Bảo vệ bằng biện pháp kỹ thuật.

Một phần của tài liệu Tìm hiều di tích đình Triều Khúc (Trang 64 - 70)

16 Lê Nin to n tà ập – Tập 2 Nxb sự thật – 1959 (tr 693)

3.2. Bảo vệ bằng biện pháp kỹ thuật.

Thiên nhiên ban cho nước ta nhiều ân huệ, nằm trong xứ nhiệt đới phong phú đa dạng …. nhưng bên cạnh đó lại đặt ra cho chúng ta muôn vàn thử thách. Đặc điểm khí hậu nước ta là nóng ẩm mưa nhiều nhiệt độ thay đổi thất thường mà các công trình kiến trúc của ta hầu hết là gỗ nên các loại côn trùng, nấm mốc, mối mọt có điều kiện phát triển. Theo tác giả người Nhật Naxaruxuhiô: “các di tích gỗ được bảo quản định kỳ thì di tích sẽ tồn tại 300 đến 350 năm. Sau đó có thể tháo lắp ngâm tẩm khử mối mọt, những phần mục quá phải thay”.

Với di tích có kiến trúc gỗ như đình Triều Khúc thì khi tiến hành công việc này sẽ gặp nhiều khó khăn.

Vấn đề bảo vệ di tích là vấn đề không đơn giản, công tác bảo tồn di tích là một công tác khoa học đòi hỏi người cán bộ bảo tồn phải tìm hiểu nghiên cứu kỹ lưỡng mọi vấn đề có liên quan tới di tích như: lịch sử, kiến trúc, mỹ thuật… Công tác bảo tồn di tích dựa trên yêu cầu và cơ sở nguyên gốc của di tích, nó cũng là nguyên tắc bất di bất dịch trong tất cả các mặt hoạt động của bảo tàng. Nhưng điều đó không có nghĩa là bảo tồn di tích mà chúng ta máy móc gạt bỏ tất cả những cái gì không phải là nguyên gốc. Chúng ta cũng không có lý do gì mà gạt bỏ những di tích ra đời trong thời điểm lịch sử nào đó mà nhà nước đương thời làm ngăn cản bước tiến xã hội bởi những công trình đó là do bàn tay khối óc nhân dân lao động làm nên chứ không phải do giai cấp thống trị tự tạo nên.

Cho nên khi bảo tồn 1 di tích người cán bộ phải thận trọng trong nghiên cứu, đứng trên quan điểm lập trường giai cấp của Đảng mà nhận xét đoán mọi vấn đề một cách đúng đắn từ đó rút ra những giá trị và tình trạng của di tích nhằm áp dụng các hình thức bảo vệ cho phù hợp.

Trong việc bảo vệ di tích có nhiều phương pháp kỹ thuật:

Thứ nhất là hình thức không tác động tới di tích. Đây là hình thức chung của mọi biện pháp giữ di tích ở trạng thái ban đầu bằng những thủ pháp về vật lý, hoá học, những di tích áp dụng hình thức này là những di tích còn tương đối nghuyên vẹn và khá tốt.

Hình thức thứ hai có tác động tới di tích. Sử dụng hình thức này tức là thay thế các bộ phận, cấu kiện và làm lại một số chi tiết trong di tích. Công việc này nhằm khôi phục lại hình dáng, kết cấu của các công trình đã bị đổ nát hoặc hư hỏng nhiều.

Đình Triều Khúc từ khi ra đời và tồn tại cho tới nay, đã trải qua bao thời gian và năm tháng, trong quá trình toạ lạc, đình luôn luôn được bảo vệ tu sửa với phương châm “hỏng đâu sửa đấy” bằng nguồn kinh phí tự tạo của nhân dân và một phần kinh phí của nhà nước. Do đó kết cấu kiến trúc của di tích không có sự đồng nhất về chất liệu, kỹ thuật phong cách cũng như tuổi thọ của công trình. muốn khắc phục tình trạng này, trong quá trình nghiên cứu tu sửa bảo vệ chúng ta phải nghiên cứu toàn diện về chất liệu kỹ thuật, màu sắc…. đối chiếu với bản vẽ thiết kế ban đầu của di tích trước khi tu sửa. Phải chú ý thận trọng đối với các yếu tố làm thêm sau này, làm sao phải phù hợp với mặt lịch sử, mỹ thuật, tỷ lệ kích thước và môi trường xung quanh.

