NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC ĐOẠN, CHƯƠNG HỒI

Một phần của tài liệu Nghiên cứu "Thuỷ Hử truyện" (Trang 49 - 58)

1. MỤC ĐÍCH,Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

3.1NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC ĐOẠN, CHƯƠNG HỒI

Đặc điểm nổi bật trong kết cấu tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc là chương hồi. Đó chính là kết cấu bề ngoài, mỗi hồi đều tương ứng với một lần kể chuyện còn kết cấu bên trong thì lấy đoạn làm đơn vị, mỗi đoạn có thể nhiều hồi hay

một hồi mô tả quá trình hành động của nhân vật có mở đầu, phát triển và kết thúc. “Thuỷ Hử truyện” lấy cốt truyện dân gian làm cơ sở kết cấu của mình, bằng việc sắp xếp những câu truyện riêng lẻ Thi Nại Am đã xây dựng thành công một tác phẩm hoàn chỉnh thống nhất. Chính vì thế, sự chuyển hoá từ hồi này sang hồi khác, từ đoạn này sang đoạn khác đều tuần tự trước sau theo một hướng duy nhất dựa trên trục thời gian.

3.1.1 Nghệ thuật tổ chức đoạn trong cốt truyện Thuỷ Hử

Bất kỳ một tác phẩm tự sự nào cũng tồn tại những đoạn móc nối nhau tạo nên cốt truyện, nó chứa đựng sự vận động cử chỉ của nhân vật trong hoàn cảnh nhất định. Đoạn tương ứng với một sự kiện, một mưu mô. Thuỷ Hử có số lượng nhân vật đồ sộ nên mỗi một đoạn có thể có một nhân vật chính xuất hiện như đoạn “Võ Tòng đả hổ”, “gác Tầm Dương đề thơ tâm huyết”, có đoạn lại là một nhóm nhân vật như “Ngô Dụng thuyết ba chàng họ Nguyễn” hay đoạn cướp cống phẩm, Tam đả Chúc Gia Trang...Thuỷ Hử có rất nhiều mô týp đoạn giống như đả hổ, giết vợ, các đoạn về chiến trận, nhưng không đoạn nào giống đoạn nào, mỗi đoạn đều là sự biến hoá kỳ xảo của ngòi bút tác giả. Trong những câu chuyện về cuộc đời và số phận của các nhân vật như Lỗ Trí Thâm, Dương Chí, Lâm Xung... thường xuất hiện những đoạn có tính chất như là truỵện ký. Tác giả đặt nhân vật vào nhiều tình huống với mâu thuẫn gay gắt để tính cách của họ bộc lộ dễ dàng hơn. Chẳng hạn, đoạn “Lỗ Đề Hạt giữa chợ giết người” mang đầy kịch tính. Tác giả chỉ cho nhân vật xuất hiện trên vài ba trang giấy nhưng cũng đủ để cho tính cách nhân vật thể hiện sâu sắc thông qua một chuỗi hành động liên tiếp:

Hành động 1: Cho tiền cha con Kim Lão để sắm sửa trở về Đông kinh. Hành động 2: Khi trời vừa tảng sáng, sồng sộc bớc vào tửu điếnm tìm cha con Kim Lão và hối họ đi.

Hành động 3:Tát tiểu nhị hộc máu mồm rồi lại tát luôn cho vài cái nữa, gãy phăng mất hai răng cửa.

Hàng động 4: Bắc ghế trước của tửu điếm, ngồi giữ ở đó đến trưa Hành động 5: Đi tìm Trịnh Đồ và bắt hắn thái thịt

Hành động 6: Cầm gói thịt ném toét vào mặt Trịnh Đồ Hành động 7: Đánh Trịnh Đồ dữ dội

Hành động 8: Thấy Trịnh Đồ chết chỉ tay vừa mắng vừa rảo bước vừa trốn đi.

