+ Cạnh tranh là động lực của phát triển. Nhưng đó là cạnh tranh lành mạnh, cạnh tranh những cái chính đáng. Còn cạnh tranh những cái tầm thường, những cái nhỏ nhặt thì tác dụng lại hoàn toàn ngược lại.
+ Trong cơ quan nhà nước người ta cạnh tranh nhau về chức vị mà không cạnh tranh về nghĩa vụ về khả năng. Công nhân cạnh tranh nhau về lương thưởng mà ít cạnh tranh về tay nghề. Nông dân làm ruộng tranh giành nhau từng m2 một bên bờ ruộng rồi chửi bới nói xấu nhau cũng chỉ vì chừng ấy. Trong khi còn bao nhiêu đất hoang hóa, đất cằn cần cải tạo thì không tranh nhau mà khai hoá, cải tạo.
+ Ở không ít làng quê người ta cạnh tranh nhau xem ai vai vế cao hơn trong họ, trong làng, ai đáng được ngồi mâm trên. Ai có cái nhà to hơn, có cái xe tốt hơn… thế mà không nghĩ tới chuyện nước ăn nước ở của mình như thế nào.
+ Người nước ngoài vào Việt Nam cứ thắc mắc sao ở Việt Nam không có những khu phố có kiến trúc nhà giống nhau, mà cứ nhấp nhô nhà thấp nhà cao, mỗi nhà một kiểu. Hoá ra người ta cạnh tranh nhau ngay cả trong
chuyện nhà thấp cao. Ở khu phố tôi ở trọ rất lạ là nhà xây sau cứ phải cao to khác lạ hơn nhà xây trước. Họ chỉ tính toán kiểu đó mà không nghĩ tới chuyện mĩ quan đô thị và những chuyện khác.
+ Ra đường thì chen lấn từng tí một để đi trước. Các bạn trẻ bây giờ không ít người suốt ngày chỉ lo cạnh tranh nhau về các mốt quần áo, điện thoại xem ai sành điệu hơn ai. Bạn mua được hàng hiệu mình cũng không được kém hơn.
+ Nhìn ra các nước người ta cạnh tranh trong làm ăn buôn bán để làm giàu cho tổ quốc, cho nhân dân, còn một bộ phận trong chúng ta chỉ mải chạy đua những chuyện tầm thường.
"Nhân bất thập toàn" - không ai không có thói hư tật xấu trong suốt cuộc đời. Bởi vậy, con người mới cần giáo dục, cần học tập, rèn luyện, cần tư duy nhận định đúng - sai trước cái xấu, cái tốt.
Cuộc đời là chuổi "Đúng" - "Sai" nối tiếp. Cho dù thể nào đi nữa, không nên ảo tưởng là xoá bỏ hết mọi thói hư, tật xấu của con người. Xấu - tốt, đúng - sai là hai mặt "biện chứng" của một vấn đề: Con người. Nhưng chúng không thể mất niềm tin là sẽ giảm thiểu được thói hư tật xấu. Vì một yếu tố rất khách quan: Con người luôn luôn muốn hoàn thiện con người.
10. Thích tụ tập nhưng lại thiếu liên kết để tạo ra sức mạnh ( cùng một việc một người làm thì tốt, ba người làm thì kém, bảy người làm thì việc một người làm thì tốt, ba người làm thì kém, bảy người làm thì hỏng).
Chúng ta nên hiểu kiểu hành động "thích tập trung theo nhóm hay đoàn thể" như trên của người Việt Nam như thế nào? Cách lý giải thứ nhất là, điều này giống như một cách thể hiện "tình đồng chí", nó là một quan điểm được hình thành nên bởi ý thức đồng đội, muốn tránh tình thế bất lợi cho những người không có năng lực trước cấp trên của mình trong khi có một thực tế hiển nhiên là luôn tồn tại một sự cách biệt về năng lực giữa các cá nhân. Một cách lý giải khác cho vấn đề này là, mỗi cá nhân người Việt Nam đều nhận thức được rằng, mình thiếu khả năng để làm một việc gì đó, song mặt khác, qua những bài học kinh nghiệm đã trải qua, họ hiểu rằng, nếu hợp sức lại (cho dù có mất nhiều thời gian), bằng một cách nào đó, họ có thể làm tốt công việc cần thực hiện. Tuy nhiên, điều này cũng lại mâu thuẫn với tính cách chung của người Việt Nam là "tinh thần làm việc tập thể hạn chế". Hẳn rằng, trong chúng ta không ít người đã từng nghe những chuyện "tiếu lâm" về tính hợp tác của người Việt. Chẳng hạn: "Ba người Nga bằng một người Do thái, ba người Do thái bằng một người Việt Nam, song ba người Việt Nam thì...?” Hoặc: "Một người Việt rơi xuống hồ thì tự leo lên được, nhưng ba người thì không!”
