Rủi ro đơn lẻ (ở cấp cá nhân và hộ gia đình)

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng quản lí rủi ro cho nông dân nghèo vùng đồng bằng sông Cửu Long (Trang 28 - 32)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Rủi ro đơn lẻ (ở cấp cá nhân và hộ gia đình)

a. Sức khỏe

Đối với các hộ nghèo, ngay cả những hộ đủ sống hay mới thoát nghèo, bệnh tật hoặc tai nạn nặng hoặc lâu dài, đặc biệt là khi xảy ra đối với một thành viên hoạt động kinh tế của gia đình, là một trong những dạng rủi ro phổ biến và nguy hại nhất – là một ám ảnh lớn đối với họ. Mỗi khi trong gia đình có người bệnh là cả nhà rơi vào tình trạng nợ nần. Vấn đề bệnh tật và sức khỏe kém ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và chi tiêu của người nghèo, làm họ rơi vào vòng tròn lẩn quẩn của đói nghèo. Họ phải gánh chịu hai gánh nặng: một là mất đi thu nhập từ lao động, hai là gánh chịu chi phí cao cho việc khám, chữa bệnh, kể cả các chi phí trực tiếp và gián tiếp. Chi phí chữa bệnh là khá lớn đối với người nghèo thậm chí rất cao khi phải chữa trị ở bệnh viện tuyến huyện hoặc cấp cao hơn. Khi phân tích chi tiêu của các hộ gia đình, một dự án cấp nước ở ĐBSCL ghi nhận rằng khoản chi tiêu lớn nhất của các hộ gia đình nghèo hoặc đủ ăn là mua lương thực

25

Thu nhập thấp

Vay mượn, nợ nần với lãi suất cao Sức khoẻ

kém Làm không

đủ ăn Thiếu đói Năng suất

lao động thấp

Hình 2.3 Vòng lẩn quẩn của hộ nghèo Nguồn: Tác giả

thực phẩm, kế đến là chi phí để chữa bệnh. Tình hình này giống nhau ở nông thôn năm tỉnh Long An, Vĩnh Long, Bến Tre, Bạc Liêu và Kiên Giang.7

Người nghèo rất khó tiếp cận với các nguồn vốn nhà nước, nếu có thì họ không thể chờ giải quyết thủ tục do tính chất khẩn cấp của bệnh tật. Đa số người nghèo phải vay ngoài, cầm cố tài sản với lãi suất cao hơn ngân hàng để có tiền trang trải chi phí, dẫn đến tình trạng đời sống của họ đã khó khăn càng khó khăn thêm. Do đó mà họ càng có ít cơ hội thoát khỏi vòng đói nghèo. Trong khi đó khả năng tiếp cận đến các dịch vụ phòng bệnh (nước sạch, các chương trình y tế...) của người nghèo còn hạn chế càng làm tăng khả năng bị mắc bệnh của họ. Việc cải thiện điều kiện sức khỏe cho người nghèo là một trong những yếu tố rất cơ bản để họ tự thoát nghèo.

b. Đầu tư bị thất bại

Trong khi các nguồn thu nhập hạn chế có thể làm tăng nguy cơ bị tổn thương bởi

7 Trần Hòai Nhân, “Cải thiện sức khỏe và các chương trình xóa đói giảm nghèo”, Tuổi trẻ Chủ Nhật, 16- 05-2004.

26

đột biến và khủng hoảng của các hộ, rủi ro thất bại của đầu tư vào chăn nuôi gia

Hộp 2.1: Tình trạng tiến thoái lưỡng nan của những người nông dân nghèo ở Trà Vinh - Vòng xoáy nợ

Một hộ gia đình 6 khẩu không có đất ở tỉnh Trà Vinh trong đó có 4 lao động và 2 trẻ nhỏ đang đi học. Người cha bị bệnh và phải vào bệnh viện nên thu nhập của gia đình chủ yếu dựa vào 3 người còn lại. Tiền viện phí hết 500.000đ (35USD) và gia đình phải vay của tư nhân với lãi suất 10%. Do không có đất nên cách kiếm tiền duy nhất của gia đình là đi làm thuê. Hình thức làm thuê phổ biến nhất trong vùng là đan tấm lợp và đào ao nuôi tôm trong thời gian vài tháng (việc dành riêng cho nam giới), công việc này đem lại cho họ một khoản thu nhập khoảng 25.000 đ/ngày cho 3 người (tức khoảng 750.000đ/tháng).

Chi phí lương thực tối thiểu (gạo và các thực phẩm cần thiết khác) cho một gia đình có số khẩu tương tự là 17.000 đ/ngày (510.000 đ/tháng). Các chi phí khác trong gia đình như thuốc lá, rượu, thuốc chữa bệnh... trung bình khoảng 3.000 đ/ngày, chi phí cho 2 đứa trẻ đi học trung bình 3.000 đ/ngày cho hết cả năm học gồm tiền ăn sáng, tiền đóng góp cho nhà trường, quần áo, sách vở và các chi phí khác (tổng cộng 180.000 đ/tháng). Chi phí tối thiểu eo hẹp cho gia đình ở mức 690.000 đ/tháng. Nhưng mỗi tháng họ còn phải trả 50.000đ tiền lãi cho khoản tiền mà họ đã vay để thanh toán thuốc men, viện phí cho người cha. Do vậy, mức chi phí tối thiểu mỗi tháng cho gia đình này là 740.000đ - nếu trong gia đình có ai đó bị ốm, bị tai nạn hoặc mùa tôm thất bát, họ sẽ không có tiền và sẽ phải mua chịu gạo, bán trước sức lao động hoặc vay thêm tiền của những người cho vay tiền tư nhân. Rõ ràng họ bị rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan: họ sẽ không bao giờ có khả năng hoàn trả khoản vay gốc 500.000đ và do vậy bị rơi vào vòng xoáy nợ không có lối thoát.

