HÌNH TƯỢNG NGƯỜI DẪN CHUYỆN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu "Thuỷ Hử truyện" (Trang 36 - 49)

1. MỤC ĐÍCH,Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

2.2HÌNH TƯỢNG NGƯỜI DẪN CHUYỆN

Trong hệ thống nhân vật của Thuỷ hử còn có một nhân vật có vị trí hết sức quan trọng trong việc tổ chức hình tượng tạo ra kết cấu mạch lạch rõ ràng, góp phần đắc lực trong việc thúc đẩy cốt truyện phát triển và diễn biến của các sự kiện, tình tiết, hành động, lời nói của nhân vật. Đó là người trần thuật hay là người dẫn chuyện.

Bất kỳ một tác phẩm tự sự nào cũng có người trần thuật, đó là một vị trí không thể thiếu trong sợi dây liên kết, tổ chức tác phẩm. Trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc chưa tồn tại nhân vật trần thuật với cá tính riêng biệt mà thư- ờng chỉ có hình tượng người dẫn chuyện thường gọi nôm na là "bà mối" giữa các hiện tượng được miêu tả trong một tác phẩm văn học với độc giả khó tính. Muốn cuộc”xe duyên” ấy thành công, người trần thuật phải cắt nghĩa, lý giải các sự việc xảy ra, nghiên cứu làm sáng tỏ mọi mối quan hệ trong trong tác phẩm. Mặt khác, tiểu thuyết cổ điển được xây dựng trên các thoại bản thời Tống, Nguyên. Muốn câu được nhiều khách, ngay cách bắt đầu câu chuyện, người kể

chuyện đã phải ẩn mình trong các thủ thuật khêu gợi trí tò mò của độc giả với các hiện tượng, con người khác lạ, ly kỳ. M.Gorki trong "Bàn về văn học nói ”:" trong tiểu thuyết ,trong truyện, những con người được tác giả thể hiện đều hành động với sự giúp đỡ của tác giả, tác giả luôn ở bên cạnh họ, mách cho người đọc biết rõ cần phải hiểu nhân vật như thế nào, giới thiệu cho người đọc hiểu ý nghĩa thầm kín, những động cơ bí ẩn của phía sau hành động các nhân được miêu tả,tô đậm thêm cho tâm trạng của họ bằng những đoạn mô tả thiên nhiên, trình bày hoàn cảnh, và nói chung là luôn luôn giật dây cho họ thực hiện mục đích của mình, điều khiển một cách tự do và nhiều khi rất khéo léo, nhưng lại rất võ đoán. Mặc dù, người đọc không nhận thấy những hành động, lời lẽ, việc làm, các mối tương quan của họ, luôn tìm cách để làm cho các nhân vật trong truyện được rõ nét và có sức thuyết phục tối đa về phương diện nghệ thuật ” [6;30].

Trong Thuỷ Hử cũng như Tam Quốc người trần thuật là người “vô trọng lượng và vô hình”, ta chỉ có thể nhận ra tác giả đằng sau người trần thuật qua những lời nói, cách nhìn, cách thể hiện, phương thức tư duy, từ đó, những tư t- ưởng, quan niệm của tác giả được thể hiện rõ nét.

Không nên lẫn lộn tác giả với người kể chuyện bởi”tác giả là người sáng tạo ra tác phẩm, ở ngoài tác phẩm. Muốn kể chuyện bằng tác phẩm tự sự, viết bằng văn tự nhà văn phải tạo ra người kể chuyện để thay mình kể chuyện. Lời kể là lời của người này, tuỳ thuộc vào đặc điểm giới tính, chức năng nhân vật mà tác giả giao cho. Tác giả hiện diện trong tác phẩm với tư cách một tác giả hàm ẩn, một sản phẩm được người đọc nhận ra và khái quát như là một trung tâm giá trị trong tác phẩm” [19;125]. Đặc biệt, Thuỷ Hử xuất phát từ truyện kể dân gian, từ những thoại bản cho nên vai trò của “thoại nhân” là rất lớn, người kể chuyện luôn luôn đứng về nhân vật giải thích cho người nghe hiểu về nhân vật.Tìm hiểu hình tượng người kể chuyện qua hai đặc điểm : ngôn ngữ và điểm nhìn trần thuật,chúng ta sẽ thấy được điều đó.

