Chiến lược chính sách nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Đánh giá tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 79)

b. Quyết định 493 về phân loại nợ và trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong

4.2.3 Chiến lược chính sách nguồn nhân lực

Năng lực nguồn nhân lực thực tế ở các NHTM hiện nay mặc dù đãđược cải thiện nhiều so với những năm trước đây. Thế nhưng năng lực về chuyên môn nghiệp vụ của các nhân viên, chuyên

viên ngân hàng xét trên bình diện chung thì vẫn còn rất hạn chế,chưa đáp ứng kịp những đòi hỏi của nền kinh tế thị trường hiện nay. Vì thế các NHTM Việt Nam cần cải thiện và nâng cao trình độ nghiệp vụ nguồn nhân lực của ngân hàng:

- Các nhà tuyển dụng của ngân hàng cần tránh tư tưởng vị nể khi tuyển dụng nhân viên. Để

tránh tình trạng thu nhận các nhân viên hay cán bộ không xét đến năng lực chuyên môn thực sự. Đây chính là vấn đề khi tính đến yếu tố phát triển ngân hàng, các nhân viênngân hàng thường khó thích ứng được với sự phát triển tức thời, nhất là khi trìnhđộ ngoại ngữ và tin học chưa cao.

- Cần thườngxuyên mở các lớp nâng cao nghiệpvụ cho nhân viên của ngân hàng. Đào tạo cán bộ mới gia nhập cũng như tái đào tạo đối với những người đã công tác và thành lập các phòng ban nghiệp vụ theo mô hình tổ chức nhằm thực hiện chiến lược trở thành ngân hàng đa năng. Đó chính là một trong những điều kiện cần để tăng mức độ cạnh tranh trong hoạt động của hệ thống NHTM hiện nay.

- Việc M&A các ngân hàng cũng là một biện pháp giúp tăng cường hệ thống quản lý điều

hành nếu tận dụng tốt được nguồn nhân lực của ngân hàng bị sáp nhập hay thâu tóm. Sau khi M&A thành công thì ngân hàng mới sẽ có thêm được một đội ngũ nhân viên mới, trong đó có những nhân viên giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngân hàng.

- Nâng cao chất lượng chuyên nghiệp của cán bộ công nhân viên, đồng thời tập trung xây

dựng thương hiệu cho ngân hàng với mục tiêu giảmthiểu rủi ro nhân lực và rủi ro hoạt động.

- Các ngân hàng cần có một chính sách tiền lương phù hợp cho đội ngũ cán bộ nhân viên của

ngân hàng để giữ nguồn nhân lực có chất lượng cho ngân hàng, tránh tình trạng chảy máu chất xám đẩy chi phí tiền lương lêncao.

4.2.4 Minh bạch hoá tài chính

Công khai và minh bạch thông tin là điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả của chương trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Vì khi không có khủng hoảng, minh bạch và công khai thông tin có thể hạn chế được khả năng xảy ra khủng hoảng. Còn sau khủng hoảng, minh bạch và công khai thông tin lạigóp phần xử lý khủng hoảng một cách tích cực. Do vậy:

- Cần xây dựng cơ chế công khai và minh bạch thông tin về hoạt động ngân hàng, trong đó bao gồm thông tin của từng ngân hàng.

- Công khai thông tin cơ bản về hoạt động ngân hàng, thu nhập và bảng cân đối tài sản cần được mở rộng từng bước và theo một tiến trình phù hợp. Trong các báo cáo thường niên của mình, các NHTM cần đưa ra đầy đủ các thông tin cần thiết như thuyết minh báo cáo tài chính. Những

thông tin này cho phép chủ nợ ngân hàng và người đầu tư có được bức tranh tổng thể về lợi nhuận ngân hàng, vốn, tài sản, dựphòngđối với từng loại khoản vay một cách kịp thời.

- Để đảm bảo chất lượng thông tin, việc chuẩn bị báo cáo tài chính cần phù hợp với tiêu chuẩn kế toán quốc tế và theo mẫu báo cáo thống nhất. Nhờ vậy hiệu quả của công khai thông tin cũng được cải thiện vì đã tạo điều kiện cho công chúng có thể so sánh hoạt động của các ngân hàng với nhau (cả trong nước và ngoài nước). Đồng thời, bất kỳ nhà đầu tư nào cũng có thể tiếp cận thông tin rõ ràng một cách dễ dàng.

