Về phương pháp thực hiện thẩm định giá

Một phần của tài liệu Một số giải pháp cho quá trình xác định giá trị doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 48 - 53)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO QUÁ TRÌNH XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM

3.2.3 Về phương pháp thực hiện thẩm định giá

Về mặt kỹ thuật, tuy trên thế giới cĩ nhiều phương pháp định giá nhưng Bộ Tài chính chỉ hướng dẫn hai phương pháp định giá là (1) tài sản rịng và (2) dịng tiền chiết khấu. Hai phương pháp này được quy định kèm theo các cơng thức tính tốn

cố định. Điều này hạn chế việc tìm kiếm và áp dụng những phương pháp định giá

phù hợp hơn.

Nếu chúng ta vẫn sử dụng hai phương pháp này để thẩm định giá trị doanh nghiệp thì phải khắc phục những khĩ khăn cơ bản đã nêu ra ở trên.

3.2.3.1 Phương pháp tài sản

Nếu sử dụng phương pháp tài sản để xác định giá trị doanh nghiệp thì cần phải cĩ những nguyên tắc chuẩn mực để nâng cao chất lượng thẩm định giá tài sản Đối với tài sản cố định hữu hình :

Các tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp cần phải ý thức được năng lực của mình, khi cần phải kết hợp với kết quả từ chuyên gia thẩm định giá tài sản khác Thẩm định viên giá trị doanh nghiệp dựa vào ý kiến, kết quả cơng việc của thẩm định viên khác hay các nhà chuyên mơn khác là điều bình thường trong thẩm định giá trị doanh nghiệp. Một VD thường thấy là dựa vào kết quả thẩm định giá trị bất động sản để thẩm định giá các thành phần bất động sản để thẩm định giá các thành phần bất động sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp. Khi dựa vào ý kiến, kết quả thẩm định khác hoặc các chuyên gia khác, thẩm định viên giá trị doanh

nghiệp cần tiến hành các bước thẩm tra để bảo đảm rằng các dịch vụ đĩ được thực hiện một cách chuyên nghiệp, các kết luận hợp lý và đáng tin cậy.

Khi thực hiện thẩm định giá trị tài sản cố định hữu hình, nhà thẩm định cần phải tuân theo những nguyên tắc và những phương pháp phù hợp để xác định giá trị tài sản, khơng sử dụng những tỷ lệ chung chung, khơng căn cứ để ước tính. Đối với tài sản cố định vơ hình :

- Nhà nước cần thành lập một cơ quan chuyên mơn nghiên cứu về cách xác định tài sản sở hữu trí tuệ, cũng như giá trị thương hiệu, đồng thời ban hành các văn bản cĩ liên quan về cách xác định giá trị sở hữu trí tuệ.

Sở hữu trí tuệ là một tài sản vơ hình, ở một số loại hình doanh nghiệp thì tài sản này cĩ giá trị rất lớn và đáng kể trong tổng tài sản của doanh nghiệp (như doanh nghiệp kiểm tốn, bảo hiểm…). Việc xác định được giá trị của tài sản trí tuệ sẽ giúp cho việc xác định giá trị doanh nghiệp chính xác hơn.

- Trên cơ sở thực tế và những tồn tại, vướng mắc đã đặt ra, Bộ Tài chính cần xem xét, bổ sung phương pháp tính lợi thế về quyền thuê đất và quyền thuê nhà, đồng thời cĩ văn bản hướng dẫn cụ thể về cách xử lý vốn gĩp liên doanh.

- Trong khi chờ đợi quy định mới của nhà nước thì cĩ thể tham vấn ý kiến của chuyên gia cũng như các kinh nghiệm nước ngồi, đăng ký phương pháp tính tốn với cơ quan thẩm định giá.

3.2.3.2 Phương pháp chiết khấu doanh nghiệp

Theo quy định hiện hành, cơng thức xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp chiết khấu doanh nghiệp là cố định. Căn cứ để xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp này là :

- Báo cáo tài chính của DN trong 5 năm liền kề trước khi xác định giá trị doanh nghiệp.

- Phương án hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hố từ 3 đến 5 năm sau khi chuyển thành cơng ty cổ phần.

- Lãi suất trả trước của trái phíêu Chính phủ cĩ từ hạn từ 10 năm trở lên ở thời điểm gần nhất với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp và hệ số chíêt khấu dịng tiền của doanh nghiệp.

- Giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất được giao.

Vì vậy doanh nghiệp cần xác định chính xác dữ liệu quá khứ và tương lai để cĩ những ước tính phù hợp, từ đĩ mới cĩ kết quả giá trị doanh nghiệp chính xác được.

Trên thế giới, cĩ nhiều mơ hình áp dụng phương pháp chiết khấu dịng tiền (DCF). Mơ hình DCF của doanh nghiệp được sử dụng rộng rãi nhất trong thực tế. Mơ hình lợi nhuận kinh tế thì ngày càng áp dụng phổ biến hơn. Lợi thế của phương pháp này là nĩ đã chỉ ra được một cơng ty cĩ tạo ra được chi phí vốn hay khơng. Quan trọng là nĩ đã chỉ ra rằng kết quả của 2 mơ hình trên đều cĩ cùng một kết quả, vì thế việc chọn lựa mơ hình nào tuỳ vào người sử dụng.

