Hòa bình là một món quà miễn phí hay một báu vật được mua với giá cả

Một phần của tài liệu Van hoa kinh doanh 1 docx (Trang 29 - 31)

đàng hoàng? Đọc lại lịch sử dân tộc, chúng ta đã từng thấy cha ông chúng

ta mài gươm dưới ánh trăng, đào hào đắp lũy, diệt Tống, đánh Nguyên, phá quân Thanh, bình Chiêm, đẩy lui Chân Lạp, đuổi quân xâm lăng Pháp… nhiều người kết án dân ta là dân hiếu chiến. Có thực dân ta là hiếu chiến không, hay phải nói rằng dân Việt Nam là một dân hiếu hòa?

- Người Rôma nói: "Muốn hòa bình phải chuẩn bị chiến tranh". Đó chính là trường hợp của người Việt qua những ngày tháng trong quá khứ. Quốc gia chúng ta ở vào một địa thế mà bắc phương là một láng giềng mạnh gấp trăm lần, luôn luôn tìm cách xóa bỏ bản đồ, xóa bỏ giống nòi dân Việt, phương tây phương nam là những láng giềng luôn chọc phá biên thùy, làm sao chúng ta không ra tay chống cự cho tới tan tành địch thủ, cho tới không còn manh giáp, cho tới cả tướng giặc cũng phải chui vào ống đồng trốn chạy. Đó là những chiến thắng oai hùng của một Bạch Đằng Giang, một Đống Đa, một Chương Dương… nhưng đánh giặc xong rồi, tinh thần yêu chuộng hòa bình lại nổi dậy, lại dâng cao, chúng ta lại có những cuộc giảng hòa và nếu cần thì tạm thời triều cống để cốt "dễ hòa vi quí".

- Dân Việt không phải là dân du mục hay hiếu chiến như quân Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn. Dân Việt chỉ có một niềm mơ ước thanh bình kéo dài qua các thế hệ. Còn cảnh nào vui thú hơn cảnh yên lành của làng quê với dòng sông lững lờ, với đồng lúa xanh tươi, người người hăng hái làm lụng, tuy khó nhọc vất vả nhưng thích thú

- Trong thời gian gần đây: Trong phát biểu chính thức tại Hội nghị An ninh châu Á vừa qua, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã đề cập đến vụ Bình Minh 02 như là một ví dụ. Việc tàu hải giám của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền vào sâu tới hơn 80 hải lý trong vùng đặc quyền kinh tế là điều không chấp nhận được trong bất cứ văn bản luật pháp nào. Bộ trưởng Phùng Quang Thanh nhắc lại chủ trương Việt Nam trên biển Đông là kiên trì giải quyết

bằng biện pháp hòa bình, dựa trên luật pháp quốc tế và công khai minh bạch để cộng đồng thế giới phân biệt đúng sai.

+) Nhẫn nhịn:

- Nói đến nhẫn nhịn không ít người nghĩ ngay đến hình ảnh một kẻ yếu đuối cúi đầu cam chịu một kẻ khác đang lăng nhục, xỉ vả mình. Đó là một cách hiểu giản đơn, nông cạn. Nhẫn nhịn là phẩm chất lớn của con người được

tôi luyện trong thực tiễn khắc nghiệt, làm cho nó trở thành kẻ mạnh. Đó là phẩm chất mà con người có được trong cuộc chinh phục thiên nhiên, chinh phục xã hội và chinh phục chính bản thân mình.

- Trước thiên nhiên, con người là một sinh vật nhỏ bé. Người nông dân một nắng hai sương, dựng nhà, làm vườn, gieo trồng hoa màu. Một trận bão tràn qua, nhà đổ, vườn tan, cánh đồng mất trắng. Người nông dân lặng lẽ nhặt nhạnh vật liệu, dựng lại nhà, sửa sang vườn tược, trồng cây chống đói, chuẩn bị mùa sau. Nhẫn nhịn sẽ thai nghén trí tuệ, nảy sinh sáng tạo. Từ phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên, con người vươn tới chinh phục thiên nhiên.

