Cơ chế về tài sản đảm bảo nên nới lỏng hơn.

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 75 - 76)

Đây là vấn đề khó khăn nhất khi DNNVV vay vốn. Tài sản đảm bảo chỉ đáp ứng đủ 30% - 40% nhu cầu xin vay do tài sản không đủ giấy tờ cần thiết hoặc bị đánh giá quá thấp so với thực tế hoặc không đủ tài sản đảm bảo. Để đảm bảo lợi ích cho DNNVV, cán bộ tín dụng nên áp dụng linh hoạt khung giá của Nhà nước, có sự điều chỉnh của giá cả thị trường.

Gần đây, Chính phủ và Ngân hàng nhà nước đã ban hành một loạt quy định cụ thể về bảo đảm tiền vay tại các tổ chức tín dụng như Nghị định 85/2002/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung Nghị định 178/1999/NĐ-CP về bảo đảm tiền vay. Nhưng mà việc triển khai xuống thực tiễn không đúng như quy định. Chi nhánh còn e ngại khi cho vay không có tài sản bảo đảm đối với những đối tượng đã quy định rõ trong văn bản. Cán bộ tín dụng có tâm lý lo lắng về các khoản nợ quá hạn, nợ xấu nên thường dùng tài sản bảo đảm là khoản thu nợ cuối cùng.

Năng lực của các DNNVV thường lớn hơn so với tài sản thực tế của họ. Do đó muốn mở rộng cho vay thì SGD cần áp dụng mạnh dạn hình thức bảo đảm khác nhau. Ngoài hình thức bảo đảm bằng bất động sản hay hàng hoá trong kho, SGD còn có thể áp dụng bảo đảm bằng hợp đồng chi trả của người thứ ba, số dư bù, bảo lãnh, tín chấp… Một số tài sản bảo đảm SGD nên áp dụng như chứng chỉ tiền gửi, sổ tiết kiệm, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đang ngày càng phổ biến và khá an toàn khi làm tài sản thế chấp. Vì giá trị hợp đồng được xác định rõ, SGD chỉ cần căn cứ vào giá trị hoàn lại của hợp đồng mà không cần định giá lại khi nhận là tài sản thế chấp. Mặt khác, không như các loại tài sản khác, hợp

đồng nhân thọ có giá trị tăng theo thời gian và được đảm bảo chi trả bởi công ty bảo hiểm nhân thọ. Vì vậy thủ tục thu hồi nợ khi cần thiết trở nên đơn giản, giảm chi phí và thời gian cho ngân hàng. Việc áp dụng hình thức bảo đảm này tạo nhiều thuận lợi cho cả ngân hàng và DNNVV, nhất là các doanh nghiệp nhỏ. Nhưng cũng cần chú ý là để đảm bảo an toàn tuyệt đối, SGD nên nhận hợp đồng do công ty bảo hiểm có uy tín và phải kiểm tra tính chính xác của hợp đồng.

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w