16 Lê Nin to n tà ập – Tập 2 Nxb sự thật – 1959 (tr 693)
3.3. Phát huy tác dụng
Lịch sử đã để lại cho chúng ta ngày nay nhiều di sản quý báu. Trong số các di sản đó thì di tích chiếm vị trí vô cùng quan trọng. Chúng trở thành hồn thiêng của dân tộc, thành minh chứng vật chất mà không một khái niệm, một biểu tượng nào có thể thay thế nổi để gợi nhớ và tự hào với ngàn năm văn hiến biết bao thế hệ người Việt Nam lao động cần cù, thông minh, sáng tạo, anh dũng tuyệt vời, tạo nên giá trị nội dung chứa đựng trong mỗi di tích từ lâu đã hoà nhập nhuần nhuyễn vào tâm hồn, vào lối sống của người Việt Nam.
Từ trước tới nay chúng ta hay nói tới việc bảo vệ di tích nhưng chúng ta không mấy quan tâm tới việc phát huy tác dụng của di tích. Các di tích lịch sử, văn hoá ngoài việc phải giữ gìn và bảo quản thì còn phải biết sử dụng những giá trị vốn có ẩn chứa trong các di tích lịch sử, văn hoá vào các mục đích khoa học, tuyên truyền giáo dục quần chúng. Các di tích sẽ mất dần ý nghĩa, giá trị nếu chúng ta không khai thác những giá trị chứa đựng trong di tích và phát huy những gía trị đó. Những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng và nhà nước tới các di tích đã cứu vãn được nhiều di tích có nguy cơ bị huỷ hoại, đã nghiên
cứu xếp hạng, bảo vệ, tôn tạo và phát huy tác dụng của di tích. Bên cạnh đó thì còn không ít các di tích trong tình trạng xuống cấp, xâm phạm di tích hay tình trạng “rêu phong” tẻ nhạt, bỏ thì thương, vương phải tội… Do đó để các di tích không gặp phải những tình trạng trên thì chúng ta cần phải hướng dẫn có mục đích trong việc tuyên truyền cho tổ chức tham quan các di tích, làm sao thu hút lượng khách tới di tích.
Ngày nay thì việc sử dụng và khai thác các mặt tích cực của di tích được coi là một biện pháp khá hữu hiệu để bảo vệ di tích. Các di tích đều có khả năng tối ưu trong việc chuyển tải cho người xem những giá trị đích thực. Để phát huy tác dụng của di tích có kết quả cao cần khai thác nghiên cứu sử dụng hợp lý những giá trị tiềm ẩn chứa đựng ở di tích. Nắm được điều cơ bản này thì những người làm công tác quản lý di tích mới có khả năng phát huy tác dụng di tích trong mọi nơi, mọi lúc.
Trở lại với đình Triều Khúc làm tôi rất ngạc nhiên khi thấy một di tích lịch sử văn hoá như thế mà rất ít người biết đến. Nhà nước, Bộ văn hoá thông tin và các cấp ngành liên quan cần chú trọng hơn tới các di tích lịch sử văn hoá ở các tỉnh huyện trong cả nước, đặc biệt là các di tích ở vùng quê hẻo lánh xa thủ đô thì ý thức gìn giữ của người dân cao hơn, họ hầu như không xâm phạm lấn chiếm di tích. Những di tích lớn có giá trị hơn thì được cả làng quan tâm bảo vệ….
Nhà nước, Bộ văn hoá thông tin cần có sự quan tâm hơn nữa ở xã thôn về việc bảo vệ, tôn tạo di tích và đầu tư về mặt kinh phí để bảo vệ, tôn tạo và phát huy giá trị của di tích.
Hiện nay đình Triều Khúc chưa phải là nơi thu hút nhiều khách du lịch do đó để phát huy tác dụng của di tích hơn nữa cần có sự phối hợp giữa các cấp từ sở văn hoá thông tin, phòng văn hoá huyện, xã đến những người dân sống quanh di tích để đưa ra được những biện pháp cụ thể và thiết thực.
Làm cho mọi người có thể tiếp cận với những công trình kiến trúc, tác phẩm nghệ thuật….để họ hiểu được giá trị của chúng mà có thái độ đúng đắn đối với di tích.
Tránh mọi trường hợp làm thất thoát hiện vật, đặc biệt là nhựng hiện vật quý hiếm. Cần phải có những biện pháp xử phạt nghiêm khắc đối với những hành động xâm phạm, phá hoại, đánh cắp di vật…
Tổ chức các trò chơi dân gian truyền thống, các hoạt động văn hoá thể thao trong khu vực di tích.