4.2.5 Hệ thống công nghệ thông tin

Nội tại việc áp dụngcông nghệ thông tin trong các ngân hàng hiện nay còn rất yếu kém, nó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của hệ thống ngân hàng. Sự yếu kém đó làm tăng rủi ro hoạt động của ngân hàng. Để đáp ứng với đòi hỏi và nhu cầu phát triển của nền kinh tế thì các NHTM phải:

- Cần phải nhanh chóng cải thiện hệ thống công nghệ thông tin của nội bộ từng ngân hàng. Nâng cao năng lực của nhân viên công nghệ thông tin tại từng chi nhánh, phòng giao dịch, đáp ứng kịp thời những vấn đề phát sinh, đảm bảo tính thông suốt và an toàn trong hoạt động của các ngân hàng.

- Cần áp dụng các khoa học công nghệ mới trên thế giới trong công tác quản lý cho hoạt động

ngân hàng ví dụ như đặt hàng và mua các phần mềm về quản lý hoạt động Ngân hàng nhưcủa tổ chức Core Banking. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành ngân hàng như giảm được thời gian, chi phí thực hiện các nghiệp vụ, đảm bảo được an toàn cho hoạt động của ngân hàng.

4.2.6 Chế độ bảo hiểm tiền gửi

Như chúng ta đã biết hệ thống ngân hàng hoạt động dựa trên niềm tin của người gửi tiền và đây là một yếu tố tác động mạnh mẽ đến tính dễ bị tổn thương của hệ thống tài chính–ngân hàng . Trong trường hợp một ngân hàng bị đổ vỡ, tâm trạng của người dân rất hoang mang. Nếu sự hoang mang này lan rộng trong cộng đồng có thể dẫn tới sự đổ vỡ hàng loạt của hệ thống ngân hàng vì người gửi tiền đua nhau đi rút tiền gửi. Để “điều trị” căn bệnh đó thì BHTG đã ra đời được ví như một “liều thuốc kháng sinh” hiệu quả đảm bảo an toàn và ổn định cho hoạt động của hệ thống NHTM.

BHTG là một công cụ tài chính được Nhà nước sử dụng để bảo vệ người gửi tiền và đảm bảo an toàn hệ thống tài chính ngân hàng. Mặc dù, BHTGđãđượchình thànhhơn 10 năm tại Việt Nam, đãđóng góp phần vào đảm bảoan toàn cho hoạt động ngành ngân hàng và quyền lợi của người gửi tiền. Tuy nhiên, hệ thống chính sách về BHTG tại nước ta vẫn còn nhiều bất cập, ảnh hưởng đến việc bảo vệ người gửi tiền. Chúng ta cần:

- Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động bảo hiểm tiền gửi. Trước mắt, cần nâng cao năng

lực tài chính của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam để đủ khả năng thực hiện các hoạt động hỗ trợ và chi trả khi có nhiều ngân hàng gặp khó khăn.

- Việt Nam có thể nghiên cứu, xem xét và có định hướng cho phép tổ chức bảo hiểm tiền gửi có quyền sử dụng cơ chế chính thứcxử lý sớmcácngân hàng có nguy cơ đổvỡ, có quyền tiếp nhận và thanh lý tài sản và giải quyết những nghĩa vụ nợ của ngân hàng bị đổ vỡ. Đồng thời qui định rõ vai trò và nhiệm vụ của tổ chức bảo hiểm tiền gửikhi xảy ra khủng hoảng.

- Cần nâng hạn mức chi trả tiền gửi, cần tạo một thiết chế để tổ chức BHTG độc lập với cơ quan quản lý tiền gửi và thể chế hóa bằng Luật BHTG để có hiệu lực pháp lý cao hơn,đồng bộ với Luật Ngân hàng Nhà nước sửa đổi và Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi được Quốc hội thông qua tại kỳ họp tới.