Tình trạng bảo quản của di tích đình Triều Khúc nói chung còn khá tốt vì làm bằng chất liệu bền vững là gỗ lim. Tuy thế để bảo quản xử lý kịp thời các hiện tượng mối mọt, nấm mốc chúng ta phải có những kế hoạch bảo quản định kỳ, thường xuyên kiêm tra tình trạng các cấu kiện của công trình nhằm có những biện pháp xử lý kịp thời. Công việc này không những bảo đảm tình nguyên gốc cho di tích mà còn là một trong những biện pháp tiết kiệm về mặt tài chính, vì nếu không bảo quản tốt, việc làm mới, thi công lại rất tốn kém, phiền hà mà hiệu quả công việc lại không cao. Đối với các di vật đồ tế khí khác cũng cần có kế hoạch theo dõi quá trình lão hoá để xử lý kịp thời, phun thuốc bảo quản liên tục theo định kỳ là một trong những biện pháp tốt nhất. Hiện nay đối với đình Triều Khúc. Ngoài ra để tôn tạo kịp thời đối với các thành phần gỗ, với các cấu kiện cũ hư hỏng nặng hoặc bị sai lệch, chúng ta có thể loại bỏ thay thế nhưng phải bằng chất liệu truyền thống (gỗ lim chất lượng cao). Phục chế theo đúng tỷ lệ, kích thước và hình thức hoa văn ăn nhập với đường nét kiến trúc của ngôi đình.

Trên thực tế người ta thường dùng hoá chất trong việc bảo quản kiến trúc gỗ là Cloro Benzen (NO2C6H4CL), Penta clopenola (C6CLHD) Mêtin Bromit

(CH2Br) và nếu sử dụng đúng kỹ thuật có thể kéo dài tuổi thọ của gỗ từ 250 đến 300 năm. Cần theo dõi quá trình lão hoá để có biện pháp kịp thời.

Cùng với việc sử dụng các thuốc hoá học để bảo quản kéo dài tuổi thọ cho kiến trúc gỗ ngôi đình thì chúng ta còn có thể tiến hành các biện pháp bảo quản các bộ phận và các yếu tố cấu thành di tích từ cảnh quan tới môi trường, phần mái, tường, bộ khung tới các di vật còn lại trong đình Triều Khúc.

+ Bảo tồn cảnh quan môi trường của di tích:

Khi nói đến đình, đền, chùa, thì không thể không nói tới cây xanh, vì cây xanh không chỉ làm đẹp cho công trình kiến trúc, tạo cảnh quan hài hoà tươi mát cho di tích mà lại mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Đối với đình Triều Khúc cần bổ xung một số loại cây cao tán rộng ở xung quanh di tích để tôn thêm vẻ đẹp của kiến trúc và còn ý nghĩa tâm linh như đại, lan, gạo, đề… Nhũng cây bụi xoè không nên trồng sát kiến trúc, bởi sẽ làm chìm nét đẹp của kiến trúc.

+ Bảo quản mái:

Mái là một bộ phận che mưa, che nắng cho toàn bộ di tích, là nơi chịu ảnh hưởng của mưa gió, bởi các loài sinh vật như rêu là loại phổ biến nhất tạo thành những thảm rêu xanh. Mái đình Triều Khúc được lợp bằng loại ngói ri dưới là lớp ngói lót nên việc bảo quản cần chú ý.

làm vệ sinh mái thường xuyên, diệt bỏ các loại dương xỉ, rêu tảo trên má, nếu có cây mọc trên mái cần phải có biện pháp diệt trừ.

Quan sát, phát hiện sớm các ổ mối mọt, chuột, dơi…. để tiêu diệt. Đảo ngói định kỳ, bỏ đi những viên ngói kém chất lượng. Lợp mái là công việc có tính chuyên môn cao do đó khi lợp ngói đòi hỏi phải có những thợ lành nghề để lợp ngói cho kín, không bị hở ngói, nếu không mưa nắng sẽ hắt vào qua các lỗ thủng rọi xuống những bộ phận kiến trúc gỗ trong đình sẽ nhanh chóng làm hỏng, mục ruỗng các cấu kiện gỗ.

+ Bảo quản khung gỗ:

Các vì, kèo, cột, xà, hoành, rui, mè… trong đình đều được làm bằng gỗ, mà gỗ là vật liệu có sức bền kém nhất, nó hay bị ảnh hưởng bởi thời tiết mưa nắng mà nguy hại lớn nhất là mối mọt. Chúng là kẻ thù số một của gỗ nên phải

kiểm tra định kỳ, nhiều khi mối mọt gặm nhấm bên trong mà vẫn để lại lớp vỏ mới nguyên, nhưng tới khi sờ vào thì chỉ thấy lớp vỏ mà thôi. Trước đây, để ngăn ngừa mối mọt cha ông ta thường ngâm gỗ thật lâu dưới các ao bùn hoặc có thể phủ kín một lớp sơn dầy để ngăn ẩm cho gỗ và phòng chống mối mọt.

Nếu như cột có nguy cơ sẽ bị mục thì khoan thủng một lỗ trên cao nhất trên cột rồi đổ xi măng lỏng cùng với chất DH-92 vào. hai chất này kết hợp với nhau khá hiệu quả, khi nó đông cứng sẽ trả lại sự bền vững cho cột nhà mà không cần phải thay thế.

Trường hợp cột bị mục đầu trên hay đầu dưới thì có thể dùng một đoạn gỗ khác lắp ghép thật khớp vào, sau đó bả sơn ta.Thường xuyên kiểm tra bộ khung gỗ xem có chỗ nào bị mối mọt.