Ngoài việc đầu tư trực tiếp vào di tích để bảo vệ tôn tạo, trùng tu di tích. Thì vấn đề đầu tư cơ sở hạ tầng cũng rất cần được quan tâm. Đặc biệt là những di tích có giá trị lớn cần đầu tư giao thông đi lại thuận tiện, chỗ ăn, chỗ nghỉ giúp thu hút lượng khách tham quan đến di tích.
Ngoài ra, phòng văn hoá huyện cũng cần phối hợp với ban văn hoá xã nên giới thiệu di tích trên các phương tiện thông tin đại chúng như: đài truyền thanh, tivi, sách báo, tạp chí, giới thiệu về mảnh đất, con người và các hoạt động văn hoá truyền thống cũng như di tích lịch sử văn hoá gắn liền với người dân địa phương làng Triều Khúc…. để giúp nhiều người biết về di tích cũng là biện pháp thu hút khách tham quan tới di tích.
Trong nền kinh tế đang còn nhiều khó khăn như nước ta hiện nay, những vấn đề tôi vừa nêu ra có phần khó thực hiện được như chúng ta nên xét về phát triển lâu dài thì cần có sự quan tâm của Đảng, nhà nước các cấp, ngành liên quan đến các di tích lịch sử văn hoá trên toàn quốc để làm sao chúng ta phát triển được các mặt kinh tế, giáo dục, văn hoá….
Cuối cùng chúng tôi hy vọng rằng di tích đình Triều Khúc với những giá trị văn hoá quý báu cùng những tiềm năng đang ẩn chứa trong di tích sẽ tự khẳng định được vị trí của mình để mọi người biết tới như một biểu tượng văn hoá truyền thống của làng quê Triều Khúc.
KẾT LUẬN
Trong suốt tiến trình lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của lịch sử dân tộc, nhân dân ta đã tạo dựng cho mình một nền văn hoá mang bản lĩnh và bản sắc riêng. Chính bản sắc riêng ấy đã làm nên sức sống mãnh liệt giúp dân tộc ta vượt qua những thác ghềnh lịch sử để đi đến thắng lợi đầy vinh quang.
Ngày nay, chúng ta luôn tự hào vì khắp các nơi trên đất nước Việt, trải dài từ Bắc tới Nam, nơi đâu cũng có những di tích lịch sử văn hoá mang dấu ấn của nhiều thời đại khác nhau. Hoà cùng với những di tích lịch sử văn hoá của cả nước, đình Triều Khúc - Thanh Trì ngoại thành Hà Nội đã và đang góp phần làm phong phú cho kho tàng di sản văn hoá của dân tộc và vẫn mãi là một mắt xích không thể nào thiếu được trong chuỗi hạt tinh hoa của văn hoá Việt Nam .
Đến đình Triều Khúc nghiên cứu tôi thấy nổi lên rất nhiều điểm đặc sắc thể hiện trên những phương diện kiến trúc, nghệ thuật, lễ hội. Tất cả đã hoà nhập, đan xen vào nhau và có sự hội tụ mang nhiều ý nghĩa: sự kết hợp này đã làm nổi bật giá trị của đình Triều Khúc, nhất là trong cuộc sống hiện nay khi tư duy và hiểu biết của con người đã có nhiều thay đổi. Con người đòi hỏi phải có sự tổng hợp một cách thuần thục vừa Logic vừa độc đáo mà vẫn giữ được nét riêng của bản thân mình.
Từ những điều đã trình bầy trong nội dung chính của bài khoá luận, tôi xin một số ý kiến đóng góp mang tính khái quát nhất về dình Triều Khúc.
1. Giá trị lịch sử:
Đình Triều Khúc nằm trên một vùng đất có lịch sử lâu đời. Lịch sử của làng gắn với ngôi đình cổ nằm ở ngoại thành Hà Nội. Tồn tại đến ngày nay bản thân ngôi đình đã có một bề dầy lịch sử khá dài. Chứng cứ trực tiếp là các mảng chạm còn lại của thế kỷ 17 và hệ thống sắc phong, câu đối, hiện được bảo lưu trong đình.
Điểm nổi bật của đình làng Triều Khúc vốn là nơi đặt tại bản doanh xưa kia của Phùng Hưng trong cuộc chiến chống quân xâm lược nhà Đường.
Phùng Hưng – Bố Cái Đại Vương đã trở thành Thành Hoàng làng Triều Khúc và được thờ phụng ở Đại đình. Đình tồn tại trong suốt vài thế kỷ trong lịch sử và gắn chặt với mảnh đất làng Triều Khúc.
