THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM
2.4 Những mặt tích cực và những tồn tại của việc thẩm định giá trị doanh nghiệp ở Việt Nam
2.4.1 Những mặt tích cực và thuận lợi
Thực tế thực hiện thẩm định giá trị doanh nghiệp ở Việt Nam cũng có nhiều thuận lợi, thể hiện cụ thể như sau :
- Một là, môi trường kinh tế và môi trường pháp lý có nhiều thuận lợi.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, ngành thẩm định giá nói chung có môi trường tiềm năng phát triển thuận lợi, đặc biệt là hoạt động thẩm định giá trị doanh nghiệp. Nhu cầu thẩm định giá trị doanh nghiệp phục vụ cho quá trình mua bán, cổ phần hoá … tại một thời điểm ngày càng phổ biến và đòi hỏi chất lượng cao. Nhà nước đang đẩy mạnh quá trình cổ phần hoá nên việc xác định đúng giá trị doanh nghiệp được coi là khâu then chốt.
Nghị định 187 ra đời, quy định chi tiết quá trình tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước cũng như quy trình xác định giá trị doanh nghiệp thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đến vấn đề này. Nghị định này cũng thể hiện những ưu ủieồm sau ủaõy :
+ Thực hiện đúng các quy định trong NĐ 187CP thì việc xác định giá trị DNNN chủ yếu là qua đấu giá về cơ bản là theo giá trị thị trường, do thị trường quyết định.
Kết quả của các trung tâm, đơn vị định giá chỉ là mức giá để tham khảo khi xác định vốn điều lệ, giá để làm cơ sở cho chủ sở hữu đưa ra mức giá sàn chào. Trong đấu giá, những phân vân trong việc định giá như giá trị hữu hình, vô hình, thương hiệu, thương quyền, lợi thế đất đai... khi đấu giá sẽ khắc phục được.
+ Mục tiêu thu hút các nhà đầu tư chiến lược cũng sẽ được đáp ứng: Không chỉ đối với nhà cung cấp nguyên liệu, mà cả những nhà đại lí gắn bó lâu dài với DN, phần trăm ưu đói cũng rất hấp dẫn, cụ thể và rừ ràng.
+ Đảm bảo chính sách cho người lao động, khuyến khích họ trở thành cổ đông của DN, đáp ứng mục tiêu lớn mang tính bản chất của Đảng ta, chế độ ta nhưng lại đảm bảo trên một sân chơi bình đẳng, lợi ích sòng phẳng.
+ Minh bạch hoá, công khai hoá; và vì vậy, đảm bảo dân chủ hoá, chống được thất thoát, tham nhũng, tiêu cực, móc ngoặc trong quá trình định giá.
Kết quả đấu giá cổ phiếu của công ty Bảo Minh, VINAMILK, Công ty cổ phần giống cây trồng thành phố Hồ Chí Minh, thuỷ điện sông Hinh.v.v là những thành
công ban đầu cho ta thấy những ưu điểm của phương cách xác định giá trị DN theo NĐ 187CP.
Nghị định số 101/2005/NĐ-CP về thẩm định giá vừa được Thủ tướng Phan Văn Khải ký ban hành ngày 3/8/2005 đã cho phép lập những cơng ty thẩm định giá đầu tiên tại Việt Nam. Điều này cũng thể hiện sự quan tâm và đầu tư của Nhà nước đối với hoạt động thẩm định giá nói chung, trong đó có hoạt động thẩm định giá trũ doanh nghieọp.
- Hai là, tuy ngành thẩm định giá ở Việt Nam ra đời muộn nhưng do đó có điều kiện tiếp cận kỹ thuật và kinh nghiệm thẩm định giá của một số nước trên thế giới. Ngành thẩm định giá nói chung cũng như hoạt động thẩm định giá trị doanh nghiệp nói riêng trên thế giới và trong khu vực phát triển rất mạnh mẽ.
Chúng ta có nhiều cơ hội để tiếp cận với các cơ sở lý luận cũng như kinh nghiệm thực tế để từ đó áp dụng vào thực tế tình hình Việt Nam. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho quá trình thẩm định giá doanh nghiệp.
- Ba là, ngành thẩm định giá nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước. Cho đến nay Nhà nước đã ban hành những chuẩn mực và những hướng dẫn khá cụ thể cho hoạt động thẩm định giá nói chung. Những văn bản này rất gần với các chuẩn mực quốc tế và có những thay đổi để phù hợp với thực trạng nền kinh tế Việt Nam. Trong thời gian sắp tới, Nhà nước sẽ tiếp tục ban hành các chuẩn mực cũng như các hướng dẫn cụ thể hơn cho hoạt động thẩm định giá doanh nghiệp ở Vieọt Nam.
