1. MỤC ĐÍCH,Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
3.3 THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT
Trong cuộc sống , thời gian và không gian vốn là một hiện tượng phong phú, đa dạng. Sự phong phú và đa dạng này cũng được phản ánh vào tác phẩm văn học một cách chọn lọc, có gọt giũa theo một ý đồ sáng tạo nghệ thuật nhất định. Khi đó, thời gian và không gian hiện thực đã trở thành thời gian và không gian nghệ thuật – hình tượng nghệ thuật được tái tạo và tái hiện dưới đôi mắt người nghệ sĩ. Với một tác phẩm cụ thể của một nhà văn cụ thể, thời gian và không gian đều có những nét đặc trưng rất độc đáo
Là một thể loại nằm trong dòng văn học truyền thống, Thuỷ Hử truyện cũng có thời gian và không gian nghệ thuật in đậm trong hình thức kết cấu chư- ơng hồi, đồng thời nó cũng mang màu sắc truyền của văn hoá Phương Đông. Trật tự không gian và thời gian nghệ thuật đã trở thành yêú tố liên kết các đơn vị tạo thành xương sống của truyện hay nói cách khác, thời gian và không gian nghệ thuật có vai trò kết cấu làm nổi bật chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.
3.3.1 Thời gian nghệ thuật trong “Thuỷ Hử truyện”
Thời gian nghệ thuật là một trong những yếu tố quan trọng của hình thức nghệ thuật, thuộc về hình tượng văn học, là phương tiện để nhà văn triển khai hình thức cấu trúc tác phẩm. Nhà văn sẽ phải tính toán, thống kê một cách chặt chẽ, kĩ càng, điều gì nói trước, điều gì nói sau, nói như thế nào, nói để làm gì....Tất cả phải vận dụng thời gian như là biện pháp đắc lực nhất : “Thời gian nghệ thuật là hình thức liên hệ, nối liền mọi sự vật và hiện tượng . Do đó, nó cho phép ta hình dung được hình thức tổ chức của tác phẩm và kĩ xảo sắp xếp sự vật, hiện tượng của tác giả trong hệ thống kết cấu đó ”[9;93]. Mặt khác, thời gian nghệ thuât còn là công cụ khám phá qui luật tự nhiên của đời sống, giúp ta nhận thức sâu hơn về cuộc sống.
Khác với Tam Quốc của La Quán Trung, “Thuỷ Hử truyện” vừa là tiểu thuyết anh hùng ca, vừa là tiểu thuyết sinh hoạt, cho nên thời gian lịch sử ít được quan tâm hơn, nhất là các niên đại, mà chủ yếu là thời gian sự kiện- Thời gian hiện tại gần với việc kể chuyện của tác giả, trong đó có thời gian sinh hoạt, thời gian chiến đấu....
Trước hết, thời gian lịch sử của Thuỷ Hử là thời gian trần thuật các sự việc, hiện tượng xảy ra trên một trục tuyến tính và tất nhiên không phải bao giờ cũng trùng khớp với sự thật lịch sử, cho dù “Thuỷ Hử truyện” viết về một đề tài có thực trong lịch sử, đó là cuộc khởi nghĩa nông dân do Tống Giang cầm đầu cuối thời Bắc Tống.Tính niên biểu nếu có của tác phẩm phải nằm trong hệ qui chiếu của văn bản nghệ thuật chứ không phải thời gian lịch sử của một đất nước, một dân tộc trong thời gian khách quan vũ trụ. Trong Thuỷ Hử, thời gian lịch sử được nói đến rất ít, một là do phạm vi của đề tài, hai do chủ đề, tư tưởng thế giới quan tác giả qui định. Ta chỉ biết rằng cuộc khởi nghĩa do Tống Giang cầm đầu xuất hiện từ thời Tống Huy Tôn, tức năm Tuyên Hoà thứ ba, chứ hoàn toàn không hề có bất cứ một niên biểu nào khác. Phần “Hậu Thuỷ Hử” chỉ thấy xuất hiện một số niên biểu không rõ ràng trong chiếu chiêu an.
Thời gian lịch sử là sự diễn tiến của lịch sử trên văn bản nghệ thuật. Nó tạo ra ảo tưởng về bước nhảy ngắn lịch sử, về sự vận động của cả thời đại lịch sử, con đờng khởi nghĩa của nông dân thời bấy giờ.Thời hiện tại khi ta cảm thụ chúng chỉ là thời gian diễn xuất, tức là, thời gian làm cho các sự kiện quá khứ tái hiện lại trước cảm quan của chúng ta, còn giữa sự kiện đó với người đọc là những hiện thực khác thời tuyệt đối. Vì thế, nó đã tạo ra tính lịch sử trong thời gian kể chuyện bởi cuộc khởi nghĩa của Tống Giang xảy ra vào thế kỉ XII (nhà Tống Huy Tôn), nhưng được Thi Nại Am lượm lặt những câu chuyện riêng lẻ tạo thành bộ tiểu thuyết này vào thế kỉ XIV (đời Minh).
