TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG THÉP TRONG NƯỚC NĂM 2007 VÀ DỰ BÁO CHO NĂM

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Thép Việt - Nhật (Trang 29 - 32)

VÀ DỰ BÁO CHO NĂM 2008

1.TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG THÉP NĂM 2007.

Năm 2007, là một năm sóng gió đối với ngành sản xuất thép trước sức ép cạnh tranh. Giá trong nước biến động theo giá phôi nhập khẩu, dao động từ 7,6-8,3 triệu đồng/tấn tuỳ loại. Dự báo, quý I/2007 giá tăng nhẹ do một số chi phí đầu vào (than, điện) tăng và giá phôi nhập khẩu tăng.

Sáu tháng đầu năm 2007 giá thép trong nước tăng và diễn biến phức tạp do việc sản xuất thép thành phẩm phụ thuộc nhiều vào thép phế mà Việt Nam đang phải nhập khẩu trên 80% lượng phôi để sản xuất thép thành phẩm. Tình trạng giá phôi nhập khẩu lên xuống thất thường khiến cho thị trường thép thành phẩm bất biến.

Tháng cuối năm, một số nhà sản xuất thép phía Nam đã tăng giá bán thép tròn đốt lên 200 đ/kg, giá bán của các đơn vị phía Bắc không đổi. Giá thép xây dựng phổ biến ở mức 7.550 đ/kg. Giá thép cuộn phi 6 phổ biến ở mức 7.550-7.750 đ/kg, thép tròn đốt 7-900-8.000 đ/kg tại Miền Bắc, miền Nam giá 7.820-8.030 đ/kg thép phi 6, 7.820-8.030 đ/kg thép tròn đốt.

Năm 2007, lượng phôi thép nhập về khoảng 2.017 nghìn tấn giảm 9,4% so với năm 2006, với trị giá 774 triệu USD. Thép cuộn xây dựng nhập khẩu từ Trung Quốc khoảng 18.000 tấn.

Theo Hiệp hội Thép, sản lượng thép xây dựng của Hiệp hội thép tháng 12/2007 ước đạt khoảng 240.000 tấn, đưa sản lượng thép cả nước năm 2006 đạt khoảng 3,5 triệu tấn tăng 14,2% so với năm 2006, trong đó sản lượng trong Hiệp hội cả năm đạt khoảng 2,9 triệu tấn, ngoài Hiệp hội khoảng 600 nghìn tấn. Tiêu thụ thép tháng 12 ước khoảng 230.000 tấn, đưa tiêu thụ cả năm 2007 của Hiệp hội đạt 2,85 triệu tấn. Tiêu thụ thép cả năm 2007 đạt khoảng 3,45 triệu tấn. Tồn kho thép xây dựng thành phẩm khoảng 230.000 tấn, tồn kho phôi thép khoảng 294.000 tấn.

Đối với thép cán, sản lượng trong năm 2007 chỉ đạt 96% so với kế hoạch, doanh thu giảm 15,6%, ngành thép bị lỗ gần 70 tỷ đồng.

Lý giải về sự thua lỗ này có mấy nguyên nhân sau: + Biến động về nguyên liệu

Chưa bao giờ ngành thép đứng trước cơn biến động về nguyên liệu phôi thép và thép thành phẩm nhập khẩu như lúc này. Ngành thép Việt Nam hiện tại mới tự cung ứng được 30% nguyên liệu, phụ thuộc trên 70% phôi thép nhập khẩu, chủ yếu là Trung Quốc. Thế nhưng, phôi thép Trung Quốc không ngừng bị đẩy giá, từ 380 USD/tấn vào 6 tháng đầu năm 2007, đã tăng lên 450- 455 USD/tấn.

