Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Thép Việt - Nhật (Trang 40 - 44)

II. TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM DỊCH VỤ 1 Cơ sở lí luận

2. Cơ sở thực tiễn

Chất lượng ngày càng trở nên quan trọng đối với từng doanh nghiệp do đó tăng cường và quản lý nâng cao chất lượng sản phẩm có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh.Nhận thức đựoc điều này công ty cổ phẩn thép Việt Nhật đã có nhiều cố gắng nâng cao và củng cố chất lượng của thép. Hiện nay chất lượng của thép VNhật được các nhà thầu đánh giá rất cao. Tuy nhiên. để có thể tồn tại lâu dài và phát triển đồng thời để thắng thế cạnh tranh trên thị trường công ty cần củng cố và nâng cao công tác quản lý giám sát chất lượng sản phẩm hơn nữa…

3. Phương thức tiến hành

Công ty cấn áp dụng chu kì PDCA(plan, do, check, action)  Lập kế hoạch

 Thực hiện  Kiểm tra  Khắc phục

Sau mỗi quá trình thực hiện chu kì PCDA cần phải ghi lại thành những chỉ tiêu văn bản cụ thể mà mỗi công nhân thực hiện được. Sau một

hiện lại sau và lại áp dụng chu kì PDCA. Nếu không thực hiện liên tục càng ngày càng bị tụt hậu xuống vì vậy nó phải luôn vận động với mục đich ngày càng hoàn thiện hơn.

Sơ đồ 3 : Các giai đoạn trong hệ thống quản lí chất lượng sản phẩm

● Lập kế hoạch

Do phân xưởng sản xuất được coi là một phòng ban trong công ty nhưng với nhiệm vụ sản xuất, nên trong phân xưởng mặc dù có một quản đốc phu trách kĩ thuật nhưng vẫn chịu sự quản lí chung của giám đốc kĩ thuật công ty và vẫn có những mối quan hệ với các phòng ban khác như phòng kinh doanh để lập kế hoạch sản xuất, phòng KCS kiểm tra chất lượng sản phẩm từ khâu đầu tiên cho đến khâu ra thành phẩm.

Do đó trong phần lập kế hoạch, phòng kinh doanh sẽ phối hợp từng phân xưởng , phân xưởng chịu sự quản lí trực tiếp của phòng giám đốc kĩ thuật phối hợp với phòng tiếp thị. Để lập được kế hoạch về chất

Khắc phục (A) Kế hoạch (P) Kiểm tra (c ) Thực hiện(D) Vòng tròn Delming

lượng sản phẩm thì phòng tiếp thị thường xuyên cử các nhân viên đi điều tra để biết được thông tin của khách hàng về chất lượng sản phẩm hiện có, qua đó sẽ làm sang tỏ chi tiết. đặc điểm của sản phẩm mà khách hàng đang mong đợi hướng cho phân xưởng biết nên tập trung vào đâu. Từ đó giúp cho phòng kinh doanh có thể dự đoán. lập kế hoạch về chất lượng sản phẩm theo nguyên tắc phát triển với thời gian để đáp ứng nhu cầu tiềm ẩn của khách hàng một cách tốt nhất, đồng thời bộ phận KSC của các phân xưởng tự kiểm tra chất lượng sản phẩm trứoc khi phó giám đốc kĩ thuật kiểm tra sau cùng, khi đó chọn sản phẩm mới sẽ đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng

Thực hiện

Chất lượng thép được hình thành cả một quá trình từ chuẩn bị sản xuất đến sản xuất. Việc quản lí chất lượng thép được thực hiện như sau:

 Trước hết phải kiểm tra chất lượng chặt chẽ hơn việc giao nhận nguyên vật liệu và kiểm tra, tổ chức quản lí nguyên vật liệu vì chính chất lượng nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. trong quá trình sản xuất thép thì nguyên liệu chính đó là gang trắng, gang xám và sặt thép phế liệu …sử dụng các nguyên liệu khí đốt để nung chảy và thực hiện các phản ứng hoá học. đặc trưng của quá trình sản xuất thép chính là các phản ứng hoá học nên khâu nguyên liệu phải được bảo quản tốt. Nhận biết vai trò quan trọng của nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất luợng sản phẩm… do đó tổ chức tiếp nhận tốt tạo điều kiện cho các thủ kho nắm chắc số lượng, chất luợng và chủng loại nguyên vật liệu phát hiện kịp thời các tình trạng xấu như nhầm lẫn, tham ô, thiếu trách nhiệm..có thể xảy ra.

Để quản lí nguyên vật liệu tốt thì việc cất giữ bảo quản nguyên vật liệu trong kho phải được thực hiến hết sức nghiêm ngặt tuân thủ theo đúng các quy định về bảo quản nguyên vật liệu, và việc bảo quản đó phải gắn với trách nhiệm của từng người thủ kho và bộ phận kĩ thuật nghiên cứu bảo quản, có sự phân công trách nhiệm rõ rang, có chế đọ hưởng phạt nghiêm

ngặt tuân thủ đúng các quy định về bảo quản nguyên vật liệu. Hơn nữa cần phải gắn trách nhiệm đối với thủ kho và bộ phận kĩ thuật nghiên cứu bảo quản , có sự phan công trách nhiệm rõ rang, có chế độ thưởng phạt nghiêm minh.

 Ở các bộ phận sản xuất thì hàng ngày phải có trưỏng ca làm việc với các kĩ sư chất luợng để tìm ra các sai sót trong ngày hôm đó, từ đó có thể xác định xem những yêu cầu nào, vấn đề nào cần được giải quyết trứoc để có thể giao nhiệm vụ cho từng người chịu trách nhiệm về ca làm việc của mình. Việc đảm bảo chất lưọng trong quá trình sản xuất sẽ giúp biết sản phẩm sản phẩm không đảm bảo ở khâu nào và khắc phục ở khâu đó. Có sự phân cấp quản lí chất lượng rõ rang không chồng chéo nhau, để khắc phục tình trạng làm việc sợ mất long nhau, trách nhiệm không rõ rang dẫn đến đổ lỗi cho nhau khi sai sót còn thành tích thì hưởng chung. Mỗi kĩ thuật viên xem xét phân tích những thông số kĩ thuật ở khâu mình để dự kiến các sự cố, dự kiến chất lượng sản phẩm ở khâu đó để có biện pháp ứng phó kịp thời.

 Để nhập kho thành phẩm tì trước hết bộ phận KSC của phân xưởng sẽ kiểm tra chất lượng một lần nữa bằng phương pháp cảm quang thực nghiệm kết hợp phân tích các chỉ tiêu lý hoá qua đó mới phát hiện các khuyết tật của sản phẩm.

Kiểm tra

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Thép Việt - Nhật (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w