Bảng 4.5: Doanh số thu nợ theo thời hạn
Đơn vị: triệu đồng
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền % Ngắn hạn 42,605 96.40 53,999 82.49 11,394 26.74 Trung hạn 1,592 3.60 11,463 17.51 9,871 620.04 Tổng 44,197 100.00 65,462 100.00 21,265 48.11
Biểu đồ 4.5: Doanh số thu nợ theo thời hạn - 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 Năm 2008 Năm 2009 42,605 53,999 1,592 11,463 Ngắn hạn Trung hạn Triệu đồng a. Thu nợ ngắn hạn:
Công tác thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao và tăng trưởng nhanh qua hai năm nguyên nhân là do hoạt động thu nợ của PGD được tiến hành thường xuyên, liên tục nhằm duy trì, bảo tồn, mở rộng nguồn vốn của PGD bên cạnh đó doanh số cho vay ngắn hạn nhiều, vòng thu hồi vốn của ngắn hạn nhanh, khoản tiền vay sẽđược thu hồi ngay trong năm và thường là khoản vay nhỏ. PGD có các chính sách thu nợ hợp lý xây dựng được quy trình điều chỉnh kỳ hạn trả nợ cụ thể và phù hợp với với chu kỳ sản xuất kinh doanh hay mùa vụ của khách hàng.
b. Thu nợ trung hạn:
Doanh số thu nợ trung hạn trong năm 2009 đạt được kết quảđáng khích lệ, tăng với tỷ
lệ rất cao so với năm 2008 đạt được kết quả trên là do: Doanh số cho vay trung hạn ngày càng tăng, nguồn vốn cho vay được khách hàng sử dụng hiệu quả, đội ngũ nhân viên có trình độ, có nhiều kinh nghiệm trong việc lựa chọn khách hàng, luôn theo dõi quá trình sử dụng vốn và đôn đốc khách hàng trả nợ, vì thế mà PGD đã thu hồi được vốn đã phát vay.
Đểđánh giá được chất lượng tín dụng tốt hay xấu phụ thuộc rất nhiều vào công tác thu nợ của NVTD, nó thể hiện năng lực, trình độ và kinh nghiệm trong công tác thẩm định cho vay. Công tác thẩm định tại PGD luôn được quan tâm nhiều nhất khi thẩm định xong NVTD về báo cáo lại tình hình thẩm định cho Giám đốc cùng Giám Đốc thảo luận
đểđưa ra quyết định cho vay, đối với những khách hàng có nhu cầu vay với nguồn vốn lớn thì giám đốc sẽ trực tiếp cùng NVTD đi thẩm định. Trong hoạt động kinh doanh, PGD luôn thực hiện phương châm về chất lượng tín dụng, có phân công trách nhiệm cụ
thể cho từng nhân viên. Tuy nhiên trong công tác thu nợ tại PGD còn hạn chế về số
lượng nhân viên, số lượng nhân viên tín dụng tại PGD hiện tại là hai người, khi thẩm
định thì một người được cửđi còn người còn lại sẽ thu lãi và tiếp khách hàng nhiều khi khách hàng phải đợi lâu trong việc đóng lãi.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Bảo Yến
Kết quả thu hồi nợ chẳng những phụ thuộc vào kỳ hạn cho vay mà còn phụ thuộc vào thành phần kinh tếđược thể hiện thông qua bảng số liệu bên dưới.
a. Thu nợ cá thể:
Cá thể là đối tương kinh doanh ở nhiều ngành nghề khác nhau, phần lớn họ vay để kinh doanh nhỏ lẻ, chăn nuôi, sửa chữa nhà ở,… doanh số cho vay đối với cá thể cao nhất trong TPKT vì vậy mà doanh số thu nợ đối với thành phần này cũng tăng theo tương
ứng. Năm 2009 tình hình kinh tế khó khăn nhưng chỉảnh hưởng ở một số một số khách hàng, các khách hàng còn lại vẫn kinh doanh có hiệu quả và đủ khả năng đảm bảo cho việc trả nợ làm cho công tác thu hồi nợđối với thành phần này tăng trưởng.
b. Thu nợ tổ chức kinh tế:
Công tác thu nợđối với thành phần TCKT đạt bước tăng trưởng với tỷ lệ cao nhất, các doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn vay nhằm mục đích kinh doanh chủ yếu tập trung tại thành phố Long Xuyên. Tuy năm 2009 tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng tốc
độ tăng trưởng GDP của thành phố Long Xuyên cao gấp đôi mức tăng trưởng bình quân của tỉnh, thu nhập bình quân đầu người đứng đầu tỉnh, đều này cho thấy các ngành nghề
kinh doanh cũng có bước tăng trưởng so với năm 2008(7), các doanh nghiệp kinh doanh
(7) http://www.baoangiang.com.vn/newsdetails.aspx?newsid=8485.