Trong xã hội hiện nay khi nền kinh tế thị trường phát triển thì việc giữ gìn và bảo lưu những chứng tích lịch sử là vô cùng quan trọng. Lịch sử càng xa thì càng có nhiều giá trị, xu hướng nhớ về những giá trị cổ truyền hiện đang rất phổ biến.
Mỗi dân tộc có một lịch sử riêng biệt mang sắc thái khác nhau. Việc bảo lưu giữ gìn những di tích lịch sử là vô cùng cần thiết không chỉ cho thế hệ hiện nay mà còn cho thời đại mai sau.
2. Giá trị về kiến trúc:
Cảnh quan kiến trúc của ngôi đình có giá trị thẩm mỹ cao, chịu ảnh hưởng của thuyết “Phong thuỷ”. Hơn nữa, công trình kiến trúc tôn giáo gắn với thiên nhiên luôn có ý nghĩa đối với tâm linh của con người. Về đến đình làng, mỗi người dân như thấy một cảm giác siêu thoát nhẹ nhàng, lan toả, con người tạm quên lo lắng buồn phiền của đời thường để bước vào một cõi thiêng liêng để nguyện cầu và hy vọng.
Đình Triều Khúc có vẻ đẹp độc đáo, mang những nét truyền thống của kiến trúc cổ Việt Nam. Cho đến nay ngôi đình còn bảo lưu được mảng chạm khắc từ thời Hậu Lê hết sức độc đáo. Đó là phiên bản quý giá góp phần vào cuộc nghiên cứu, tìm hiểu về kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc thế kỷ XVII.
3. Giá trị khoa học:
Đình Triều Khúc, đức thánh Phùng Hưng, truyền thuyết hội hè đình đám và các di vật trong đình là những tư liệu quý báu, giúp cho chúng ta nghiên cứu tìm hiểu về phong tục tập quán của một vùng đất cổ tiếp giáp với kinh thành Thăng Long. Đó là những nguồn thông tin vô cùng quý giá và chính xác để xác định được giá trị thực tại của đình Triều Khúc.
Các di vật và các mảng chạm khắc trong đình là những tiêu bản quý góp phần tìm hiểu về lịch sử nghệ thuật chạm khắc trang trí của dân tộc,
Bất cứ một công trình nghệ thuật nào cũng phải thể hiện được 3 mặt: chân - thiện – mỹ hướng con người tới cái đẹp, cái tốt lành. Nó không chỉ đẹp trước mắt mà còn đẹp về ý nghĩa nội dung.
Trước đây đình, chùa là nơi thiêng liêng nhất, đến nơi đây hầu hết mọi người phải thành kính và họ cảm thấy thanh thản tốt đẹp lên hơn, điều đó thể hiện cái “chân”. Ở chốn tĩnh mịch thanh cao không ai nỡ làm điều xấu và thể hiện rằng mình là người xấu, đó là cái “thiện”, và những gì làm cho họ nghĩ như trên là cái “mỹ”.
Nếu như đáp ứng được yêu cầu trên nghĩa là mang giá trị giáo dục. Tất cả những gì còn lại ở đình Triều Khúc như nhắn nhủ, nhắc nhở thế hệ tiếp nối phải biết quý giá thành quả lao động của ông cha, đánh giá được giá trị lịch sử, nghệ thuật ….. trong cuộc sống hiện nay.
Đình Triều Khúc không chỉ có giá trị giáo dục và thẩm mỹ, ở mặt kiến trúc điêu khắc, di vật …. những cái mà người ta vẫn nhìn thấy mà còn thể hiện qua ngày hội lễ đình. Đó thực sự là những ngày hội văn hoá cổ truyền, đưa người ta trở về với quá khứ. Mỗi làng như một xã hội thu nhỏ cũng có những kiến trúc công cộng riêng của làng mình, có phong tục tập quán, cách tổ chức lễ hội riêng. Đó là niềm tự hào chung của nhân dân trong làng và họ tìm thấy cái hay cái đẹp đặc sắc của đình làng. Trong những ngày tổ chức lễ hội ở đình Triều Khúc bên cạnh việc thoả mãn nhu cầu hoạt động và hưởng thụ văn hoá, nó còn có ý nghĩa nữa là giáo dục và củng cố tinh thần cộng đồng cho tất cả các thành viên trong làng, nhất là thế hệ trẻ những người nối tiếp truyền thống của ông cha.
Với những giá trị trên, đình Triều Khúc thật xứng đáng là một di tích lịch sử văn hoá của đất nước. Năm 1982 được sở văn hoá thông tin xếp hạng, đến năm 1992 được Bộ văn hoá thông tin công nhận xếp hạng di tích lịch sử.
Tìm hiểu di tích đình Triều Khúc (LV; 15) MỤC LỤC
PH N M Ầ Ở ĐẦU