Thị trường ngân hàng việt Nam hậu WTO

Một phần của tài liệu Đánh giá tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 55 - 57)

b. Quyết định 493 về phân loại nợ và trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong

3.1.2 Thị trường ngân hàng việt Nam hậu WTO

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam sau khi gia nhập WTO gắn liền với những thuận lợi, thách thức và khó khăn. Đối với ngành ngân hàng Việt Nam, đây là ngành mà trong những năm qua đã có những bước tiến lớn, có một sự phát triển vượt bậc và đã đạt được những

thành tựu quan trọng đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của đất nước. Thế nhưng ngành ngân hàng của nước ta vẫn còn đó nhiềukhuyết điểm, yếu kém chưa đáp ứng được những nhu cầu trước sự đòi hỏi của sự phát triển của nền kinh tế trong nước và thế giới.

Sau khi việt Nam gia nhập WTO các NHTM đã có sự chuyển mình mạnh mẽ để tận dụng tốt những cơ hội trong quá trình hội nhập, khai thác tối đa lợi thế cạnh tranh “trên sân nhà”, đó là có mạng lưới rộng lớn, có khách hàng truyền thống và hiểu biết về khách hàng cũng như các điều kiện kinh doanh tại Việt Nam, kinh nghiệm nghiệp vụ tích luỹ trong nhiều năm qua. Do vậy, các NHTM trong nước vẫn chiếm vai trò chủ đạo trong việc cung cấp các dịch vụ truyền thống là huy động vốn và cho vay. Hiện nay, thị phần huy động vốn của các NHTM trong nước chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 90%.

Các ngân hàng đã rất chú trọng đến lĩnh vực công nghệ ngân hàng, coi đây là phương tiện chủ lực để rút ngắn khoảng cách phát triển so với ngân hàng của các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Hầu hết các NHTM đã đầu tư xây dựng hệ thống ngân hàng lõi (core banking), cho phép quản trị dữ liệu một cách tập trung tại Hội sở chính, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Một số ngân hàng như NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam, NHTM cổ phần Hàng hải đã hoàn thiện giai đoạn 2 dự án hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán, cho phép khai thác tối đa những tiện ích công nghệ ngân hàng, đặc biệt là các kỹ thuật quản trị rủi ro theo chuẩn mực quốc tế.

Về sản phẩm dịch vụ thì các NHTMđã tập trung đổi mới, cho ra đờinhiều sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh những sản phẩm truyền thống như tiền gửi và cho vay, đã xuất hiện nhiều sản phẩm mới tăng tiện ích cho khách hàng như: tăng tiện ích của tài khoản cá nhân, phát triển dịch vụ thẻ, phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại như phone banking, internet banking… Dịch vụ tiền gửi được đa dạng hoá, cho phép người gửi có nhiều lựa chọn cho đồng vốn nhàn rỗi của mình. Bên cạnh các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm với lãi suất cố định truyền thống, cácngân hàng cònđưa ra các sản phẩm tiền gửi được hưởng lãi suất biến động theo tỷ lệ lạm phát, đảm bảo giá trị theo vàng, được bù chênh lệch tỷ giá… Đặc biệt, dịch vụ thanh toán thẻ đã có sự phát triển bùng nổ. Nhiều sản phẩm thẻ đa tiện ích đã được giới thiệu tới khách hàng và thanh toán bằng thẻ ATM đã trở nên khá phổ biến tại các tỉnh, thành phố lớn.

Đã có một bước tiến lớn về năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại. Hiện nay quy mô vốn của các NHTM đãđược tăng lên đáng kể. Theo quy định tại Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ về ban hành Danh mục mức vốn pháp định của các TCTD, các ngân hàng phải có vốn điều lệ ít nhất là 1.000 tỷ VND và đến năm 2010 là 3.000 tỷ VND, đến nay,

đã có nhiều ngân hàng đạt mức trên 1.000 tỷ đồng đến 3.000 tỷ đồng. Các NHTM Nhà nước tiếp tục tái cơ cấu: VCB đã cổ phần hoá, hiện Chính phủ đãđồng ý cổ phần hoá VietinBank và BIDV. Nhờ có sự phát triển của thị trường chứng khoán, việc tăng vốn của các NHTM bớt gặp khó khăn. Bên cạnh đó, các NHTM còn có thể bán cổ phần cho các đối tác nước ngoài (đến nay đã có 10 ngân hàng cổ phần có đối tác chiến lược là ngân hàng nước ngoài, trong đó TechcomBank, ABBank, Phương Nam đã bán cổ phần cho ngân hàng nước ngoài từ 15 – 20% với giá cổ phiếu cao hơn thị trường). Nhờ vậy, các NHTM có điều kiện mở rộng mạng lưới chi nhánh, địa bàn hoạt động, tăng cường khả năng cạnh tranh. Trước năm 2006, hệ số an toàn vốn của các NHTM nhà nước đều không đạt mức yêu cầu 8%, tuy nhiên đến nay đều đãđạt trên mức quy định. Đối với các NHTM cổ phần, hệ thống an toàn vốn đều vượt tỷ lệ quy định, thậm chí có nhiều ngân hàng có hệ thống an toàn vốn lên đến trên 20%. Ngoài việc tăng quy mô vốn, nhiều ngân hàng cònđẩy mạnh việc thực hiện cơ cấu lại tài chính như tăng vốn tự có, xử lý nợxấu, cơ cấu lại tổ chức và hoạt động. Việc tuân thủ các quy định đảm bảo an toàn, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro cùng với việc tăng vốn chủ sở hữu đã giúp các NHTM giải quyết triệt để vấn đề nợ xấu phát sinh từ nhiều năm trước, chất lượng tài sản được cải thiện đáng kể. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ của khối NHTM cổ phần dưới 1%, của các NHTM nhà nước dưới 5%.

Để có được kết quả nói trên đó là sự tổ hợp của nhiều nguyênnhân. Đó là, môi trường cạnh tranh hoạt động ngân hàng bình đẳng hơn. Hệ thống ngân hàng thương mại đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh: nâng cao chất lượng dịch vụ, đổi mới hoạt động quản trị điều hành, đẩy mạnh hoạt động giới thiệu thương hiệu, hiện đại hoá công nghệ, đa dạng hoá dịch vụ và nâng cao chất lượng dịch vụ…Sự phát triển của hệ thống ngân hàng của nước ta mặc dù trong những năm qua đã đạt được những kết quả đáng kể nhưng so thế giới thì nó vẫn còn rất nhỏ bé, khiêm tốn và nhiều bất cập.

Một phần của tài liệu Đánh giá tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)