4.2.7 Áp dụng các mô hình qun trị rủi ro theo khung VAR

Nền kinh tế giới vừa trải qua một cuộc đại khủng hoảng, mà tâm điểm là nước Mỹ, lần lượt các ngân hàng lớn và lâu năm ở Mỹ và các nước khác đãđua nhau phá sản. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng phá sản hàng loạt của các ngân hàng đó là do bản thân các ngân hàng đã thiếu giám sát và thực thi các biện pháp quản trị rủi ro trong các hoạt động ngân hàng, đặc biệt là quản trị rủi ro tín dụng. Mặc dù nền kinh tế Việt Nam không chịu ảnh hưởng nhiều từ cuộc khủng khoảng tài chính vừaqua và hệ thốngNHTM Việt Nam đã an toàn vượt qua khủng hoảng. Thế nhưng không phải vì các NHTM Việt Nam đã thực hiện tốt việc quản trị rủi ro mà bởi vì hệ thống tài chính của Việt Nam chưa hội nhập hoàn toàn vào hệ thống tài chính quốc tế. Trong thời gian diễn ra khủng hoảng tài chính thì các NHTM Việt Nam cũng đã khá chật vật để vượt giai đoạn khủng hoảng. “Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận rằng trong thời kỳ kinh tế phát triển, nhu cầu vốn của các doanh nghiệp, nhà đầu tư ngày càng tăng và các cơ hội đầu tư, kinh doanh cho các ngân hàng ngày càng nhiều thì các NHTMđã quá mải mê chạy theo các hoạt động tìm kiếm lợi nhuận, tập trung chủ yếu vào các mục tiêu trước mắt mà lơ là việc xây dựng hệ thống quản trị rủi ro.”9Chính vì thế mà việc xây dựngmớihoặc áp dụng các mô hình quản trị rủi rothống nhất cho cả 3 mảng rủi ro chính là rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường tạicác NHTM là một giải pháp đảm bảo về chất cho hoạt động ngân hàng.

Sau đây là những đề xuất riêng để có thể xâydựng hoặc áp dụng các mô hình quản trị rủi ro hiệu quảcũng như vai trò của các bên liên quan trong qui trình:

9Nhận định của Phó Tổng giám đốc Vietcombank Nguyễn Thu Hà về vấn đề quản trị rủiro của NHTM Việt Nam trước ảnh hưởng của suy thoái kinh tế.

- Cơ quan quản lý cần xây dựng mô hình quản trị rủi ro thống nhất theo 2 cấp là cấp tiêu chuẩn chung cho các NHTM và cấp nội bộ NHTM. Hoặc NHTM có thể lựa chọn áp dụng các mô hình quản trị rủi ro trên thế giới phù hợp với đặc điểm tình hình kinh doanh của mình (ví dụ mô hình để quản trị rủi ro theo khung VAR là CreditMetrics và PortfolioManager được áp dụng dễ dàng hơn đối với ngân hàng có phần lớn là các công ty cổ phần đã niêm yết trên thị trường chứng khoán; còn đối với ngân hàng có các khách hàng chủ yếu là các khách hàng nhỏ, số lượng lớn như khách hàng cá nhân thì nên áp dụng mô hình CreditRisk+ hoặc CreditPortfolioView cùng với sự đầu tư vào hệ thống cơ sở dữ liệu của chính ngân hàng).

- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ, rõ ràng và đủ độ dài cho việc áp dụng mô hình. Việc này tùy thuộc vào các cơ quan quản lý nhà nước hoặc bản thân các NHTM tự xây dựng. Tuy nhiên, cơ sở dữ liệu có thể đượclấy từ dữ liệu của thị trường chứng khoán.

- Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin tốttại các NHTM để có thể sử dụng hiệuquả các mô hình quản trị rủi ro, đồng thời phân công bộ phận, nhân viên chuyên trách có đủ trình độ chuyên môn để có thể theo dõi,đánhgiá rủi ro theo các mô hìnhđược chính xác và liên tục.

- Về phía các khách hàng của ngân hàng cũng cần phải chú ý thực hiện đúng theo các qui trình quản trị rủi ro mà bên ngân hàng yêu cầu, phối hợp thực hiện các qui trình quản lý, kiểm soát như giám sát sau cấp tín dụng...

- Các cơ quan quản lý ngành ngân hàng cũng phải thường xuyên thanh tra, kiểm soát các hoạt động của các NHTM để đảm bảoviệc chấp hành các qui định pháp luật.

4.3 M&A– Hướng đi cho các ngân hàng trong tương lai gần

Sau khi NHNNban hành Thông tư số 04/2010/TT-NHNN ngày 11/2/2010 quy định về việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng, các chuyên gia trong lĩnh vực hợp nhất- sáp nhậpcho rằng, hoạt động M&A trong lĩnh vực này sẽ gia tăng, nhất là khi cạnh tranh trên thị trường ngày một gay gắt và sự tham gia của các ngân hàng ngoại nhiều hơn trước.