- Bốn là, thẩm định giá doanh nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho xã hội. Kết quả của hoạt động thẩm định giá doanh nghiệp, chính là báo cáo thẩm định giá trị doanh nghiệp, phục vụ cho nhiều mục đích kinh doanh. Báo cáo này, tuỳ theo mục đích sử dụng mà báo cáo này phục vụ cho mục đích quản lý vĩ
mô của Nhà nuớc, cho nhu cầu cung cấp thông tin của công chúng đầu tư và phục vụ cho cả mục tiêu quản lý của nhà quản lý.
Mặc dù vậy, sau vài năm thực hiện, hoạt động thẩm định giá nói chung và thẩm định giá trị nói riêng đã bộc lộ những yếu điểm cần phải khắc phục trong thời gian ngaén.
2.4.2 Những tồn tại 2.4.2.1 Về quản lý vĩ mô
- Thứ nhất : nhìn chung do mới bắt đầu xây dựng nên trình độ thẩm định giá trị doanh nghiệp thấp so với các nước khu vực và thế giới, thị trường còn nhỏ bé.
Hiện nay các đối tượng thực hiện thẩm định giá chỉ là các doanh nghiệp nhà nứơc đang trên đường cổ phần hoá. Số lượng các doanh nghiệp này thì có giới hạn. Về kỹ thuật thẩm định giá chúng ta cũng đang từng bước hoàn thiện và gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình ứng dụng những phương pháp của thế giới vào thực tế Việt Nam.
- Thứ hai : nguồn nhân lực còn yếu kém về số lượng lẫn chất lượng. Về tổ chức thực hiện thẩm định giá, hoặc là doanh nghiệp tự thực hiện thẩm định giá hoặc là thuê các tổ chức có chức năng thẩm định giá trị doanh nghiệp. Thực tế các tổ chức này đang trong giai đoạn “vừa làm vừa học”, vẫn chưa được quan tâm và đào tạo đầy đủ về chuyên môn để có thể thực hiện thẩm định giá trị doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp và hiệu quả cao.
- Thứ ba : công tác quản lý nhà nước về thẩm định giá còn nhiều bất cập : các tiêu chuẩn, chuẩn mực, qui tắc hành nghề …chưa được ban hành đầy đủ; Một số văn bản hiện hành liên quan đến việc thực hiện thẩm định giá tuy đã có nhưng chưa phù hợp với tình hình thực tiễn; chưa có mô hình quản lý thẩm định giá thống nhất.
2.4.2.2 Về cơ chế thực hiện
Theo quy định hiện hành, có hai cơ chế định giá được phép áp dụng là thành lập Hội đồng định giá hoặc thuê công ty tư vấn định giá độc lập. Thành viên của Hội đồng định giá là cán bộ đại diện của nhiều cơ quan quản lý Nhà nước khác nhau, ví dụ như Sở Tài chính, Sở KH-CN, Uỷ ban Nhân dân v.v., vì thế ý kiến đánh giá của họ không phải bao giờ cũng thống nhất và có thể bị nghiêng về những mục tiêu quản lý riêng. Do đó, định giá theo cơ chế này thường không phản ánh được giá trị
"thực tế" của DNNN. Hơn nữa, mâu thuẫn về quyền lợi giữa DNNN với các cơ quan quản lý nhiều khi làm cho việc định giá chậm được thống nhất. Việc sử dụng công ty tư vấn độc lập để định giá tuy tỏ ra có hiệu quả hơn nhưng vẫn còn những hạn chế trong việc xác định giá trị tài sản vô hình như thương hiệu hay lợi thế kinh doanh. Hơn nữa, hầu hết các công ty tư vấn độc lập của Việt Nam vẫn chưa đủ kinh nghiệm và trình độ để định giá các DNNN lớn và phức tạp.
2.4.2.3 Veà phương pháp định giá hiện hành
Theo quy định, để xác định giá trị khi cổ phần hoá, doanh nghiệp có thể áp dụng hai phương pháp là chiết khấu dòng tiền (DCF) và xác định giá trị theo tài sản.
Tuy nhiên các doanh nghiệp cho rằng, hai cách này đang gặp phải rất nhiều hạn cheá.
a. Phương pháp tài sản
Cụ thể, phương pháp này có công thức tính như sau : Giá trị doanh nghiệp = Giá trị thực tế của toàn bộ tài
sản theo giá thị trường
+ Lợi thế kinh doanh Trong đó,
Lợi thế kinh doanh
= Phần vốn nhà nước theo sổ kế toán tại thời điểm định giá
x (Tỷ suất lợi nhuận sau thueá treân voán nhà nước bình quân trong 3 năm trước
- Lãi suất trái phieáu Chính phuû kỳ hạn 10 năm gaàn nhaát)
khi cổ phần hoá Các tỷ suất lợi nhuận được sử dụng
Tuy nhiên theo ông Trần Việt Đức – Giám đốc tư vấn Công ty kiểm toán Việt Nam, việc tính toán chỉ dựa trên các chỉ số này sẽ không bảo đảm tính chính xác.