Chỉ với một đoạn này,tác giả đã tạo ra một cốt truyện hoàn chỉnh có khởi điểm, phát triển và kết thúc, trong đó hành động nối tiếp nhau là động lực thúc đẩy quá trình phát triển cốt truyện.Từng hành động,lời nói đều toát lên tính cách nhân vật.Lỗ Đạt tuy cũng nóng nảy nhưng không đến mức quá đáng như Lý Quỳ.Sự cẩn thận,nhanh nhẹn của Lỗ Trí thâm biểu hiện ở chỗ sau khi bắt Trịnh Đồ thái thịt rồi mới nói rõ chủ định của mình.Khi vô tình đánh chết hắn chỉ lo sau này không có ai đưa cơm nước trong tù cho. Đó là những nét tiêu biểu tạo nên tính cách của Lỗ Trí Thâm.Điều đáng nói, tác giả đã sắp xếp những hành động ấy theo một trình tự lôgic, phát triển tự nhiên, tạo ra những tình huống đầy kịch tính. Tất cả những hành động đó, dồn nén trong một khoảng thời gian ngắn và trong một không gian tương đối hẹp cho nên tính kịch càng được nâng cao hơn. Những đoạn mang tính chất tương tự xuất hiện rất nhiều như “Lỗ Trí Thâm đại náo rừng Dã Trư”,”miếu sơn thần trong gió tuyết”,"núi Nghi Lĩnh Lý Quỳ giết bốn hổ”...

Bên cạnh đó, còn những đoạn không chỉ gói gọn trong một hồi mà diễn ra trong nhiều hồi, tiêu biểu "tam đả Chúc Gia trang". Câu chuyện ấy chiếm bốn hồi (từ hồi 45 đến hồi 48), tác giả thiên về tả sự kiện và mâu thuẫn,tả chiến lược chiến thuật và phương pháp giải quyết mâu thuẫn.Ba lần đánh này, tác giả không những tả kết cục khác nhau mà còn tả nguyên nhân thắng bại cũng khác nhau.Điều ấy, tạo hấp dẫn, ly kì , lôi cuốn trí tò mò, hiếu kỳ của người nghe.

Lần đánh thứ nhất cho Thạch Tú và Dương Lâm dò đường chẳng may D- ương Lâm bị bắt, bọn Tống Giang bị bao vây hãm ở Độc Long Cương.

Lần đánh thứ hai, liên tiếp các lớp đánh trận diễn ra, nào Âu Bằng cứu Nuỵ Hổ, Hổ Tam Nương lại giao chiến với Âu Bằng, Đặng Phi cứu giúp Âu Bằng, đánh Tam Nương...thế trận có vẻ rối rắm nhưng dưới ngòi bút của tác giả, sự việc trở nên trơn tru, rành mạch, không lẫn lộn.

Lần đánh thứ ba (hồi 48), nhờ có Tôn Tân, Tôn Lập lập kế trá hàng nên quân Lương Sơn Bạc đại thắng.

Với nghệ thuật miêu tả đoạn này, Thi Nại Am đã đạt đến bậc kì tài, nói như Kim Thánh Thán bình hồi 46 : “ Thi Nại Am đã đem đầu đề khó ra , tới lúc nào để lại có phép đảo đi, được khéo đến thế ? Người đem cuốn thiên ra bàn vắn nói dài, tức chưa hiểu sự đó, sao chẳng xem trù tính tự đầu tiên từ khi hạ bút tả ra đã thấy muôn phần khó vậy. Xem tả Lý, Chúc đánh nhau, thế lực ngang nhau, chưa lấy làm thú còn ngại nhân đó mà hai nhà khôngchịu ngừng tay để đưa ra bút thế tảTống Giang tới đánh, nên phép hành văn có lúc chiếm một bút tả ra,tả Thạch Tú một đoạn dò đường như vẽ ra một người tinh tế, đọc đến càng tưởng tác giả đủ mọc kỳ tài mới tả nổi ra”[4;150].