2.2.1 Ngôn ngữ người kể chuyện.

Đó là, phương tiện hết sức độc đáo, cơ bản để bộc lộ tư tưởng, chủ đề của tác phẩm, nêu bật tính cách của các nhân vật, nó tạo nên ở người đọc thái độ

nhất định đối với con người và sự vật được miêu tả. Ngôn ngữ người kể chuyện đóng vai trò chủ yếu trong việc dẫn dắt quá trình hình thành, phát triển và kết thúc của cốt truyện, qui định một phần kết cấu tác phẩm.

“Thuỷ Hử truyện” với thể loại kết cấu chương hồi, cho nên nhân vật ngư- ời kể chuyện xuất hiện trong tác phẩm với những câu nói dừơng như đã trở thành công thức chung như : vậy có thơ rằng..., bảo rằng..., kêu rằng..., nói đoạn..., nói xong...., Đầu mỗi hồi thường có hai câu thơ tóm tắt những vấn đề chính cần được triển khai trong hồi đó, ví dụ như hồi thứ hai:

“Sử đại lang nửa đêm đốt trại

Lỗ đề hạt giữa chợ giết người”[4;33]

Hồi này người dẫn chuyện đưa người đọc vào sự kiện Sử Tiến bị phát hiện giao du với bọn cướp núi Thiếu Hoa, đem quân tới định bắt, sử tiến không làm cách nào đành phải đốt trại chạy lên núi Thiếu hoa. Sau đó gặp Lỗ Trí Thâm và xảy ra chuyên “Ba cú đấm đánh chết Trấn Quan Tây”

Như vậy, với hai câu thơ mở đầu mỗi hồi, người dẫn chuyện đã lược thuật những sự chính sẽ xảy ra tiếp theo nhằm thu hút người đọc tò mò muốn nghe tiếp. Cuối mỗi hồi thường là câu quen thuộc : “’ Muốn biết sự việc ra sao xin xem hồi sau sẽ rõ, hoặc muốn biết nhân vật ấy là ai xin xem hồi sau sẽ rõ”. Câu nói đó đã trở thành nghệ thuật của người kể chuyện, gây sự tò mò cho người đọc, bắt buộc người đọc không thể bỏ giữa chừng mà phải tiếp tục xem tiếp hồi sau. Cứ như vậy, người đọc bị cuốn hút vào cốt truyện một cách kì lạ. Đây là cách kể mang phong cách dân tộc á Đông, đặc biệt là cách kể của người Trung Quốc.

Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc bắt nguồn từ truyện kể dân gian đòi hỏi người kể chuyện luôn tạo ra những tình tiết li kì, úp mở để lôi cuốn, kích động đông đảo người nghe. Mở đầu thì kể lại tóm tắt sự kiện đã xảy ra trước đó, sau khi thêm vài chuyện vòng vo nữa mới vào chỗ chính, kết thúc ở chỗ gay cấn nhất rồi buông thõng, không giải quyết để mời khán giả muốn xem xin mời ngày mai lại đến. Mặt khác do ảnh hưởng của truyền thống vă hoá bản địa Trung Hoa cho nên mỗi tình huống, mỗi xung đột đều được tác giả lí giải cặn kẽ nguyên

nhân xảy ra cũng như lí do hoá giải nó. Chẳng hạn như đoạn dùng mưu cướp đồ lễ sinh nhật, hay đoạn Lỗ Trí Thâm đại náo rừng Dã Trư....Thi Nại Am đã khổ tâm, kì công xếp đặt cho sự việc li kì xảy ra khiến cho ngôn ngữ trở nên thiên biến, vạn hoá. Hết cái kì này đến cái kì khác, kì trong sự kiện, trong mô tả nhân vật, kì trong tính cách, tài năng nhân vật. Tất cả đều được tái hiện rõ nét trong ngôn ngữ người kể chuyện.