Chẳng hạn như tỷ suất lợi nhuận có thể tăng đột biến trong 1-2 năm gần đây do điều kiện đặc biệt hay doanh nghiệp kê khai không chính xác nên sẽ ngay lập tức ảnh hưởng đến kết quả tính toán.
Chia sẻ quan điểm này, ông Lê Xuân Vệ, Ban đổi mới doanh nghiệp, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam cũng cho rằng, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn Nhà nước bị ảnh hưởng của nhiều yếu tố như chi phí sản xuất, trình độ quản lý và ngay cả chính sách, trong khi lợi thế chỉ là một yếu tố cấu thành nên lợi nhuận của doanh nghiệp. Oâng Vệ cũng nêu ví dụ về một doanh nghiệp trực thuộc là Công ty chế biến và kinh doanh các sản phẩm dầu mỏ. Đơn vị này kinh doanh mặt hàng xăng dầu, lợi nhuận của công ty phụ thuộc chủ yếu vào giá cả trên thế giới và chính sách giá cả của Nhà nước. Nếu giá nhập khẩu xăng dầu cao mà giá bán ra vẫn giữ nguyên (Nhà nước quản lý giá mặt hàng này) thì đương nhiên lợi nhuận của công ty sẽ bị giảm, thậm chí lỗ nếu không được bù giá.
Hậu quả của những nhược điểm trên đây là việc không xác định được lợi thế thương mại của những doanh nghiệp này.
Lúng túng định giá thương hiệu
Một vấn đề bức xúc nữa trong quá trình dịnh giá doanh nghiệp là việc xác định giá trị thương hiệu.
Vinaconex (thuộc Bộ Xây dựng) là một tổng công ty lớn của Nhà nước đang tiến hành cổ phần hóa. Một chuyên gia của Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ Khoa học Công nghệ) cho biết, tổng tài sản của Vinaconex vào khoảng 3.600 tỉ đồng, trong đó trị
giá thương hiệu Vinaconex - theo nhiều nguồn tin khác nhau - chỉ được tính xấp xỉ 3,5 tỉ đồng - chưa bằng 1/1.000 tổng tài sản doanh nghiệp. Một con số quá nhỏ nhoi.
Bản thân ông Phí Thái Bình - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinaconex không thừa nhận con số 3,5 tỉ này. Ông nói: "Trong quá trình tiến hành cổ phần hóa, chúng tôi đề nghị các doanh nghiệp tự đánh giá giá trị của cái tên Vinaconex, ở đâu đó vào khoảng từ 5 đến 15% giá trị doanh nghiệp. Còn đối với cả tổng công ty, giá trị thương hiệu Vinaconex được tính bao nhiêu là một bài toán rất phức tạp, chắc chắn cần phải có sự tư vấn của các chuyên gia, tạm thời chúng tôi cũng chưa biết tính như thế nào...".
Sự lúng túng trong việc định giá thương hiệu là vấn đề chung của nhiều doanh nghiệp Việt Nam chứ không chỉ riêng của một số doanh nghiệp Nhà nước đang tiến hành cổ phần hóa.
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ - Giám đốc Công ty Cà phê Trung Nguyên - một doanh nghiệp được coi là đi tiên phong ở VN trong việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu - cũng thừa nhận: “Trong hoàn cảnh ta hiện nay chưa thể định giá chính xác được thương hiệu của một doanh nghiệp. Đưa ra bất kỳ con số nào cũng là chủ quan”.
Ông Hồ Xuân Hùng - Phó trưởng ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Trung ương - nhận xét: "Đến tài sản hữu hình còn chưa định giá đúng, định giá đủ, nói gì đến tài sản vô hình như thương hiệu!".
Trong khi đó, theo ông Phạm Đình Chướng - Cục trưởng Cục Sở hữu Trí tuệ - vấn đề định giá thương hiệu, hay rộng hơn là tài sản trí tuệ - đã bắt đầu được thế giới tính đến từ vài thập niên.
Trong các lý thuyết kinh tế, quan điểm về tài sản doanh nghiệp đã có sự thay đổi căn bản. Bên cạnh những tài sản hữu hình (động sản, bất động sản...) giờ đây xuất hiện các tài sản vô hình (bao gồm các mối quan hệ của doanh nghiệp, các hợp đồng lợi thế và các sản phẩm trí tuệ - bao gồm bằng sáng chế, thương hiệu, bí quyết thương mại...).
Càng ngày, vai trò của các tài sản vô hình càng quan trọng. Đối với một công ty chuyên sản xuất một sản phẩm hữu hình (thuốc lá) như Philip Moris, giá trị tài sản vô hình vẫn chiếm 78% tổng tài sản.