Mặt khác, đoạn “Tam đả Chúc Gia Trang” diễn ra từ hồi 45 đến hồi 49 nhưng dành riêng một hồi 47 để nói về chuyện anh em Giải Trân, Giải Bảo mắc nạn. Đó chính là, sự “kìm hãm” hành động trong đoạn này. “Kìm hãm” là tiến bộ nghệ thuật hết sức quan trọng mà trước kia thuyết thoại nhân chưa có. Đang trong lúc sự việc trở lên gay cấn nhất, quân của Tống Giang đang lâm vào thế bị động thì xuất hiện hồi này khiến cho ngời đọc được giải toả tâm lí căng thẳng và đi vào một tình huống mới để giải quuyết mâu thuẫn. Hồi này cũng chính là nguyên nhân dẫn tới thắng lợi của nghĩa quân trong trận đánh này nhưng bản thân hồi đó cũng phải giải quyết rất nhiều mối xung đột, mâu thuẫn, từ chuỵên anh em Giải Trân, Giải Bảo bị Mao Thái Công cướp không con cọp, bị giải tù tới việc nhờ Tôn Tân, Tôn Lập phá ngục cướp tù rồi kéo cả đại gia đình lên Lư- ơng Sơn. Như vậy, tài năng tác giả chẳng những thể hiện ở cấp độ vĩ mô cũng thể hiện rõ ràng, sắc nét. Chỉ một đoạn trong hàng chuỗi đoạn của cốt truyện đã có những kỹ xảo tuyệt vời.

Đoạn Hồ Duyên Chước bày trận ngựa liên hoàn – một đoạn nhưng lại có nhiều đoạn nối tiếp nhau, liên kết nhau : một đoạn tả Tống Giang phóng quân xa, một đoạn Hồ Duyên Chước tổ chức liên hoàn quân, một đoạn bắt Lăng chấn. Hồi này liên tiếp diễn ra các cuộc giao tranh của tướng lĩnh triều đình với nghĩa quân Lương Sơn nhưng ngòi bút khéo léo của tác gỉa trong viêch tổ chức sắp

xếp các đoạn đã khiến cho văn chơng biến hoá vô cùng, kì xen lẫn ảo, thực xen lẫn hư. Chỉ riêng đoạn này đã cho thấy tài năng vượt trội của Thi Nại Am so với người xưa: “Xem thế một đám hoa đống gấm văn chương, chỉ do một trận liên hoàn nổ ra, rồi sau đến đoạn thứ hai tả đến bản đề, song lại chăng vội thu hết ngay nữa, lại ỳ chỗ ngựa nảy ra súng làm một chat đuôi, song lại sợ hai phen chiến trận nguy nan mà tả đến đụng súng, khiến cho văn tự thụt đi không nổi lên, mới đem bút bồi, mực diễn tả bắt Lăng Chấn như đồ trẻ con vậy. Hỡi ôi! chỉ một đoạn mà hoá ra ba đoạn, đáng bảo là trong khoảng một đoạn giữa nối liền làm một, mà mỗi đoạn một biến rất khéo, nào ai muốn nổi lên tranh cái tiếng tài tử với tác giả kia, ta thấy rõ là không thể sánh kịp”.[6;340]

Để tạo dựng các đoạn đạt hiệu quả nghệ thuật cao, Thi Nại Am đã đào sâu mối quan hệ nhân quả, lấy logic nhân quả làm yếu tố để phát triển các bước trong đoạn, tạo ra sự liên tưởng hợp lí trong tâm tưởng người đọc, chẳng hạn đoạn “núi Nghi Lĩnh, Lí Quỳ giết bỗn hổ”, hay đoạn “đề thơ phản trên lầu Tầm Dương”. Tài năng nghệ thuật tổ chức còn được tác giả tiếp tục triển khai trong việc xây dựng kết cấu chương hồi trong cốt truyện.

3.1.2 Nghệ thuật tổ chức chương hồi

Nếu đoạn là đơn vị của cốt truyện tương ứng với một sự kiện thì hồi là đơn vị của bố cục. Đây là một đặc điểm đặc trưng nhất của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc. Với lối kết cấu theo trình tự thời gian, đơn tuyến, một hớng. Hồi được phân bố từ đầu đến cuối tác phẩm, nhưng sự phân chia ấy tuỳ thuộc vào thời gian tự sự nhiều hơn là sự kiện trong hồi. Có điều ấy là do tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc nói chung và “Thuỷ Hử truyện” nói riêng đều bắt nguồn từ những câu chuyện kể trong dân gian như phần trên đã nói.