Nguồn: PPA ở Trà Vinh, Oxfam Anh (1999).

Hộp 2.2: Nhóm hộ cận nghèo gặp rủi ro sức khỏe có thể dẫn đến nghèo

Ông Lê Văn Liêm là chủ hộ của một gia đình nghèo ở xã Bình Hàng Trung huyện Cao Lãnh. Trước năm 1994, gia đình ông có 17 công đất, kinh tế khá. Ông Liêm khá năng động và có kỹ năng về buôn bán. Tuy nhiên, năm 1994 gia đình bị rủi ro vì ốm đau, bệnh tật nên buộc phải bán đất. Hiện nay nguồn sống của gia đình ông là đi làm thuê.

27

súc, nuôi trồng thủy sản có thể ngăn cản các hộ mở rộng kinh tế của họ theo hướng nâng cao khả năng quản lý rủi ro. Điều này đặc biệt đúng khi các hộ cần phải vay vốn để đầu tư vào các hoạt động mới. Nếu đầu tư bị thất bại, thu nhập của hộ sẽ giảm đi và khoản thu nhập thâm hụt cần được trang trải từ các nguồn khác (nếu có) hoặc bằng việc tiếp tục vay hay phải bán tài sản. Ngoài ra, cần tăng lượng tiền mặt để trả lãi và gốc vay (Hộp 2.3).

Các hộ nông dân nghèo thường không có khả năng thực hiện các biện pháp phòng chống những thiệt hại do các điều kiện thời tiết và sâu bệnh, côn trùng, chuột gây ra, cũng như tiêm phòng cho súc vật. Cho đến bây giờ các hộ nghèo vẫn ít tiếp xúc với cán bộ khuyến nông và họ có trình độ học vấn thấp hơn các hộ khá giả. Do vậy họ có ít các thông tin về các biện pháp thích hợp để đối phó với rủi ro (Hộp 2.4).

ĐTMSDC 98 cho thấy chỉ có 9% các hộ nông dân thuộc nhóm 20% nghèo nhất là sống trong các huyện có trạm khuyến nông và điều này cho thấy khả năng tiếp cận với đào tạo chính qui để nâng cao kỹ thuật của họ rất bị hạn chế.

Hộp 2.3: Vụ dưa hấu bị thất bát tại Trà Vinh.

Ông Bình và bà Xay 62 tuổi. Họ đã sống ở thôn này được 3 năm. Họ chuyển từ thị trấn Trà Vinh về đây vì con trai cả của họ sống ở đây. Vì họ không có đất phù hợp nên họ không đầu tư

nhiều vào nuôi tôm. Tuy nhiên, họ cũng góp vốn vào đầm tôm của con trai cả. Từ khi chuyển đến thôn này, họ đã trồng được 3 vụ dưa hấu. Họ dành gần như toàn bộ khoản tiền tiết kiệm của mình vào vụ dưa thứ nhất, vụ này họ thất bại. Vụ dưa thứ hai họ cũng bị thất bại do thời tiết xấu. Đồng thời 5.000 con tôm trong đầm tôm của con trai họ bị chết. Vụ dưa hấu thứ ba họ bắt đầu mang nợ, lần đầu tiên trong đời để mua chịu phân bón. Vào ngày chúng tôi đến, bà Xay gần khóac vì bà vừa phát hiện ra giống dưa bà trồng năm nay xấu, và mặc dù vườn dưa của gia đình bà đã chín nhưng quả rất nhỏ. Vì vậy vụ dưa thứ ba này gia đình bà không được lãi đồng nào. Khoản đầu tư hơn 1 triệu đồng vào vụ dưa năm nay bà chỉ thu được từ 600-700 nghìn đồng, do đó bà không thể trả nợ cho người bán phân bón. Con dâu bà đang mang thai tháng thứ

28

8 khi chúng tôi đến và bà Xay vừa nói vừa khóc: “Tôi không biết gia đình tôi sẽ làm gì nữa đây”.

Nguồn: PPA Trà Vinh, Oxfam Anh (1999).

Hộp 2.4: Người nghèo thiếu năng lực và ý chí vươn lên

Chị Nguyễn Ngọc Ánh 28 tuổi, không biết chữ ở xã Phú Thành B. Năm 2003, chị đã vay 3 triệu đồng để nuôi bò. Khi được hỏi về kỹ năng lựa chọn bò giống, phương pháp nuôi, chữa bệnh cho bò thì chị nói không biết. Khi hỏi nếu có nhu cầu bán bò thì chị cũng không biết bán ra sao.

Nguồn: Hiện trạng đói nghèo tại tỉnh Đồng Tháp, AusAID (2003)

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng quản lí rủi ro cho nông dân nghèo vùng đồng bằng sông Cửu Long (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)