Còn đối với nhiều công ty, thậm chí nhiều ngành kinh tế, tài sản vô hình gần như là toàn bộ tài sản. Ví dụ: Giá trị tài sản vô hình chiếm 98% tổng tài sản của Microsoft, 99% giá trị tài sản của Yahoo... Ngày nay, sự cạnh tranh giữa các công ty nhiều khi chính là sự cạnh tranh tạo ra nhiều giá trị vô hình hơn.
Trong khi đú, ở Vieọt Nam, rất đỏng tiếc, định giỏ thương hiệu vẫn cũn là một vấn đề quỏ mới mẻ. Cỏch đõy ớt năm, cộng đồng doanh nghiệp Vieọt Nam đó "trũn xoe" mắt khi thấy phía đối tác nước ngoài đề nghị mua thương hiệu P/S với giá 5 triệu USD, thương hiệu Dạ Lan với giá hơn 1 triệu USD...
Vậy mà trong quá trình cổ phần hóa, chuyển đổi sở hữu, mua bán, sáp nhập... đang diễn ra ồ ạt hiện nay, nhiều doanh nghiệp Nhà nước có những thương hiệu tương đối có uy tín nhưng lại không biết tính thành tiền như thế nào.
Người ta rất chi li trong việc tính giá một ngôi nhà, một chiếc xe, một cỗ máy...
nhưng lại "cho không biếu không" những thương hiệu dày công vun đắp hàng chục năm.
Thương hiệu Vinamilk đã không hề được tính thành tiền. Trong phương án đấu giá thuỷ điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh vừa qua cũng như Phả Lại, Thác Bà sắp tới, giá trị thương hiệu cũng không được tính tới.
Ông Phạm Đình Chướng thừa nhận, trong toàn bộ hệ thống chính sách về sở hữu trí tuệ ở nước ta còn thiếu hẳn một mảng lớn quy định về cách xác định giá trị thương hiệu doanh nghiệp. Cũng như chưa có một cơ quan nào đứng ra nghiên cứu phát triển tài sản sở hữu trí tuệ.
Sự thiếu hụt này sẽ gây ra những tổn thất nghiêm trọng đối với Nhà nước và các doanh nghiệp - một tổn thất không “vô hình” chút nào.
Đánh giá giá trị tài sản
Như đã trình bày ở trên, hiện nay các doanh nghiệp được thẩm định giá trị chủ yếu dựa trên phương pháp tài sản. Tuy nhiên khi thực hiện thẩm định giá trị các tài sản hiện có của doanh nghiệp cũng gặp rất nhiều bất cập.
Trước hết là việc định giá tài sản cố định hữu hình
- Một ví dụ cụ thể là việc thẩm định giá trị doanh nghiệp ở Hải Phòng vừa qua : Quá trình đánh giá lại, đối với tài sản là nhà cửa, vật kiến trúc, địa phương sử dụng Quyết định số 31/QĐ-UB ngày 5/10/1998 của UBND thành phố phê duyệt đơn giá chuẩn và tỷ lệ phần trăm chất lượng còn lại của công trình; đối với tài sản là máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, sử dụng kết quả thẩm định chất lượng hàng hoá của Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng thuộc Sở Khoa học - công nghệ và tính toán theo quy định về cách tính giá trị thực tế của tài sản.
Tuy nhiên cho đến nay, việc xác định tỷ lệ phần trăm chất lượng còn lại của cả nhà cửa vật kiến trúc, hay máy móc thiết bị và phương tiện còn lại vẫn chưa có cách tính khoa học, phản ánh thực tế đã xảy ra. Đơn cử như trong quyết định của thành phố về phê duyệt đơn giá chuẩn đối với dạng nhà xây dựng có quy định thời gian sử dụng để làm căn cứ tính chất lượng còn lại, nhưng thực tế chất lượng còn lại ở những khu vực địa lý khác nhau thì chất lượng còn lại cũng khác nhau. Cụ thể như nhà cửa của DN đóng tại khu vực sát biển không thể như trong khu vực nội đô vì ảnh hưởng của gió biển, hay việc sử dụng các phương tiện nói chung của các DN cũng có nơi mang tính đặc trưng như DN làm nghề xây dựng phải thi công những công trình ở miền núi, hải đảo.... Vì vậy, trong trường hợp này, các căn cứ trên vẫn mang tính ước lệ và thoả thuận giữa cơ quan thẩm định với DN.
- Thực tế ở các tổ chức định giá thành phố Hồ Chí Minh : Theo quy định hiện hành, khi đánh giá giá trị tài sản, nhà thẩm định tự xác định giá trị tài sản hoặc dựa vào ý kiến của những chuyên gia thẩm định khác. Tuy nhiên theo khảo sát