Hồi ban đầu là lần kể, chỉ đơn vị bố cục theo thời gian kể chuyện, cho nên có những hồi chứa nhiều đoạn, ngược lại, có những đoạn chứa hàng mấy hồi. Ví dụ, đoạn kể về cuộc đời Võ Tòng chiếm chín hồi, đoạn kể về con đường phát triển tính cách của Lâm Xung chiếm sáu hồi, hay như hồi 38 lại có nhiều đoạn như đoạn “Tống Giang đề thơ phản trên lầu tầm Dương”, đoạn “Hoàng Văn

Bính và Sài Kính bày mưu bắt Tống Giang”, đoạn “Đới Tung mang thư của Sài Kinh về Kinh Châu và bị giải lên Lương Sơn Bạc”....

Một đặc điểm dễ nhận thấy ở hồi thường có hai câu thơ đầu và mấy dòng thơ cuối. Một sự kiện còn dang dở, một nhân vật được giải thích nhưng cha xuất hiện thường được gài lại ở cuối hồi với một lời hẹn của người kể : “Muốn biết sự việc ra sao xin xem hồi sau sẽ rõ...”. Kết thúc này đã tạo ra tâm lí chờ đợi, bị kìm hãm rất đặc trưng của tiểu thuyết cổ điển, càng có sức lôi cuốn độc giả xưa và nay.

Giữa hồi tác giả thường chêm vào mấy câu thơ, mấy lời bình giá nhân vật. Thuỷ Hử có rất nhiều đoạn thơ, nó không đơn thuần là sự bình giá trước một sự kiện, một hiện tượng mà còn mang tính chất nghệ thuật giải đáp những vướng mắc, mâu thuẫn, hoặc mang ý nghĩa chuyển đoạn trong hồi.

Chẳng hạn hồi 22, khi Tống Giang, Võ Tòng chia tay nhau, những lời thơ đã mang tính chất rẽ ngang của câu chuyện Võ Tòng:

“Trông chừng trời đổ non tây

Anh hùng này lúc chia tay cũng sầu Rồi đây một bước xa nhau

Kinh trời, động đất biết đâu có người”

Khi Võ Tòng lên núi biết có hổ, nhưng chàng không sợ mà quyết tâm đi qua:

“Ruợu này sức ấy tài kia (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trời còn bé huống chi vật thường Gánh sao cho nổi tang thương với đời”

Những lời bình luận ấy đã mở ra một trường đoạn mới với hành động lẫm liệt của Võ Tòng đả hổ. Điều ấy, khiến cho tiểu thuyết chương hồi có sắc thái riêng, nó là bộ phận không thể tách rời trong kết cấu tác phẩm. Với những tên gọi của các hồi có nhịp điệu, mang tính chất tóm tắt nội dung chính của hồi, người ta thường nói chỉ cần nhớ hai câu mở đầu hồi là có thể biết được nội dung. Mặt khác, mỗi một hồi đều nằm trong tổng thể của câu chuyện cho nên

chúng cũng mang sắc thái chung đều có khởi, có kết, có thực, có hư, có kìm hãm, li kì, có tiếp nối.

Chẳng hạn hồi 9: “Một mũi dao moi gan quân tàn bạo Ba chén rợu say tít cả giang sơn”

Hồi này mở đầu cho biết người gọi lâm Xung cuối hồi 8 là Lý Tiểu Nhị khi trước ở Đông Kinh được Lâm Xung cứu giúp. Tiếp đó, xung đột càng được đẩy lên cao hơn khi Cao Cầu sai bọn Lục Ngu Hầu, Quản Doanh, Sai Bát... cho Lâm Xung ra thảo trường làm rồi đốt cháy hòng hãm hại Lâm Xung và kết thúc bằng việc Lâm Xung giết chết ba tên công sai tế miếu sơn thần. Xung đột giảm dần và tiếp nối bằng việc Lâm Xung say ruợu ngã xuống dưới khe. Hồi này dừng lại ở đây tạo sự tò mò cho độc giả: Không biết Lâm Xung rơi vào tay ai?