Nói chung, ở người Việt Nam, có thể nhìn thấy một xu hướng tính cách chung, đó là không muốn chịu trách nhiệm, nếu làm với tư cách cá nhân, nếu công việc không diễn ra suôn sẻ hay thất bại, người đảm trách công việc đó rất có thể sẽ bị truy cứu về trách nhiệm, đây phải chăng chính là lí do mà hình thức hành động theo tập thể theo kiểu "cùng làm cùng chịu" được hình thành. Nếu nhìn nhận một cách sâu xa, có thể thấy rằng, hành động mang tính tập thể như vậy chắc hẳn phải có mối liên quan nào đó đến việc Việt Nam đã có một thời gian dài bị đô hộ trước đây, cũng như việc Việt Nam hiện đang là một nước xã hội chủ nghĩa. Việc bị truy cứu trách nhiệm tại một đất nước"bị đô hộ" hay "một nước xã hội chủ nghĩa" được coi là một việc hết sức nghiêm trọng. Người bị truy cứu trách nhiệm không những bị mất việc mà có thể còn bị mất cả địa vị xã hội, thậm chí, có thể nói, cũng có trường hợp có thể còn liên đới trách nhiệm tới cả gia đình. Người Việt Nam một mặt mang trong mình tính cách in đậm màu sắc của chủ nghĩa cá nhân, song mặt khác, người Việt Nam cũng rất khó chịu khi chỉ một mình bị chỉ trích. Giải thích cho mâu thuẫn này, phải chăng cũng có cả lý do có liên quan đến một thực tế là, những người cố gắng để trở nên "xuất sắc", có thể sẽ bị xa lánh bởi cộng đồng hay xã hội ? Với những gì chứng kiến, không thể không cho rằng chính những nguyên nhân mang tính xã hội đó là chìa khóa làm sáng rõ nguồn gốc cho xu hướng hành động của những người Việt Nam "thích tập trung thành tập thể" như vậy.
Có 3 nhân viên, cấp trên giao cho 3 người 3 nhiệm vụ. Đứng ở cương vị của cấp trên, rõ ràng ông ta rất hi vọng 3 người nhân viên của mình có thể phân chia phần công việc theo thế mạnh của từng người để phụ trách và cùng song song tiến hành đồng thời những nhiệm vụ được giao.
Tuy nhiên, trong trường hợp đó là những nhân viên người Việt Nam, thường thì họ hay có xu hướng tập hợp lại thành nhóm và thực hiện nhiệm vụ được giao theo thứ tự bắt đầu từ công việc mà họ cho là dễ dàng, đơn giản nhất. Tất nhiên, thành ngữ cũng đã có câu "Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao", nếu làm theo cách này, cho dù thành quả đạt được không phải là tuyệt đối 100% hiệu quả yêu cầu, đồng thời, sẽ tốn nhiều thời gian hơn mức thông thường để hoàn thành, song cũng có một ưu điểm là bằng cách này hay cách khác, những người nhân viên đó sẽ hoàn tất xong 3 công việc được giao phó. Như vậy tôi cũng nhìn thấy chiều hướng tính cách của người Việt Nam ở khía cạnh như trên, và tôi cho rằng, người Việt Nam thường thích tập hợp thành nhóm để làm việc tập thể, thường không có xu hướng phân công trách nhiệm, hoặc chia nhau các phần công việc để hoàn thành nội dung nhiệm vụ được giao một cách hiệu quả.
Ví dụ 2 :
Giáo sư Cao Xuân Hạo đã từng nêu câu hỏi: “Phải chăng “trong bụng mỗi người Việt Nam đều có một ông quan lớn. Dù chỉ làm quan lớn của một người cũng nhất thiết phải làm, chứ nhường cho người kia thì... thà chết còn hơn?”.
Năm 1970, tại một hội nghị quốc tế về giáo dục ở Tokyo, một đồng nghiệp Nhật Bản đã nói với tôi trong một cuộc trò chuyện thân mật: "Các ông trí thức Việt Nam giống như những viên kim cương, còn chúng tôi là một bãi cát...". Là một người Việt Nam, tôi nhạy cảm với mọi lời nhận xét của người nước ngoài về nước mình, nhưng lúc đó tôi chỉ nghĩ đó là một lối nói khiêm tốn đặc trưng của người Nhật Bản, và sau đó không ngừng nhắc lại câu nói ấy với các đồng nghiệp trong nước để cùng nhau hởi lòng hởi dạ. Chúng mình là kim cương cơ mà!
Nhưng rồi khi lòng mình lắng lại, dần dần cùng với thực tế, nghĩ thêm và đọc thêm, tôi mới nhận ra hết được ý nghĩa thâm thuý của câu nói ấy. Thì ra ông bạn Nhật Bản muốn nói về tính đoàn kết của người Việt cũng chỉ là một viên kim cương, còn bãi cát rời rạc khi có xi măng kết hợp sẽ tạo lên vững chắccòn kim cương thì khó gọt dũa, mãi mãi chỉ tách rời nhau chứ ko bao giờ liên kết lại đc với nhau, cũng như ng việt nam cái tôi quá cao nên khó hợp tác được với nhau.