Có thể nói đó là lời một nhân vật không hề tham gia vào những sự kiện diễn ra trong cốt truyện nhưng lại có “một tầm quan trọng hết sức to lớn trong việc xây dựng tác phẩm bởi cách quan niêm biến cố xảy ra, cách đánh giá nhân vật và các biến cố đều xuất phát từ cá nhân người kể chuyện”[6;44]. Ngôn ngữ người kể chuyện được cá tính hoá cao, không hề nhầm lẫn, tuy nhiên, mỗi lời nói của nhân vật đều là lời của tác giả. Các nhân vật không phát ngôn một độc lập mà hoàn toàn phụ thuộc vào tư tưởng tác giả. Người kể chuyện sắp xếp rải rác lời nói của họ vào trong ngôn ngữ của mình, chẳng hạn, đoạn “Ngô Học Cứu thuyết ba chàng họ Nguyễn”, người kể chuyện không những khéo sắp xếp các đoạn đối thoại xen kẽ giữa ba người và Trí Đa Tinh mà còn mượn lời của họ Nguyễn để thể hiện sự đánh giá căn bản đối với xã hội đương thời, đồng thời tính cách của nhân vật cũng hiện dần lên rõ nét. Đó là những con người thẳng thắn cương trực, nhận thức rõ thời thế, mơ ớc một cuộc sống no ấm, đủ đầy, tự do, khoáng đạt. Lời của Nguyễn Tiểu Ngũ khi nói về Lương Sơn Bạc: “Nếu quan quân mà động chắc là tàn hại dân, vì họ nghe các tiếng động ở đâu là họ bắt các giống lợn gà, chó má để mà chè chén với nhau”[4;228] hay như lời của Nguyễn Tiểu Nhị “Đám quan tư bây giờ thì lại gà mờ không biết lắm, những đứa ngập mắt chán vạn ra đấy nhưng nào có việc gì đâu”[4;229]. Hoặc trong vụ cướp Hoàng Nê Cương, tác giả mới chỉ cho biết mưu kế của Ngô Dụng là “cứ thế này...., thế này...”và sau đó cho xuất hiện bảy anh buôn táo. Khi sự việc xong xuôi, độc giả đang ngỡ ngàng, tác giả mới giải thích, phân tích: “Bảy anh hàng táo ấy là ai? Chính là Tiều Cái, Ngô Dụng, Công Tôn Thắng, Lưu Đường và ba anh em họ Nguyễn, còn anh hàng ruợu kia chính là Bạch Nhật Thử Bạch Thắng mà gánh rợu ấy toàn là rợu ngon cả. Khi bảy người uống một thùng, rồi

Lưu Đường lại bỏ thùng rượu bên này uống luôn một gáo nữa cốt để cho bọn 15 người nọ biết là rượu tốt, đoạn rồi Ngô Dụng lại nấp trong rừng bỏ thuốc mê vào gáo, mà chạy xổ ra giả vờ múc trộm. Bấy giờ Bạch Thắng lại giằng lấy gáo rượu mà đổ vào thùng, làm cho thuốc mê pha lẫn với rượu, rồi sau đó mới bán cho lũ nọ...”[4;255].