Đối với ngành sản xuất thép, chính sách của Trung Quốc là tập trung đẩy nhanh hàng hóa sang Việt Nam để chiếm thị phần chứ không muốn đẩy mạnh việc xuất khẩu nguyên liệu. Điều này thể hiện rõ qua chính sách thuế của Trung Quốc. Cụ thể, thép thành phẩm xuất khẩu, thuế suất hàng hóa là 0%, nhưng được cộng thêm từ 6%-8% (tùy theo thời điểm) trợ giá xuất khẩu,

trong khi phôi thép xuất khẩu phải chịu thuế suất là 10% và dự định sẽ được điều chỉnh lên 15% trong năm 2008!

Với chính sách này, các doanh nghiệp Trung Quốc xuất khẩu ồ ạt thép thành phẩm sang Việt Nam theo đường tiểu ngạch, với giá 7-7,1 triệu đồng/tấn, thấp hơn giá thép tiêu thụ trong nước khoảng 300.000 đồng/tấn và cũng thấp hơn so với giá phôi nhập khẩu khoảng 40 USD/tấn. Điều này đã làm cho thị trường thép Việt Nam “chao đảo” trước cuộc cạnh tranh khốc liệt về giá. + Ngành thép càng gặp khó khăn đó là giá xăng dầu, giá điện tăng đã làm cho một tấn thép thành phẩm phải tăng thêm 20.000 - 25.000 đồng/tấn. Chẳng những thế, trong năm 2006, một số nhà máy thép buộc phải ngưng hoạt động vì lý do môi trường như: Nhà máy Thép Tân Thuận (Nhà Bè-TPHCM), Nhà máy Thép Đà Nẵng…

2. Dự báo

Năm 2008, nhìn trên tổng thể, sẽ là một năm căng thẳng hơn đối với ngành thép sản xuất trong nước. Giá thép xây dựng trong nước quý I/2008 có khả năng tăng nhẹ do một số chi phí đầu vào như than, điện tăng và giá phôi thép nhập khẩu tăng. Giá phôi thép nhập khẩu năm 2008 khả năng sẽ dao động quanh mức 400-420 USD/tấn , giá bán thép xây dựng quanh mức 8.000 đ/kg.

Hiện mỗi năm các doanh nghiệp thép phải nhập khoảng 2 triệu tấn phôi. Theo tính toán, nếu chủ động được nguồn nguyên liệu, một tấn phôi sản xuất trong nước sẽ có giá rẻ hơn phôi nhập khẩu từ 30-40 USD. Tuy nhiên, các dự án sản xuất phôi lại phụ thuộc thép phế nhập khẩu, dựa vào hai “kênh”: phá dỡ tàu cũ và phế liệu.

Bên cạnh đó, Chính phủ chỉ cho phép phá dỡ tàu cũ đối với những lô hàng nhập khẩu trước 1-7-2007 và sau thời hạn đó, không được phép nhập khẩu tàu cũ để phá dỡ. Để tự chủ được mỗi năm khoảng 1 triệu tấn phôi, hàng năm, các doanh nghiệp phải nhập khẩu từ 700 - 800 ngàn tấn thép phế, phần còn lại là từ quặng trong nước.

Đồng thời, chính sách nhập khẩu thép phế đang vướng mắc bởi những quy định ngặt nghèo của Luật Môi trường và ngành thép đang đối mặt với những khó khăn gay gắt về nguyên liệu.

Một điều rất đáng quan tâm là Trung Quốc hiện nay đang chủ trương kìm hãm sự phát triển nóng của một số doanh nghiệp sản xuất thép thành phẩm và khuyến khích xuất khẩu sản phẩm thép. Tất nhiên, với chủ trương này lượng thép Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam chắc chắn sẽ cạnh tranh mạnh hơn cả về giá thành lẫn số lượng.

Tuy nhiên, một số nhà sản xuất thép trong nước chủ động được phần “luyện” thì vẫn cạnh tranh tốt trên thị trường. Như Nhà máy Thép Phú Mỹ của Công ty Thép - Việt, có công suất 500 ngàn tấn luyện, 450 ngàn tấn cán/năm, thì không ngại về biến động giá phôi.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Thép Việt - Nhật (Trang 29 - 32)