Bảng 4.6: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế
Đơn vị: triệu đồng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền % Cá thể 43,573 98.59 62,143 94.93 18,570 42.62 Tổ chức kinh tế 230 0.52 2,243 3.43 2,013 875.22 Trả góp 394.5 0.89 1,076 1.64 682 172.75 Tổng 44,197 100.00 65,462 100.00 21,264 48.11 Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch
Biểu đồ 4.6: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế.
- 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 Năm 2008 Năm 2009 43,573 62,143 230 394.5 2,243 1,076 Cá thể Tổchức kinh tế Trảgóp Triệu đồng
hiệu quả và đạt được lợi nhuận nhiều hơn nên thực hiện tốt trong việc trả nợ và trả lãi cho PGD. Bên cạnh đó doanh số cho vay đối với TCKT tăng cao vì vậy đểđảm bảo cho việc cấp tín dụng ở thành phần này có hiệu quả các NVTD đã tăng cường hoạt động thu nợ, thường xuyên nhắc nhở khách hàng khi đến ngày trả lãi và báo trước ba ngày khi hợp đồng xắp đến ngày đáo hạn.
c. Thu nợ trả góp:
Những khách hàng được cấp tín dụng ở loại hình trả góp thường là cán bộ làm việc tại các cơ quan nhà nước như: UBND các phường trong thành phố, phòng cảnh sát cơ động, cục thuế, cục thú y,… tại mỗi cơ quan số lượng người vay tối thiểu là năm người hàng tháng tại đơn vị vay tiền cử một người đại diện đến PGD thực hiện trả vốn và lãi, vì đây là hình thức vay dưới dạng tín chấp nên mỗi người tham gia vay vốn đều có ý thức về trách nhiệm trả lãi và vốn nếu một người không hoàn thành nghĩa vụ của mình sẽảnh hưởng đến uy tín của toàn đơn vị. PGD luôn lựa chọn những đơn vị có uy tín cao
để cấp tín dụng trả góp vì vậy mà công tác thu hồi nợở thành phần kinh tế này đạt được kết quả tốt.
4.2.3 Phân tích tình hình dư nợ: 4.2.3.1 Dư nợ theo thời hạn cho vay:
Bất cứ một ngân hàng nào cũng vậy để hoạt động tốt thì không chỉ nâng cao doanh số
cho vay mà còn nâng cao mức dư nợ. Phân tích dư nợ kết hợp với phân tích doanh số
cho vay, doanh số thu nợ cho phép ta phản ánh tốt hơn, đầy đủ hơn hiệu quả hoạt động của PGD. Dư nợ càng tăng cao cho thấy thị phần cho vay của PGD ngày càng mở rộng. Tình hình dư nợ của PGD trong thời qua như sau.
Bảng 4.7: Dư nợ theo thời hạn vay Đơn vị: triệu đồng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền % Ngắn hạn 20,021 71.49 22,218 61.33 2,197 10.97 Trung hạn 7,983 28.51 14,010 38.67 6,027 75.50 Tổng 28,004 100.00 36,228 100.00 8,224 29.37 Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch Biểu đồ 4.7: Dư nợ theo thời hạn vay - 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 Năm 2008 Năm 2009 20,021 22,218 7,983 14,010 Ngắn hạn Trung hạn Triệu đồng
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Bảo Yến
a. Dư nợ ngắn hạn:
Qua bảng số liệu cho thấy dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong các năm cùng việc chủ động được trong nguồn vốn cho vay ngắn hạn, nên tình hình dư nợ ngắn của PGD năm 2009 tăng nhưng với tỷ lệ thấp nguyên nhân là do doanh số cho vay ngắn hạn giảm, tuy dự nợ ngắn hạn tăng với tỷ lệ thấp nhưng vẫn làm cho tổng dư nợ tăng so với năm 2008, bên cạnh đó vào cuối năm 2009 NHNN khống chế dư nợ làm cho nhiều khách hàng đến vay vốn chủ yếu là phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nhưng không
được cấp tín dụng.
b. Dư nợ trung hạn:
Tình hình dư nợ trung hạn tăng rất cao trong năm 2009 là nguồn chủ yếu làm cho tổng dư nợ tăng theo. Nguyên nhân làm cho dư nợ trung hạn tăng: các khoản dư nợ cho vay
đối với loại này có đặc điểm là không thể thu hồi trong thời gian ngắn mà phải kéo dài trong vài năm. Do vậy mà dư nợ năm trước vẫn tồn đọng sang năm sau dẫn đến dư nợ
của PGD trong năm tiếp theo tăng lên.