Ngồi ra cịn cĩ mơ hình giá trị hiện giá cĩ điều chỉnh (APV) và mơ hình vốn DCF. Những mơ hình này được ứng dụng trong những trường hợp cụ thể. VD, mơ hình vốn DCF thích hợp nhất cho những tổ chức tài chính như ngân hàng và cơng ty bảo hiểm. Mơ hình APV thì hữu dụng hơn trong việc xác định giá trị các cơng ty với nhiều thay đổi trong cấu trúc vốn, như mục tiêu đẩy mạnh địn bẩy tài chính. Hai mơ hình này cĩ cùng kết quả như mơ hình vốn DCF và mơ hình DCF doanh nghiệp.

Quy trình cụ thể để thực hiện thẩm định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp chiết khấu dịng tiền, tác giả luận văn sẽ trình bày một phần riêng biệt dưới đây.

3.2.3.3 Cần áp dụng phong phú các phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp khác

Các DN cĩ nhu cầu thực hiện thẩm định giá trị doanh nghiệp thuộc rất nhiều ngành nghề khác nhau; mỗi ngành, lĩnh vực cĩ những đặc thù riêng của mình với các yếu tố quyết định giá trị khác nhau và điều quan trọng là phải lựa chọn được phương pháp định giá phù hợp.

Ví dụ đơn giản là cách định giá một doanh nghiệp trong ngành bất động sản phải khác nhiều với cách định giá một doanh nghiệp trong ngành cơng nghệ thơng tin. Hai phương pháp định giá được áp dụng theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính đều cĩ những điểm yếu nhất định:

Phương pháp định giá dựa trên giá trị tài sản thì khơng phản ánh được khả năng sinh lời của doanh nghiệp.

Phương pháp chiết khấu dịng tiền được sử dụng phổ thơng hơn, song đây là một phương pháp kỹ thuật rất phức tạp và chỉ cĩ thể sử dụng một cách hiệu quả nếu hội đủ những thơng tin mà nhiều khi chỉ cĩ được ở những nền kinh tế phát triển. Một điều quan trọng khác khi sử dụng phương pháp này làm sao xác định được dịng tiền tương lai một cách chuẩn xác và chắc chắn – điều này địi hỏi rất nhiều kỹ năng chuyên sâu. Hơn nữa, cần lưu ý rằng phương pháp này khơng tính được giá trị thương hiệu.

Tác giả luận văn hồn tồn hiểu nỗi băn khoăn của những DNNN lớn sắp cổ phần hố như Vietcombank hay Bảo Minh khi những doanh nghiệp này cĩ ý kiến là họ chưa thực sự nhất trí với việc sử dụng phương pháp dịng tiền chiết khấu để định giá và mong muốn tìm được một phương pháp khác phù hợp hơn.

Trên thế giới cĩ những phương pháp định giá khác cĩ thể cân nhắc áp dụng

Ví dụ như phương pháp "các cơng ty cĩ thể so sánh". Phương pháp này, nĩi một cách đơn giản là thu thập dữ liệu của một số các cơng ty tương tự – là những cơng ty đang được niêm yết hoạt động trong cùng ngành nghề và cùng một quy mơ để phân tích, điều chỉnh và từ đĩ đưa ra một mức giá so sánh phù hợp.

Một phương pháp nữa cĩ thể được áp dụng là đấu giá doanh nghiệp.

Định giá khơng phải là một mơn khoa học chính xác. Các phương pháp định giá hoặc là dựa trên thơng tin quá khứ, hoặc là dựa trên dự đốn về tương lai. Phương pháp dựa trên thơng tin quá khứ cĩ thể khơng phản ánh được hiện tại và tương lai, cịn phương pháp dựa trên suy đốn về tương lai thì phụ thuộc vào độ chính xác của suy đốn. Cách duy nhất để hạn chế những điểm yếu này là chào bán trên thị trường cơng khai. Nhà nước khi bán tài sản đương nhiên mong muốn đảm bảo rằng người mua trả gần tới giá trị thực và do đĩ muốn áp dụng một số kỹ thuật định giá tiêu chuẩn. Tuy nhiên, điều này rất khĩ thực hiện được ở những thị trường như Việt Nam khi mà quyền sử dụng đất thường chiếm một phần lớn giá trị của DNNN, trong khi đĩ khơng cĩ thơng tin thị trường để xác định được giá trị của quyền sử dụng đất.

Thực tế ở Việt Nam hiện này, trong quá trình cổ phần hố doanh nghiệp nàh nước, Nhà nước phải thực hiện hai vai trị khơng tương thích.:

+ Với vai trị là người "quản lý", Nhà nước cần đảm bảo quyền lợi cân bằng giữa người mua cổ phần và lãnh đạo, người lao động của DNNN, vì thế cần định giá DNNN trước khi cổ phần hĩa. Nghị định 64/CP hiện hành đã đưa ra những hướng dẫn khá rõ ràng về định giá để cổ phần hĩa.

+ Song Nhà nước cịn cĩ vai trị thứ hai, với tư cách là chủ sở hữu tài sản cơng, là

đảm bảo tiền thu được từ quá trình cổ phần hĩa được tối đa hĩa vì quyền lợi của

Nhà nước và cuối cùng là vì quyền lợi của mọi cơng dân. Khi cổ phần hĩa những DNNN lớn hơn, vai trị thứ hai này cĩ ý nghĩa quan trọng hơn.

Hai vai trị này cĩ vẻ mâu thuẫn với nhau và vì vậy Nhà nước bị nghi ngờ là khơng cơng bằng khi thẩm định giá trị 1 DNNN để cổ phần hố. Giải pháp lúc này chính là mang DN ra đấu giá để thị trường quyết định giá trị của nĩ. Tất nhiên là quá trình đấu giá được tổ chức dưới sự kiểm sốt của Nhà nước.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp cho quá trình xác định giá trị doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)