Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường (Sensitivity to Market Risk)

Một phần của tài liệu Đánh giá tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 46 - 47)

b. Quyết định 493 về phân loại nợ và trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong

2.1.2.6 Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường (Sensitivity to Market Risk)

Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường được thể hiện bằng chữ cái S (Sensitivity) trong hệ thống phân tích CAMELS. Phân tích S nhằm đo lường mức độ ảnh hưởng của thay đổi về lãi suất và/hoặc tỷ giá đến giá trị của lợi nhuận hay vốn cổ phần. Phân tích S quan tâm đến khả năng của ban lãnh đạo ngân hàng trong việc xác định, giám sát, quản lý và kiểm soát rủi ro thị trường, đồng thời đưa ra dấu hiệu chỉ dẫn định hướng rõ ràng và tập trung.

Trong cuộc khủng hoảng Mỹ vừa qua, nhân tố này được nhóm nghiên cứu đánh giá là một rủi ro liên quan đến tính đỗ vỡ mang tính hệ thống của các công ty tài chính và ngân hàng. Đây là thứ mà chúng ta thường gọi là hiệu ứng domino,lần lượt các công ty tài chính và các ngân hàng của Mỹ đã bị phá sản hoặc bị mua lại do các khoản nợ, các khoản chứng khoán hoá trở nên tồi tệ trong mối liên kết với nhau. Các ngân hàng tại Mỹtrong những năm gần đây đã trở nên rất nhạy cảm với những rủi ro mang tính hệ thống này bởi chính những công cụ do bản thân chúng nghĩ ra khi tìm kiếm lợi nhuận.

Diễn biến lãi suất Mỹ trong từ 2001 –2008

Trong 8 năm, tính từ 2004, FED đã nâng lãi suất cơbản đồng USD từ 1% được duy trì gần 1 năm lên tới mức5,25% năm 2007. Nhưng kể từ ngày 18/9/2007 đến 29/10/2008, FED đã liên tục cắt giảm lãi suất nhiều lần từ 5,25% xuống mức rất thấp là 1%. Việc liên tục giảm lãi suất của FED đã làm bùng nổ tín dụng, mà các ngân hàng thì thi nhau chạy đua để kiếm lợi nhuận, lách qua khe hở quản lý lỏng lẻo của Chính phủ, mà thật ra cũng có phần trách nhiệm từ Chính phủ khi “thả” chocác ngân hàng cho người dân vay dưới chuẩn. Các nhà quản lý của ngân hàng vô tư chạy theo con đường tìm kiếm lợi nhuận khổng lồ có bàn tay che đỡ của Chính phủ. Với việc bùng nổ tín dụng tăng nhanh chóng, thế nhưng chính phủ cũng như cục dự trữ Liên bang Mỹ FED đã không có những biện pháp kiểm soát, quản lý chặt chẽ những hoạt động của các ngân hàng thương mại và đãđể cho các ngân hàng hoạt động một cách “vô kỷ luật” với các mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận của chúng. Việc phát triển mạnh của hình thức cho vay thế chấp dưới tiêu chuẩn đi kèm với sự bùng nổ thị trường nhà đất của Mỹ là hệ quả của việc lãi suất giảm xuống mức thấp kỷ lục, các tiêu chuẩncho vay nới lỏng. Theo nhóm nghiên cứu thìđây là một loại rủi ro mang tính hệ thống mà cũng đã góp phần tạo nên cơn đại khủng hoảng vừa qua.

Một phần của tài liệu Đánh giá tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)