Dư nợ của cả hai thời hạn đều tăng trong năm 2009 từđó làm cho tổng dư nợ tăng theo, PGD đã thực hiện đúng vai trò của mình là nhà cung cấp vốn cho nền kinh tế tỉnh. PGD luôn cố gắng nâng cao dư nợđể tồn tại và phát triển bền vững, khi khách hàng vay vốn sẽ tạo điều kiện để PGD có được lợi nhuận.
4.2.3.2 Dư nợ theo thành phần kinh tế:
Trong hai năm qua mức tăng trưởng vể dư nợ tại PGD chủ yếu tập trung chủ yếu vào TPKT quan trọng nhất là cá thể, các thành phần khác cũng tăng được thể hiện ở bảng bên dưới. Biểu đồ 4.8: Dư nợ theo thành phần kinh tế - 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 35,000 Năm 2008 Năm 2009 24,474 32,356 1,085 2,445 1,459 2,413 Cá thể Tổchức kinh tế Trảgóp Triệu đồng Bảng 4.8: Dư nợ theo thành phần kinh tế Đơn vị: triệu đồng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền % Cá thể 24,474 87.39 32,356 89.31 7,882 Tổ chức kinh tế 1,085 3.87 1,459 4.03 374 Trả góp 2,445 8.73 2,413 6.66 -32 Tổng 28,004 100.00 36,228 100.00 8,224 Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 32.21 34.47 -1.31 29.37
a. Dư nợ cá thể:
Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ của TPKT cá thể chiếm tỷ lệ cao nhất so với các thành phần khác và có sự gia tăng trong năm 2009, nguyên nhân của sự gia tăng này là: là do cá thể là TPKT được PGD chú ý phát triển, dù tình hình kinh tế có nhiều khó khăn nhưng dư nợđối với thành phần này vẫn tăng là do một số hộ sản xuất kinh doanh vẫn thu được lợi nhuận vì vậy tiếp tục tăng nguồn vốn đầu tư và mở rộng qui mô sản xuất.
b. Dư nợ tổ chức kinh tế:
Dư nợ của thành phần TCKT có sự tăng trưởng cao nhất, nguyên nhân những doanh nghiệp được cấp tín dụng đa số kinh doanh ở một số lĩnh vực như: vật liệu xây dựng, sản xuất gạch, vật tư nông nghiệp,… là những khách hàng có quan hệ tốt nên PGD tiếp tục được cấp tín dụng năm 2009, bên cạnh đó họ còn giới thiệu một số khách hàng mới có uy tín kinh doanh cùng lĩnh vực tham gia giao dịch.
c. Dư nợ trả góp.
Cả hai TPKT là cá thể và TCKT dư nợđều tăng nhưng trong lĩnh vực cho vay trả góp nhằm phục vụ nhu cầu đời sống thì dư nợ có xu hướng giảm dần nguyên nhân là do năm 2009 nhà nước điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu cho cán bộ nhà nước làm cho mức thu nhập của nhóm khách hàng này tăng lên và thanh lí hợp đồng trước thời hạn và không có nhu cầu vay tiếp trong năm 2009.
Trong thời gian qua, PGD đã không ngừng hoàn thiện các sản phẩm cho vay để thu hút và phục vụ khách hàng tốt nhất. Để thực hiện kế hoạch tăng dư nợ, PGD cần tổ chức thực hiện công tác quảng bá tích cực hơn nữa để thu hút khách hàng, nhất là khách hàng uy tín của những tổ chức tín dụng khác. Cán bộ nhân viên của PGD cần có phong cách phục vụ nhiệt tình đối với khách hàng, giải ngân nhanh chóng rút ngắn tối đa thời gian chờđợi của khách hàng từ đó sẽ giúp cho nghiệp vụ tín dụng của PGD ngày càng thu hút được nhiều khách hàng tạo ra dư nợ ngày càng tăng.
