Giảm thiểu rủi ro

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng quản lí rủi ro cho nông dân nghèo vùng đồng bằng sông Cửu Long (Trang 40 - 41)

6. Phương pháp nghiên cứu

3.1.2 Giảm thiểu rủi ro

Đối với các hộ thuộc nhóm người nghèo nhất, đầu tư để giảm rủi ro cũng phải đánh đổi bằng các nhu cầu tối thiểu hàng ngày và vì vậy những đầu tư này không phải là ưu tiên cấp thiết hàng đầu.

Đa dạng hóa nông nghiệp. Đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi là phương pháp do cá nhân tiến hành để tối thiểu hóa ảnh hưởng của thời tiết xấu. Đa dạng hóa còn được xem là phương pháp đối phó với thị trường và giá cả bất ổn. Nhóm dân nghèo ít đất ở huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp thì trồng nấm rơm, còn người dân một số nơi của Bến Tre, Cần Thơ, Hậu Giang và khu vực U Minh thì nuôi cá đồng. Những bãi bồi ven biển vùng ĐBSCL (chẳng hạn như ở ba huyện Bình Đại, Ba Tri, Thanh Phú, tỉnh Bến Tre) được người dân khai thác để nuôi nghêu. Ở vùng nước ngọt, vùng đất vườn, nhóm nam thường chọn nuôi bò và dê vì theo họ có thể tận dụng “sức lao động sẵn có để đi cắt cỏ, không phải mất tiền mua thức ăn và bò, dê ít bệnh”, còn nhóm nữ nghèo chọn nuôi heo, gà, vịt... vì dù sao cũng quen làm.

Các hoạt động đa dạng trong vùng lũ cũng tạo cơ hội cho người dân không đất, ít đất gia tăng thu nhập trên diện tích nhỏ như: trồng rau nhút, trồng củ ấu, trồng rau, màu trên các bờ bao...

Đa dạng hóa hoạt động để đa dạng thu nhập cũng là phương cách mà người nghèo cho là tốt nhất. Với nam trẻ, hướng học việc ra làm thợ: thợ mộc, thợ hồ, thợ chế biến nông sản, thợ sửa chữa máy nông nghiệp… là triển vọng nghề nghiệp tốt. Việc có tay nghề để vào các cơ sở công nghiệp chế biến thực phẩm tại địa phương hay các khu công nghiệp lớn là mong muốn đổi đời cho người dân vùng này. Các nữ thanh niên mong muốn được chỉ việc tại địa phương: làm gia công các sản phẩm giản đơn.

37

Chơi “hụi” và tổ chức tín dụng quay vòng. Các tổ chức tiết kiệm chính thức rất bị hạn chế: một số yêu cầu của hình thức tiết kiệm tiền mặt được đáp ứng thông qua các hội tiết kiệm quy mô nhỏ đồng thời với các hội chơi hụi.

Khoảng từ năm 1999 đến nay, ở vùng nông thôn Nam Bộ xuất hiện một vấn đề xã hội mới: phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài (phần lớn là người Đài Loan) với số lượng ngày càng tăng. Phụ nữ Việt Nam lấy chồng người Đài Loan, phần nhiều là do môi giới. Không ít trường hợp các cuộc hôn nhân này không dựa trên cơ sở tình yêu mà bị chi phối bởi yếu tố kinh tế: do sự khuyến khích của gia đình như một cách giúp họ thoát khỏi nợ nần. Bản thân các cô cũng muốn kiếm cơ hội để đổi đời, được xuất ngoại, “mở mày mở mặt với hàng xóm”. Thực tế cho thấy các trường hợp lấy chồng Đài Loan khá giả là rất ít, hầu hết đều gặp bất hạnh do bất đồng ngôn ngữ, tuổi tác và vỡ mộng ‘khi làm dâu xứ người’. Điều này dẫn đến những hậu quả lâu dài về mặt xã hội.

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng quản lí rủi ro cho nông dân nghèo vùng đồng bằng sông Cửu Long (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)