Như thế, lời của nhân vật và người kể chuyện luôn luôn đồng hiện, tuy nhiên, lời người kể chuyện vẫn chiếm chủ yếu, các nhân vật đối thoại cũng chỉ là phát ngôn của tác giả về các sự vật, hiện tượng mà thôi. Tác giả dựa vào đó để bộc lộ chính kiến của mình, đồng thời, nhân vật cũng hiện lên sống động, sắc nét. Tuy nhiên, đó cũng là một hạn chế của phương thức dẫn chuyện tiểu thuyết cổ điển bởi nhiều khi nhân vật lại trở thành cái loa phát ngôn của tác giả, nói những điều mà chính tác giả muốn nói, chẳng hạn như những suy nghĩ, dằn vặt của Tống Giang với câu trung nghĩa, những lời Tống Giang khuyên Võ Tòng, Dương Chí sớm chiêu an triều đình đều mang màu sắc Nho giáo rõ rệt. Điều này có một tầm quan trọng đặc biệt , nó thể hiện lập trường, tư tưởng của người kể chuyện phù hợp với tư tưởng của Thi Nại Am. Tuy vậy, ngôn ngữ của người kể chuyện tạo ra những nét riêng của mình, dù có những quan điểm gần gũi với quan điểm của tác giả.

Mặt khác, ngôn ngữ người kể chuyện phục vụ một cách đắc lực cho sự xuất hiện nhân vật. Có nhân vật với diện mạo được mô tả thông qua lời nói của chính nhân vật đó như Chu Quí, Công Tôn Thắng, Dương Chí...có nhân vật đư- ợc tác giả giải thích một cách đột ngột xen vào sự việc của người khác, thân thế, tính cách được bộc lộ dần về sau như Lâm Xung, Lí Quỳ.... Nói như Mao Thuẫn : “Cũng giống như một người từ xa lại, lúc đầu chúng ta chỉ nhìn thấy anh ta mặc áo dài hay ngắn, sau lại thấy rõ anh ta béo hay gầy, sau đó lại thấy rõ mặt anh ta vuông hay tròn, cuối cùng mới thấy rõ lông mày và mắt cho đến cả tiếng nói, điệu cười của anh ta. Lúc đó mới có thể coi là ta đã nhìn rõ toàn bộ anh ta”[16;21]. Phương pháp mà Thuỷ Hử dùng để tả nhân vật chính là từ xa đến gần, chẳng hạn, đoạn Lỗ Trí Thâm cứu Lâm Xung thoát chết ở rừng Dã Trư, ban đầu ta chỉ nghe thấy tiếng hét, rồi bóng cây thiền trợng bổ xuống và

hình ảnh trăng trắng, sau cùng mới thấy rõ là Lỗ Trí Thâm. Trường hợp khác chỉ vài dòng cũng đủ làm nổi bật bản chất của nhân và thái độ yêu ghét của tác giả. Ví như hồi một, tác giả dẫn chuyện về Cao Cầu: “Về đời nhà Tống, Triết Tôn hoàng đế làm vua, cách với đời vua Nhân Tôn hoàng đế đã xa, giữa phủ Khai Phong ở ngay Đông Kinh, thuộc khu của thành Tuyên Vũ Quân nảy nòi một tên con nhà lông bông mất dạy, là dòng họ Cao, bầy hàng đứng vào thứ hai. Anh ta thuở nhỏ không chịu làm ăn, chỉ thích múa thương, đánh gậy và đá cầu rất giỏi, bởi thế trong kinh gọi anh ta là Cao Cầu, đổi gọi Cao Nhị. Do chữ cầu có chữ mao là lông ở bên cạnh sau phát tích lên mới đổi chữ cầu có chữ nhân là người đứng cạnh. Anh chàng này lại giỏi thổi sáo, múa bộ, chơi bời nghịch ngợm đủ lối, mà còn đòi học thơ phú, võ vẽ sách vở, nhưng nói đến Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, hạnh trung lương thì tuyệt nhiên không hiểu chút gì”[4;3].Những lời giới thiệu đó tuy không dài nhưng giúp độc giả hiểu được đầu mối của truyện và quan điểm yêu ghét rõ ràng của tác giả. Có trường hợp nhân vật vừa xuất hiện tác giả đã đi sâu khai thác, dùng những chi tiết ngẫu nhiên, gián tiếp giới thiệu và khắc hoạ tính cách nhân vật. Ví như hồi 37, Lý Quỳ vừa xuất hiện, tác giả đã bố trí hàng loạt những mẩu đối thoại xen kẽ để làm nổi bật tính cách của y. Khi Tống Giang và Đới Tung đang vui tâm sự mới uống với nhau vài chén thì thấy dưới lầu có tiếng ầm ĩ. Người bán hàng hớt hải chạy vào nói: “Cái người này chỉ có ông viện trưởng bảo mới được, xin phiền ngài giúp cho”. Đới Tung hỏi ai làm ầm ĩ dưới lầu, người bán hàng đáp : “Thiết Ngưu Lí đại ca mà Đới Viện trưởng vẫn sai khiến đó”. Đới Tung cười nói : “Lại thằng đó, sao nó lại vô lễ dưới đó. Ta cứ ngỡ là ai...”[4;27]. Mới vài dòng thế thôi nhưng người đọc cũng được làm quen với Lí Quỳ. Qua việc Lí Quì làm ầm ĩ dưới lầu, thái độ hớt hải của người bán hàng và sự thản nhiên cười nói của Đới Tung có thể hiểu được phần nào tính ngây thơ chất phác nhưng có phần thô lỗ, cục mịch của Lí Quỳ.