4.2.4 Phân tích tình hình nợ quá hạn: 4.2.4.1 Nợ quá hạn theo thời hạn cho vay:
Cùng với sự tăng trưởng của doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ thì nợ quán hạn tại PGD cũng tăng theo. Trong hoạt động ngân hàng dù kinh doanh tốt và đạt hiệu quả thì vẫn tồn tại mức nợ quá hạn và nợ quá hạn hiện nay ở các ngân hàng đang là một vấn đề đáng quan tâm. Nợ quá hạn là biểu hiện rõ nét của chất lượng tín dụng, tình hình nợ quá hạn của PGD tăng cao trong năm 2009 được thể hiện qua bảng số liệu bên dưới:
Bảng 4.9: Tình hình nợ quá hạn theo thời hạn cho vay
Đơn vị: triệu đồng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền % Ngắn hạn 0 0 520 48.15 520 100.00 Trung hạn 73.7 100 560 51.85 486.3 659.84 Tổng 73.7 100 1,080 100.00 1,006 1,365.40 Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009
Biểu đồ 4.9: Nợ quá hạn theo thời hạn cho vay 0 100 200 300 400 500 600 Năm 2008 Năm 2009 0 520 73.7 560 Ngắn hạn Trung hạn Triệu đồng a. Nợ quá hạn ngắn hạn:
Năm 2009 tình hình nợ quá hạn ngắn hạn tăng đây là dấu hiệu không tốt. Nguyên nhân nợ quá hạn ngắn hạn tăng là do một số khách hàng vay vốn nhằm mục đích nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi,… không gặp thuận lợi, có sự biến động bởi giá cả, đặc biệt là những năm gần đây việc xuất khẩu cá tra, thuỷ sản gặp khó khăn do thời tiết, ảnh hưởng của dịch bệnh, những điều kiện về chất lượng nhập khẩu của các nước khác, đặc biệt dịch cúm H1N1 diễn biến phức tạp trong năm 2009 một số họ chăn nuôi heo gặp nhiều khó khăn, hầu hết nhóm nợ quá hạn này đều thuộc nợ nhóm 2 nên không ảnh hưởng nhiều đến hoạt đông kinh doanh của PGD tuy nhiên cần phải có những biện pháp để cho nhóm nợ quá hạn này không tăng trong thời gian tới đây là đều rất quan trọng mà PGD cần phải quan tâm nhiều.
b. Nợ quá hạn trung hạn:
Nợ quá hạn trung hạn chiếm tỷ trọng cao hơn ngắn hạn, phản ánh đúng bản chất của việc cấp tín dụng trung hạn do thời gian thu hồi vốn dài nên chứa nhiều rủi ro, trong hai năm qua tình hình kinh tế có nhiều biến động mạnh làm cho nguyên nhiên liệu không ngừng gia tăng, điều kiện tự nhiên bất lợi ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị trên địa bàn tỉnh An Giang. Những đơn vị vay vốn này do không thể lường trước được rủi ro, dẫn đến hoạt động kinh doanh bị thua lỗ, không thể hoàn trả vốn và lãi đúng hạn. Chính vì thế làm cho tình hình nợ quá hạn tăng trong năm 2009. Hầu hết nợ quá hạn là thuộc nợ nhóm 2, chỉ có một khách hàng chuyển sang nợ quá hạn thuộc nợ nhóm 5 nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ quá hạn của khách hàng này là khách hàng vay vốn đã chết, người thân không có khả năng trả nợ, PGD đang làm thủ
tục nhằm xử lí món nợ quá hạn này, khi đến hạn đáo hạn hợp đồng mà khách hàng này tiếp tục không đóng lãi và vốn thì PGD sẽ nhờ cơ quan tòa án xử lí phát mãi tài sản mà khách hàng đã thế chấp.
4.2.4.2 Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế:
Trong hai năm qua, nợ quá hạn của TCKT, trả góp không tăng nhưng tình hình nợ quá hạn của cá thể lại tăng cao nguyên nhân là do tổng doanh số cho vay đối với thành phần
cá thể luôn chiếm tỷ trong rất cao và có sự gia tăng trong năm 2009. Tuy PGD đã thu
được nhiều nợ từ khách hàng, nhưng trong đó cũng có một phần nhỏ nợ mà PGD không thu hồi được từ khách hàng. Cụ thể tình hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tế được thể hiện qua bảng bên dưới:
a. Nợ quá hạn cá thể:
Thành phần cá thể là thành phần duy nhất xuất hiện nợ quá hạn trong hai năm qua và có xu hướng tăng, tình hình nợ quá hạn ở thành phần này tăng cao trong năm 2009. Nguyên nhân là do trong năm 2009 tình hình kinh tế của tỉnh có nhiều biến động theo chiều hướng xấu từđó ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh cá thể, một số hộ