6. Phương pháp nghiên cứu
3.2.2 Chính lược phòng chống và giảm nhẹ thiên tai
Kinh nghiệm tích lũy được với thiên tai đã chỉ rõ sự cần thiết phải chuyển từ quan niệm định mệnh sang tích cực phòng chống, từ đối phó sang chuẩn bị, từ huy động nguồn lực sau khi sự kiện đã xảy ra sang hạn chế và sang vai rủi ro trước khi sự kiện xảy ra. Trong Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo (CPRGS), Chính phủ cam kết sẽ (tiếp tục)
Quy hoạch lại các vùng dân cư, cơ sở hạ tầng sản xuất và xã hội thuận lợi cho việc phòng chống và cứu trợ khi thiên tai xảy ra.
Xây dựng hệ thống thu thập thông tin, dự báo khí tượng thủy văn để có thể dự báo tốt hơn nguy cơ thiên tai, trên cơ sở đó có thể quản lý và giảm nhẹ nguy cơ thiên tai thông qua các hoạt động phát triển phù hợp.
Nâng cao hiểu biết và khả năng ứng phó của nhân dân với rủi ro thiên tai thông qua tổ chức tập huấn, chuyển giao những kiến thức, kinh nghiệm cụ thể về phòng chống thiên tai.
42
Hoàn thành hệ thống công trình thủy lợi đê biển, đê cửa sông, cống và kiểm soát lũ.
Thực hiện xây dựng Quỹ phòng chống lũ lụt của địa phương do nhân dân đóng góp theo quy định của Chính phủ. Có kế hoạch dự trữ để ứng phó với diễn biến phức tạp của thời tiết.
Về việc quy hoạch lại các vùng dân cư – xây dựng các cụm, tuyến dân cư (CTDC). Trong khoảng thời gian 1996-2001, Chính phủ đã thực hiện hai chương trình: phát triển hệ thống kênh rạch/giao thông và xây dựng các cụm, tuyến dân cư vùng ĐBSCL và chương trình cho người nghèo vay để tôn cao nền nhà và làm nhà trên cọc “chung sống với lũ”. Nhận ra rằng những chương trình này vẫn chưa mang lại hiệu quả như mong đợi,13 Chính phủ đã quyết định tiến hành một cải cách quan trọng trong việc xây dựng và phát triển CTDC đối với bảy tỉnh thường xuyên bị lũ lụt ở vùng ĐBSCL (xem Phụ lục 4).
Tuy nhiên, hiện nay tiến độ xây dựng CTDC là chưa đạt yêu cầu. Đến cuối tháng 8/2004, tiến độ san lấp mặt bằng 1.043 CTDC ở ĐBSCL mới đạt khoảng 90%. Trong 170.000 căn nhà cần xây dựng, đến nay chỉ làm được 17.587 căn. Số hộ chính thức vào CTDC khoảng 18.519 hộ/200.000 hộ mà chương trình đề ra. Đã vậy mà số hộ dân vào ở rất ít.14 Những hộ dân vô ở trong các cụm dân cư đang sinh sống một cách tạm bợ và chưa thật sự “an cư lạc nghiệp”. Điều kiện sống và phương tiện sinh hoạt còn khó khăn, thiếu thốn (chi tiết xem CARE, tr. 16-17). Các cấp bộ, sở và chính quyền địa phương ở vùng ĐBSCL nên chú trọng
13 Nhiều hộ đã sử dụng tiền vay vào mục đích khác. Thậm chí có một số hộ nghèo đã sử dụng tiền vay này để tiêu xài hoặc để trả nợ các món vay khác.
43
đến chất lượng của các chương trình hơn là đặt nặng mục tiêu chạy theo số lượng. Phải nhận thức mức độ khẩn trương trong việc di dời các hộ gia đình vào cụm dân cư, chứ không nên đặt nặng con số để lấy thành tích như “số cụm được xây dựng hoặc số hộ được di dời”.
Cộng đồng quốc tế đã tích cực giúp Việt Nam quản lý rủi ro thiên tai. Đơn vị quản lý thiên tai, một dự án thuộc Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), hiện đang hỗ trợ cho Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương ở Việt Nam tổ chức các khóa tập huấn về phòng chống thiên tai. “Đội ngũ giảng viên nòng cốt” này sẽ hướng dẫn các giáo viên phổ thông để họ dạy lại cho học sinh của mình những kiến thức về thiên tai cũng như các hoạt động phòng chống. Mục đích là giúp cho trẻ em nắm được những kiến thức và biện pháp cần thiết để có thể đối phó với thiên tai. Sau đó, thông qua các em, những người khác trong gia đình các em cũng sẽ nhận thức được vấn đề và sẵn sàng đối phó.