Sự việc Lâm Xung giết chết ba tên công sai tế miếu sơn thần rồi trốn thoát đợc gói gọ trong một hồi, phản ánh được đỉnh cao của sự phát triển tính cách. Không những thế, nó còn bao gồm nhiều sự kiện khác như : Lâm Xung vác đao đi tìm Lục Ngu Hầu trong ba ngày liền không thấy, gặp miếu thì cúi đầu khấn vái...Đó chính là những kìm hãm hành động nhân vật để làm bật lên sự dữ dội trong hành động giết chết ba tên công sai. Sự ly kì biểu hiện ở chỗ tác giả không miêu tả bọn Sai Bát đốt thảo trường như thế nào mà chỉ cho thấy khi Lâm Xung đang uống ruợu thì “Nghe thấy tiếng nổ lốp bốp ở gần đấy, chàng liền ngó cổ ra chỗ vách miếu để xem thì thấy bên thảo trường, lửa cháy rần rật bốc lên khác gì trận Xích Bích hoả công mà Tào Tháo bị khốn với Chu Lang vậy”[4;160]. Đồng thời, sự vật bên ngoài tác động vào cũng góp phần tạo ly kỳ, chẳng hạn đoạn Tiểu Nhị nghe lén ba người nói chuyện câu được, câu chăng, còn tại miếu sơn thần, Lâm Xung đã nghe rõ mồn một những kẻ định hãm hại mình:Bút pháp tả cảnh vật rất đặc trưng tạo hoàn cảnh tương ứng, làm nền cho tính cách nhân vật phát triển, tả lạnh thì lạnh thấu xương,tả nóng thì nóng rát mặt.

Trong nghệ thuật tổ chức hồi như vậy,tài năng của tác giả cũng được thể hiện một cách rõ ràng.Từ khởi tới kết tựa như làn sóng cuộn trào lúc lên, lúc xuống, các mâu thuẫn xung đột có khi kéo dài nhưng cũng có khi được giải quyết chóng vánh. Nói như Kim Thánh Thán: "Ôi!Văn tả từ trước nhằm mục

đích về sau thì phải biết đương gợi mối văn sau, chẳng phải riêng hồi này vậy.Đoạn văn còn rớt sau mà nhằm theo đích trước thì phải biết văn trước chưa hết, cho nên nó thuộc về tiền văn chẳng phải hậu văn. Có như thế, mới khiến trong lòng độc giả xét thấy như có kim, có chỉ, mà tin tức giả đã biến ra hai ba việc được.Tả việc nào hết việc ấy thì sao thấy sâu xa của sự diễn tả trong phép văn chương”[6;164].

Tác phẩm văn học bao giờ cũng là một chỉnh thể thẩm mỹ thống nhất và toàn vẹn. Nằm trong dòng văn học truyền thống phương Đông, Thi Nại Am cũng như các tác giả khác rất coi trọng mở đầu và kết thúc trong tổ chức nghệ thuật của tác phẩm. Hầu như, chủ đề tư tưởng, quan niệm của tác giả về một sự kiện nào đấy trong xã hội mà mình định nói tới đều được phản ánh rất nhiều trong hồi mở đầu.Đó là đầu mối, là điểm xuất phát cho ý đồ nghệ thuật của mình.

Hồi một của Tây Du Kí chính là sự lý giải về vũ trụ và sự ra đời cua con Khỉ đá theo quan niệm âm dương, ngũ hành. Sự ra đời ấy đã báo hiệu những điều kì lạ sẽ xảy đến với người đọc dương thế. Còn ở “Thuỷ Hử truyện” thì hồi đầu chính là dụng ý nghệ thuật mà tác giả tập trung thể hiện trong toàn bộ tác phẩm, nói như Kim Thánh Thán: “ một bộ sách gồm 70 hồi tả 108 vị anh hùng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu "Thuỷ Hử truyện" (Trang 49 - 58)