- Xã hội là do các nhóm người, các cá nhân họp lại mà thành. Các nhóm người và các cá nhân khác nhau đủ thứ. Trong gia đình, muốn yên ấm con cái nhẫn nhịn cha mẹ, anh em nhẫn nhịn nhau....tự nhiên có được gia đình đoàn tụ. Trong xã hội, muốn duy trì quan hệ tốt đẹp con người thường nhẫn nhịn, tự kiềm chế. Nhẫn nhịn là chất keo kết dính mọi người, làm nảy sinh các phẩm chất tốt đẹp như lòng vị tha, đức hy sinh, tình chung thuỷ, ý thức chuộng tín nghĩa. Bất kỳ lúc nào người khác làm tổn thương mình nhẫn nhịn là cách giải quyết tốt đẹp nhất. Người xưa nói: "nhịn nhất thời gió yên sóng lặng. Lùi một bước trời biển mênh mông". Người nông nổi không biết kiềm chế, thường đẩy các quan hệ vào ngõ cụt, tạo thành những kết cục xấu. Quan hệ người và người vốn rất mong manh. Một lời nói sơ suất, một cái nhìn chế nhạu nỗi đau người khác, một lần phản bội, đều vô tình phá vỡ quan hệ và thai nghén các mâu thuẫn, xung đột. Kẻ xúc phạm người khác là kẻ yếu và trước sau sẽ bị cô lập.

- Bản thân mỗi người cũng phải biết nhẫn nhịn. Muốn đi chơi nhưng việc chưa xong, phải kìm nén ham muốn lại. Muốn học cao, giàu sang, nhưng thời cơ chưa tới, đều phải đợi chờ. Con người sinh ra có số phận khác nhau. Người đẹp kẻ xấu, người yếu kẻ mạnh, có người không may lại bị tật

nguyền. Mỗi người phải tự chấp nhận thực tế của chính mình mà đi lên. Trong cùng một hoàn cảnh, người nhẫn nhịn chịu thương chịu khó, phấn đấu liên tục, có lý tưởng cao đẹp, nghịch cảnh biến thành thiên đường. Người không biết nhẫn nhịn thì nôn nóng đòi hỏi, bất chấp quy luật, đi đâu cũng vấp, nghịch cảnh là địa ngục.

=> Nói tóm lại, nhẫn nhịn khiến con người từ bị động chuyển sang chủ

ngào. Nhẫn nhịn là học phí phải trả để có được thiên nhiên, xã hội và cả bản thân mình. Nhẫn nhịn là phẩm chất của kẻ mạnh có tầm mắt nhìn xa!

+) Hiếu chiến, hiếu thắng?

- Tự dương, tự đắc và tự ru ngủ mình!

+ Đáng buồn hơn, có những con người, khi tuổi trẻ không được định hướng rõ ràng, tính cách hiếu chiếu, hiếu thắng ăn sâu vào máu; để rồi khi được đứng trên hàng những con người mới, họ vẫn ỷ vào cái tính cách đó để chứng tỏ bản thân, chứng tỏ đẳng cấp, kể cả khi bản thân kém cỏi hơn người khác.

+ Thật không công bằng, khi xảy ra những tình trạng “ma cũ” bắt nạt “ma mới” ở trường lớp, các công sở, hay trong các ngành nghề cạnh tranh. Hiếu chiến, hiếu thắng - họ muốn những con “ma mới” này phải chống mắt lên mà nhìn “đàn anh đi trước”, đẳng cấp được tạo dựng nhờ số năm kinh nghiệm, với sự quen biết, hay đỡ đầu, và có cả tập đoàn “con ông cháu cha” nữa.

Và khi không chứng tỏ được đẳng cấp, họ bắt đầu đạp đổ.

Một phần của tài liệu Van hoa kinh doanh 1 docx (Trang 29 - 31)

w