Bên cạnh thời gian lịch sử là thời gian sự kiện – thời gian tuyến tính móc nối các sự kiện lại với nhau. Đối với một tác phẩm tự sự thì thời gian sự kiện chủ yếu là thời gian hiện tại gắn liền với việc kể chuyện của tác giả. Theo Trần Đình Sử thì “sự xuất hiện tương quan sự kiện với thời gian là một bước phát triển của ý thức về hiện thực, về cụ thể hoá và cá biệt hoá”[19; 166], nó khiến cho mọi suy nghĩ, liên tưởng của người đọc đều gắn với thực tại với cái bây giờ. Chặng đường lên Lương Sơn được cụ thể hoá qua số phận của các nhân vật hảo hán, mỗi số phận đều phải thử thách qua nhiều biến cố, nhiều xung đột diễn ra
trong thời gian dài chứ không phải là một sớm, một chiều mà có thể bước hẳn cuộc đời mình từ chỗ chịu đựng đến phản kháng.
Thời gian sự kiện ở đây gắn liền với thời gian sinh hoạt của nhân vật bởi mỗi sự kiện, xung đột đều xảy ra trong cuộc sống bình thường hàng ngày của nhân dân lao động. Việc tính thời gian ở đây theo đơn vị ngày, buổi, năm, tháng....trong đời sống sinh hoạt bình thường của thực tại và thường mang tính chất ước lệ như ngày tháng lân la, sớm hôm, khoảng giữa buổi trưa, bấy giờ, hôm đó,...hoặc thời gian mà Võ Tòng áp giải các đồ kim ngân, châu báu tới Đông Kinh chỉ được miêu tả bằng câu : “Khi đi trời còn tàn đông nên lạnh lẽo, đến khi trở về đã bắt đầu sang tiết tháng ba”[6;455]. Các sự kiện, biến cố, xung đột xảy ra thường được ấn định trong khuôn thời gian nhất định, ban ngày hoặc ban đêm...thời gian mang tính chất định lợng khiến tính hiện thực được nâng lên rõ nét.
Trong Thuỷ Hử, có những nhân vật được miêu tả trong thời gian tương đối dài, nhưng cũng có nhân vật thỉnh thoảng mới xuất hiện trong một khoảnh khác nào đó. Thời gian dài đi liền với những tính cách phức tạp, làm rõ cuộc đấu tranh giằng xé trong con ngời nhân vật, đó là trường hợp Tống Giang, Dương Chí, Lâm Xung, Võ Tòng....Đối với nhân vật Tống Giang, thời gian trải dài theo con đường lên Lương Sơn Bạc cho thấy sự khó khăn, băn khoăn khi quyết định bước vào con đường “làm phản”. Thời gian dài đủ cho nhân vật bộc lộ hết tính cách, thể hiện sự biến đổi tính cách ở những thời điểm khác nhau. Giai đoạn đầu (hồi 17), Tống Giang là một anh áp ty luôn luôn làm tròn bổn phận của mình nh- ưng vẫn giao du, kết nghĩa anh hùng hảo hán, sau đó đến hồi 20, trải qua hàng loạt các sự kiện của “Thất tinh tụ nghĩa”, Tống Giang lại xuất hiện với hành động giết Diêm Bà Tích để bảo vệ thanh danh. Hồi 32 mới xuất khi gặp Võ Tòng và chia tay Võ Tòng, trải qua các thử thách ở Thanh Phong trại, về quê bị bắt, ngâm thơ phản trên lầu Tầm Dương,được nghĩa quân cứu thoát khỏi Vô Vi Quận, lúc bấy giờ Tống Giang mới hoàn toàn bước tạm trên con đường Lương Sơn.
Nhân vật Lâm Xung, Võ Tòng, Dương Chí cũng được tác giả đặt vào trong từng thời kì khác nhau của số phận để khái quát được tính cách nhân vật một cách tích cực. Thời gian ngắn lại với những tính cách thuần nhất, ít biến động, không mang mâu thuẫn trong nội bộ tính cách. Thời gian gắn với nhân vật Lí Quỳ bao giờ cũng là thời gian ngắn. Nhân vật này thỉnh thoảng mới xuất hiện xen kẽ với nhân vật khác và thường chỉ xuất hiện trong chớp nhoáng, tính cách của nhân vật đã được định hình ngay từ lúc mới xuất hiện .