Ngôn ngữ miêu tả như thế đạt hiệu quả nghệ thuật rất cao, nó khiến cho sự vật, hiện tượng được miêu tả hiện ra nối tiếp nhau như một cuốn phim vậy. Điều này cũng được thể hiện rõ qua việc miêu tả các trận đánh Chúc Gia Trang,

Điền Hổ, Phương Lạp...ngôn ngữ người kể chuyện dường như ẩn đi để cho các sự kiện tự nó hiện ra trước mắt người đọc vô cùng sống động. Mặt khác, ngôn ngữ người kể chuyện dường như tỏ ra khách quan, miễn tham gia vào quá trình phát triển hành động mà để các nhân vật tự vận động, biểu hiện trước mắt người đọc một cách tự nhiên, không ép. Ngôn ngữ được sử dụng hết sưc chắt lọc với chiều hướng ý toại, ngôn ngoại, lời hết mà ý không hết. Các câu nói của nhân vật rất xúc tích, ngắn gọn, giàu tính tạo hình. Có được tài năng đó, tác giả đã trải qua nhiều năm gia công nghệ thuật, quan sát, thâm nhập thực tế, trau dồi vốn sống, sáng tạo nghệ thuật. Theo truyền thuyết thi Nại Am đã thuê người tạc t- ượng những anh hùng Lương Sơn Bạc để khi viết nhìn vào đó mà mô tả chính xác hơn. Đó chính là ngôn ngữ Bạch Miêu, một truyền thống tự sự của Trung Quốc, tức là thứ ngôn ngữ kể mộc không tô vẽ hào nhoáng. Khi miêu tả con người, sự vật, tác giả lược bỏ hết những chi tiết rờm rà, không thực tiễn, những hình dung từ vô ý nghĩa mà chỉ vẽ nét không tô màu, tất cả nó là sự bình dị cụ thể, chi tiết để nhân vật hiện lên một cách sáng rõ, không bị khuất lấp. Theo Kim Thánh Thán thì đoạn miêu tả Lâm Xung ở hồi thứ 9 là tiêu biểu cho bút pháp tả mộc, “chẳng hạn bấy giờ gió càng to mà tuyết xuống lại càng nhiều, Lâm Xung đi lật đật về tới thảo trường mở khoá cổng đi vào thì bỗng ngạc nhiên mà kêu lên rằng : “Trời ơi ! cái thảo trường kia đổ mất rồi ta ở đâu cho được”, đoạn rồi lại e đống lửa ở trong cha tắt mà lỡ ra bốc cháy thì nguy, liền lách tay vào sờ xem, thì thấy nước tuyết tưới vào nguội lạnh như tàn tro vậy, Lâm Xung lại lần

Một phần của tài liệu Nghiên cứu "Thuỷ Hử truyện" (Trang 36 - 49)