác và các dịch vụ đi kèm.
Chiến lược giá xâm nhập:
Chiến lược giá xâm nhập là chiến lược định giá sản phẩm thấp hơn giá các sản phẩm cạnh tranh trên thị trường, nhằm kích thích tiêu dùng, mở rộng thị trường. Chiến lược này thường được các công ty dược phẩm nhỏ áp dụng vì chất lượng sản phẩm của họ không thể cạnh tranh với các sản phẩm của những công ty hàng đầu. Khi đó giá thấp là biện pháp tốt nhất để có chỗ đứng trên thị trường mục tiêu.
Để đảm bảo cho thai nhi và sản phụ sau khi sinh được an toàn khoẻ mạnh, hiện nay trên thị trường dược phẩm Việt Nam các công ty dược phẩm nước ngoài giới thiệu rất nhiều mặt hàng có chứa sắt và các vitamin chỉ định cho phụ nữ mang thai, phụ nữ sau khi sinh hoặc đang cho con bú mà người mẹ có nguy cơ thiếu máu. Điển hình là các sản phẩm: Tot́hema của công ty Innotech, Natavit của công ty Ameripharm, Hemarexin của công ty Stada Việt Nam …Công ty United pharma cũng có một sản phẩm thuộc nhóm điều trị này là Obimin. Để cạnh tranh với các sản phẩm hiện có và xâm nhập vào thị trường Việt Nam, công ty quyết định đưa ra chiến lược giá xâm nhập đối với sản phẩm Obimin, đây là một sản phẩm có chứa các vitamin, acid folic, Fe… chỉ định bổ sung vitamin và các chất khoáng cần thiết cho phụ sản trong suốt thời kỳ mang thai và cho con bú, phòng ngừa thiếu máu và các khó chịu khi có thai.
Bảng 3.9: So sánh giá Obimin với giá của các sản phẩm cạnh tranh
Tên biệt
dược Tên công ty
Giá liều DDD
(VND) % thay đổi
Obimin United pharma 980 100
Tót hema Innotech 3.289 336
Hemarexin Stada-Việt Nam 4.000 408
Nguồn: công ty United pharma, Innotech, Ameripharm, Stada- Việt Nam
Chiến lược chủ động thay đổi giá
Chiến lược chủ động tăng giá: Chiến lược chủ động tăng giá thường được áp dụng khi giá nguyên liệu tăng, tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam và đồng đô la Mỹ thay đổi, giá của đối thủ cạnh tranh và nhu cầu người tiêu dùng tăng cao.
Tháng 7/1997 khủng hoảng tài chính tiền tệ ở các nước Đông Nam á đã ảnh hưởng tới thị trường Việt Nam.
Tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam (VNĐ) và USD tăng: Năm 1997 : 11.175 VNĐ/USD
Năm 1998 : 12.998 VNĐ/USD Năm 1999 : 14.000 VNĐ/USD Cuối năm 2000: 14.600 VNĐ/USD
Điều này làm giá các mặt hàng nhập khẩu tăng lên. Các công ty dược phẩm Boehringer, Merck, SB buộc phải tăng giá các sản phẩm của mình.
Bảng 3.10: Sự tăng giá sản phẩm Zocor của công ty Merck (VNĐ/hộp 30 viên):
Thời gian
Sản phẩm Từ 01/08/1998 Từ 01/04/1999 Từ 01/04/2000
Zocor 5 mg 233.000 244.650 268.422
Zocor 10 mg 419.000 439.950 483.095
Zocor 20 mg 512.000 537.600 590.426
Nguồn công ty Merck.