Như vậy, dù gián tiếp hay trực tiếp, thời gian nghệ thuật đã tham gia vào biểu hiện tính cách nhân vật qua những sự kiện, biến cố mà nhân vật phải trải qua, nó kết hợp với những yếu tố nghệ thuật khác để tạo nên hoàn cảnh điển hình cho tính cách nhân vật hoạt động. Mặt khác, thời gian sinh hoạt gắn với các sinh hoạt trong cuộc sống thường nhật của nhân dân. Trong đó, những biến cố có tính chất bước ngoặt thường diễn ra trong khoảng thời gian tự sự tương đối lâu dài, đủ cho các sự kiện diễn ra một cách li kì, lôi cuốn người nghe. Thí dụ, thời gian của câu chuyện Võ Tòng sát tẩu làm một chuỗi các sự kiện diễn ra trong cuộc sống hàng ngày chẳng hạn như việc Võ Đại đi bán bánh buổi sớm, Vận Kha bán lê để kiếm tiền nuôi cha, chuyện tự tình của Tây Môn Khánh và Phan Kim Liên...Trong một chuỗi các sự kiện nối tiếp nhau như vậy, miêu tả là một thành tố của chuyện cũng là dấu hiệu xác định sự có mặt của người phát ngôn và thời gian phát ngôn trong truyện. Đó là, thời gian hiện tại gắn với cái nhìn miêu tả, dù thực tế có ở thời gian nào đi chăng nữa, miêu tả có khả năng khiến cho thời gian trở nên ngưng đọng, khép kín và dừng hành động lại trong chốc lát. Thời gian của miêu tả không có sự diễn tiến so với sự kiện mà chỉ là kế tiếp đối với miêu tả khác gắn với sự kiện mà thôi. Chẳng hạn, những miêu tả: “Khi đem ra đứng ở phố Quần ngựa có đến mấy giờ đồng hồ cũng không thấy ai đến hỏi mua cả. Chàng lấy làm nóng ruột, lại vác ra một chỗ náo nhiệt Thiên Hán để bán”[4;186] . Hay “bấy giờ hai người uống ruợu hồi lâu...sáng hôm sau khi mặt trời mọc, chúng đều trở dậy sắp sửa ra đi...bấy giờ đương độ trung tuần tháng năm, trời tuy tạnh ráo mà nóng bức lạ thường. Dương Chí quyết tâm đi cho kịp ngày sinh nhật, là ngày rằm tháng sau cho nên cũng phải dông dả đi
mau. Từ khi ở thành Bắc Kinh bước chân ra, trong năm bảy ngày trời, hôm nào cũng đầu trống canh năm dậy đi cho mát đến giữa trưa lại nghỉ”[4;244].
Như vậy, thời gian tự sự đã khiến cho cốt truyện phát triển một cách tự nhiên. Các sự kiện xảy ra và được lý giải với tính tất yếu khách quan.Vậy việc tổ chức thời gian nghệ thuật của tác phẩm như thế nào? Thuỷ hử nh phần trên đã nói có hệ thống nhân vật đồ sộ đợc phân thành nhiều tuyến, nhiều nhóm khác nhau. Mỗi nhân vật có những sự kiện riêng của mình, tính cách được thử thách qua xung đột cá nhân đến xung đột tập thể, xã hội. Nếu tách riêng ra với tuyến thời gian sự kiện của mình đủ sức tạo thành cốt truyện riêng. Tuy vậy, muốn tác phẩm mang một sức mạnh nghệ thuật có giá trị, tác giả đã bố trí sự kiện của nhân vật trùng nhau tức là, các nhân vật có thể tham gia vào cùng sự kiện khiến cho thời gian dường nh trở nên cô đúc và cấu trúc tác phẩm cũng mạch lạc trong sáng hơn.Tác giả luôn bám sát vào đường đời nhân vật, không bỏ lỡ một thời gian nào, tuy nhiên, chỉ tập trung miêu tả thời gian có tính chất bước ngoặt,còn lại, thời gian rút ngắn trong sự miêu tả với các đơn vị mang tính chất ước lệ như trải qua.., đã qua...,mấy hôm sau...trong "Thuỷ Hử truyện" bên cạnh thời gian sinh hoạt tác giả còn tập trung miêu tả thời gian chiến đấu. Thời gian chiến đấu của nghĩa quân Lương Sơn Bạc chống lại mọi thế lực thường là thời gian thu gọn trong một ngày, một đêm, nhưng trong khoảng thời gian ấy có biết bao sự kiện xảy ra. Thời gian chiến đấu kéo dài với những tình huống gay go, ác liệt, đầy kịch tính như "Ba lần đánh Chúc Gia Trang", hai lần đánh Tăng đầu thị, dẹp giặc Liêu...Thời gian giao tranh của các tướng được tính bằng hiệp, ví dụ thường có câu “hai bên đánh nhau hơn hai mươi hiệp,chưa phân thắng bại ”.