Một bộ phận cũng được cần chú ý là chân kê, chân đá, chịu đựng tất cả các trọng lượng kết cấu di tích dồn lên. Trường hợp nếu cần tôn nền cao lên thì để nổi một phần chân tảng lên mặt nền, vì vậy sẽ chống được mối mọt và lún cột.

Nhìn chung, qua khảo sát thực địa di tích chúng tôi thấy rằng hệ thống chịu lực của đình Triều Khúc đến nay đã bị mối mọt gặm nhấm và nó đã có phần xuống cấp. Ngôi đình này cần được bảo vệ hơn nữa vì hiện nay những di tích có bộ khung gỗ cổ truyền như đình Triều Khúc – Thanh Trì còn lại không nhiều. Chính vì vậy trong điều kiện hiện nay chúng ta cần phải quan tâm tới việc giữ gìn, bảo vệ những di tích này như những tài sản văn hoá chung của nhân loại, nếu để mất đi, thì chúng ta những người cán bộ bảo tàng và thời đại chúng ta đang sống sẽ thấy có tội lớn với quá khứ, những thế hệ đi trước đã để lại cho chúng ta ngày nay.

+ Bảo quản tường và bộ phận móng của di tích:

Đối với tường và móng của di tích (thường là bộ phận chịu lực đối với công trình và bảo vệ nội thất). Vì vậy, để bảo quản tốt tường cần chú ý những điểm sau:

- Kiến trúc phải thông thoáng bằng cách mở cửa vào những ngày khô ráo, có ánh mặt trời, đóng cửa những ngày mưa phùn.

- Khi mái dột vào tường cần phải sửa ngay, nếu không bờ tường sẽ bị hoen ố.

- Che chắn không để nước mái xối vào tường, nếu hai mái giao nhau cần có máng hứng nước cho chảy xa chân tường.

- Phải gỡ những cây leo bám vào tường.

- Không nên xây dựng những kiến trúc mới sát di tích sẽ gây lún móng, nứt tường hoặc xiêu vẹo di tích.

+ Bảo quản nền di tích bằng cách không cho nhỏ giọt hay chảy vào nền móng phía ngoài di tích để tránh sạt lở. Thường xuyên kiểm tra cây cối ở cạnh di tích vì rễ sẽ mọc đâm sát vào nền, kiểm tra phát hiện kịp thời tổ mối đục nền.

+ Bảo quản các di vật trong di tích: * Bảo quản các di vật bằng gỗ:

Trong mỗi di tích, ngoài cảnh quan kiến trúc thì di vật được coi là một trong những thành tố làm nên vẻ đẹp của di tích. Di vật hàm chứa giá trị thẩm mỹ qua sự sáng tạo của con người.

Di vật bằng gỗ chiếm số lượng đáng kể trong đình Triều Khúc gồm có: ngai thờ, kiệu, hạc, nhang án, câu đối, hoành phi….

Theo phương pháp truyền thống, ông cha ta thường ngâm gỗ trước khi dùng, sơn son thiếp vàng… làm cho di vật có tính thẩm mỹ vừa bảo đảm được lâu dài.

Ngoài ra, còn dùng những phương pháp ngâm tẩm, xông hơi, quét thiếc để tránh mối mọt và ẩm mốc.

Cần giữ vệ sinh lau chùi các di vật thường xuyên, không để nước thấm vào di vật gỗ như vậy sẽ nhanh mục.

* Bảo quản các di vật bằng giấy:

Đình Triều Khúc đang lưu giữ một số di vật bằng giấy rất quý bao gồm 1 cuốn thần phả, 11 đạo sắc phong, một số tài liệu ghi chép về câu đối, hoành phi

… Giấy là chât liệu khó bảo quản do đó cần phải giữ gìn chất liệu này như sau: - Thường xuyên phơi khô ráo.

- Với những di vật quan trọng như sắc phong, thư tịch …cần phải cất giữ cẩn thận trong hòm để chống bị nhàu nát.

* Bảo quản di vật bằng gốm:

Đồ gốm trong đình có khá nhiều song chúng chủ yếu là sản phẩm của thời gian gần đây nên chỉ mang ý nghĩa tâm linh là chính còn giá trị nghệ thuật không cao. Tuy nhiên, đó là những đồ thờ gắn với đình cho nên cần phải bảo quản tốt. Cụ thể do đồ gốm rất giòn và dễ vỡ nên phải để những nơi chắc chắn và lau chùi cẩn thận.

* Bảo quản di vật bằng kim loại:

Di vật bằng kim loại có trong di tích thường được làm bằng chất liệu đồng là chủ yếu. Đồng là chất liệu mềm dẻo dễ đúc, khi bảo quẩn cần phải rửa sạch các lớp muối đồng tan trong nước như CuCl2, CuSO4 sau đó để nơi khô ráo.

Một phần của tài liệu Tìm hiều di tích đình Triều Khúc (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w