Nhưng chính sự phát triển ngày càng lớn của thị trường tài chính Việt Nam khiến hoạt động M&A được xem là tất yếu và thực tế đã có không ít thương vụ mua - bán cổ phần giữa các ngân hàng với nhau (ngân hàng lớn mua lại cổ phần của ngân hàng nhỏ). Đơn cử như Maritime Bank cùng nhóm cổ đông lớn vừa mua lại gần 49% cổ phần của Mekong Bank (tên cũ là MyXuyen Bank). Tuy nhiên, xu hướng M&A đối với lĩnh vực ngân hàng được nhận định là sẽ diễn ra chậm hơn so với các ngành khác. Trước mắt, từ nay đến cuối năm, các ngân hàng nhỏ gặp khó khăn trong việc tăng vốn, đáp ứng yêu cầu 3.000 tỷ đồng vốn điều lệ theo quy định tại Nghị định số 141/2006/NĐ-CP có khả năng xảy ra M&A hơn. Các ngân hàng trong nước đã vượt qua khủng

hoảng, kết quả kinh doanh 2 năm qua tương đối khảquan. Không có ngân hàng nào phải đối mặt với nguy cơ thâu tóm như ở thị trường Mỹ. Tuy nhiên, trước sự cạnh tranh khi thị trường tài chính Việt Nam đã và hứa hẹn có thêm nhiều ngân hàng con 100% vốn nước ngoài tham gia thì hoạt động này có thể sớm xảy ra.

Những lợi ích có thể đạt được sau khi M&A của các ngân hàng:

- Điều đầu tiên mà các ngân hàng nhắm đến chính là tăng được tiềm lực tài chính, đáp ứng được yêu cầu về vốn điều lệ của NHNN, làm tăng tính thanh khoản cho hoạt động ngân hàng, giúp cho hệ thốngngân hàng hoạt động ổn định hơn.

- Tăng cường khả năng quản trị rủi ro của ngân hàng mới do việc M&A sẽ tạo nên một ngân hàng mới lớn hơn với đội ngũ quản trị tốt hơn.

- Tận dụng được nguồn nhân lực cũng như mạng lưới hệ thống giao dịch của ngân hàng bị thâu tóm, sáp nhập.

- Phát triển mạnh về thương hiệu và uy tín của ngân hàng, quy mô ngân hàng trong nước tăng

lên cũng gia tăng mạnh sức cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài trong điều kiện hội nhập.

4.4 Sự hỗ trợvà hợp tác của các tổ chức quốc tế

Sự phối hợp quốc tế trong giám sát tài chính ngày càng trở nên cấp thiết khi các ranh giới chính trị, địa lý trở nên ít liên quan đến khu vực tài chính dưới tác động của toàn cầu hóa, các tổ chức ngân hàng quốc tế ngày càng tăng về quy mô và số lượng, tốc độ liên kết kinh tế quốc tế ngày một nhanh hơn, nhu cầu phối hợp quốc tế trong thanh toán cũng tăng lên trước các rủi ro về hối đoái. Tình hình hệ thống tài chính - ngân hàng của nước ta vẫn còn rất yếu kém và còn nhiều bất cập so với các nước trong khu vực và các nước phát triển trên thế giới. Do đó hệ thống tài chính trong nước cần có một sự hợp tác chặt chẽ với các tổ chức tài chính quốc tế như Worldbank, IMF … để được hướng dẫn học hỏi những kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng của thế giới và tiếp cận với các nguồn vốn hỗ trợ của các tổ chức này nhằm giúp ổn định hoạt động của hệ thống ngân hàng trong nước và tránh được những sai lầm không đáng có trong việc thực thi chính sách và quy định ảnh hưởng đến an ninh tài chính của hệ thống ngân hàng mà các nước đã trải qua. Và được tiếp cận với những phương pháp, trình độ khoa học công nghệ mới làm tăng hiệu quả hoạt động cũng như giảm thiểu rủi ro cho hệ thống ngân hàng. Cần phải có sự trao đổi thông tin khách hàng thường xuyên giữa các ngân hàng các nước để tránh rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản cho các ngân hàng. Ngoài ra các ngân hàng Việt Nam rất cần có sự hỗ trợ của các ngân hàng quốc tế về hoạt động nghiệp vụ thanh toán quốc tế.

Kết luận chương 4

Chương này là chương kết lại vấn đề nghiên cứu của đề tài với mục tiêu là đưa ra những giải pháp cho các NHTM để hạn chế tính dễ tổn thương trong hoạt động ngân hàng. Việc hạn chế tính dễ

Một phần của tài liệu Đánh giá tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)