Thời gian chiến đấu do tính cấp bách của chiến trận nên không dàn trải như thời gian sinh hoạt, nhân vật hiện ra theo đúng trình tự thời gian, các biến cố có thể được ghi chép giữa thanh thiên bạch nhật hoặc trong những đêm tối trời, tiếng gươm khua, ngựa hí, tiếng hò reo của quân sĩ đã đem lại màu sắc sử thi trầm hùng. Thời gian nghệ thuật ở đây là thước đo của sự kiện tạo ra nét rất dặc trưng của nền tiểu thuyết Trung Hoa.Thời gian sự kiện lúc thì nhanh chóng, dồn dập, chậm rãi, nó khiến cho các sự kiện trong đó được trình bầy theo trình tự tr-
ước sau và có một khoảng cách nhất định. Mặc dù, tác giả dùng nhiều quan hệ thông qua để thay thế, liên kết thời gian song xét cho tới cùng, các biến cố, các sự kiện trong Thuỷ Hử truyện vẫn được sắp xếp theo thời gian tuần tự. Cũng qua nghệ thuật tổ chức tác giả đã tạo nhịp tự sự, nhịp vận động của cuộc sống của những mâu thuẫn xung đột điển hình trong xã hội đương thời, tạo ra cảm giác khẩn trương, bức bối phù hợp việc diễn tả một cách quan chân lí “có áp bức có đấu tranh ”. Những biến cố lớn lao, những tính cách phi thường, số phận điển hình trong xã hội đương thời còn được thể hiện trong không gian rộng lớn muôn màu muôn vẻ...
3.3.2 Không gian nghệ thuật trong "Thuỷ Hử truyện"
Không gian nghệ thuật là một hình thức tồn tại của tác phẩm văn học để nhà văn tái hiện cuộc sống bằng hình tượng. “Không gian nghệ thuật là mô hình nghệ thuật về cái thế giới mà con người đang sống, đang cảm nhận vị trí, số phận của mình ở trong đó. Không gian nghệ thuật gắn liền với quan niệm về con người và góp phần biểu hiện cho quan niệm ấy”[19;143]. Không gian nghệ thuật chẳng những là hình thức tồn tại của sự con người, góp phần định hình được những giá trị thẩm mĩ mà còn có vai trò quan trọng trong việc thể hiện quan niệm nghệ thuật của tác giả, bộc lộ tài năng lựa chọn, sắp xếp bố trí tình tiết nhân vật một cách hiệu quả nhất.
Trong "Thuỷ Hử truyện" xuất hiện nhiều không gian:Không gian vũ trụ, không gian địa lí, không gian sinh hoạt, không gian chiến đấu...
Trước hết, không gian địa lí của Thuỷ Hử truyện được biểu hiện qua những tên, địa danh như đời nhà Tống, vua Triết Tôn Hoàng Đế, Phủ Khai Phong, Đông Kinh... Giúp người đọc hình dung được bối cảnh diễn ra câu chuyện một cách cụ thể thời vua Tống Huy Tôn- một xã hội rối ren và bạo loạn dữ dội, những tội ác hiểm độc, những mưu đồ đen tối luôn bao trùm trong cuộc sống con người. Đó chính là bối cảnh, không gian làm nền cho câu chuyện về cuộc khởi nghĩa của 108 anh hùng Lương Sơn Bạc. Mặc dù, tác giả không hề dùng một dòng nào khắc hoạ không khí xã hội thời đó nhưng qua số phận của mỗi nhân vật, chúng ta đều thấy được bối cảnh của không gian xã hội ấy. Mặt
khác, trong Thuỷ Hử xuất hiện rất nhiều địa danh như Đông King, Tứ Xuyên, Sơn Đông, Vận Thành, Tế Châu, Kinh Châu, Giang Châu.. Điều ấy cho thấy, d- ường như mỗi người đều đại diện cho một miền quê của mình tập hợp trên đất Lương Sơn, thực hiện hào khí anh hùng, thoả mơ ước, nguyện vọng của nhân dân, phản ánh được chân lí chung của thời đại : “có áp bức, có đấu tranh”.
Không gian dường như không bó hẹp mà dàn trải trên một trường độ vô cùng rộng lớn và bao quát từ chốn kinh thành cho đến những thôn quê, xóm nhỏ, gia trang, từ rừng núi tới miền Thuỷ Bạc. Một địa danh lại gắn với nhiều nhân vật, nhiều sự kiện có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với việc phản ánh chủ đề, tư t- ưởng của tác phẩm.
Như vậy , không gian địa lí như một bản đồ hoành tráng làm nền cho nhân vật hoạt động, bộc lộ tính cách của mình mà Lương Sơn Bạc là địa diểm