210000 220000 230000 240000 250000 260000 270000 1998 1999 2000 Gia
Hình 3.6: Biểu đồ biểu diễn sự tăng giá của sản phẩm Zocor 5mg tại Việt Nam
Năm 2003 thị trường dược phẩm Việt Nam có những đợt biến động giá diễn ra vào tháng 3 và tháng 10. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng nguyên nhân chủ yếu là do các công ty dược phẩm chủ động tăng giá. Một phần do chính sách sửa đổi lương cho cán bộ công nhân viên chức của nhà nước làm hàng loạt các mặt hàng tăng giá trong đó có dược phẩm, do BYT và BTC thực hiện thông tư 08/TTLT/BYT-BTC về hướng dẫn việc kê khai, niêm yết giá thuốc và do sự quản lý lỏng lẻo của nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu thuốc và mỹ phẩm, hoạt động phân phối thuốc… dẫn đến tình trạng tăng giá thuốc đột biến trong năm 2003
Bảng 3.11: Sự tăng giá sản phẩm của công ty Servier
Sản phẩm Quy cách Giá tháng 06/03 (VND) Giá tháng 12/03 (VND) % thay đổi so với tháng 6 Daflon 500mg Hộp 30 v 53.300đ/hộp 62.900 đ/hộp 18% Arcalion Hộp 30v 44.500đ/ hộp 49.800đ/hộp 12% Coversyplus Hộp 30v 106.890đ/hộp 129.360 đ/hộp 21%
Công ty Sanofi- synthelabo có 29 mặt hàng sản xuất nhượng quyền trong nước, và một số sản phẩm nhập khẩu đều tăng giá từ 5- 10 % trong năm 2003.
Bảng 3.12: Sự tăng giá sản phẩm của công ty Sanofi
Sản phẩm Quy cách Giá(VND) 20/9/03 Giá(VND) 01/10/03 % thay đổi so với tháng 09 Acemuc 200mg Hộp 30 gói 47.500 54.500 15% Acemuc 100mg Hộp 30 gói 33.500 38.500 15% Cobarcine 250 mg 100viên 85.000 97.000 14% Cobarcine 450 mg 100viên 130.000 148.500 14% Gynodol port B/100 100viên 84.000 96.000 14% Prazide 500g 100viên 88.000 100.000 14% Predian 80mg 100viên 155.000 177.000 14%
Nguồn: công ty Sanofi
Zuellig là công ty phân phối quốc tế duy nhất tại Việt Nam được phép phân phối các mặt hàng cho 29 DNDP nước ngoài tại Việt Nam. Dựa vào thế độc quyền công ty tự ý tăng giá các sản phẩm của các hãng: Novartis, Wyeth, Organon…
Bảng 3.13: Sự tăng giá của các sản phẩm của công ty Novartis
Sản phẩm Quy cách Giá 06/03 Giá 10/03 % thay đổi so với tháng 06/03
Aredia Inj 30 mg Hộp/ 2 ống 3.423.024 3.561.424 4% Tegretol CR 200 mg Hộp 5 vỉ 135.800 161.800 19,1%
Nguồn: công ty Zuellig pharma
Có một nguyên nhân gây nên tình trạng tăng giá thuốc nữa đó là do sự thay đổi biểu thuế mới của Tổng cục Hải quan cho một số mặt hàng dược phẩm.
Ngày 12/01/2004 theo công văn từ Tổng cục Hải quan về việc áp dụng biểu thuế mới cho mặt hàng Decontractyl 250 mg: điều chỉnh thuế suất, thuế nhập khẩu từ 0% lên 10% cho mặt hàng Decontractyl 250 mg. Quyết định này buộc công ty Sanofi phải điều chỉnh giá bán sản phẩm này kể từ ngày 12/01/2004 như sau:
Bảng 3.14: Sự tăng giá của sản phẩm Decontratyl 250 mg
Tên sản phẩm Quy cách Giá bán trước 12/01/2004 (Trước VAT) Giá bán sau 12/01/2004 (Trước VAT) % thay đổi Decontratyl 250 mg Hộp 50 viên 33.333 36.667 10%
Nguồn: công ty Sanofi-Synthelabo
Chiến lược chủ động giảm giá: Công ty Sanofi-Synthelabo- Việt Nam đầu năm 2004 đã trực tiếp sản xuất và phân phối mặt hàng Sorbitol Delalande 5 gam thay hàng nhập khẩu. Chí phí cho sản xuất trong nước thấp hơn so với chi phí sản xuất sản phẩm nhập khẩu từ chính quốc nên công ty chủ động giảm giá mặt hàng này như sau:
Bảng 3.15: Sự thay đổi giá của sản phẩm Sorbitol Delalande
Tên sản phẩm Quy cách Giá
10/2003(VNĐ)
Giá 01/2004(VNĐ)
Sorbitol Delalande Hộp 20 gói 29.500 25.500