2/ Tỷ lệ % so với vốn huy động 23,17 21,05 7,
2.2.4.1- Kết quả đạt được
Ngay sau khi được tái lập ( năm 1997 ), chi nhánh Ngân hàng phát triển Nông nghiệp và Nông thôn Tỉnh Phú Thọ xây dựng mục tiêu và chiến lược kinh doanh nhằm không ngừng mở rộng quy mô, nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh với phương châm tập trung khai thác mọi nguồn vốn nhàn rỗi một cách có hiệu quả trong mọi thành phần kinh tế để cấp vốn tín dụng cho những nhu cầu ngày càng tăng của danh mục tài sản. Nguồn vốn huy động có bước tăng trưởng khá trong năm 1998 với tốc độ 24%, đạt 403.532 triệu VNĐ chiếm tỷ trọng 76,5% tổng nguồn vốn, đáp ứng được 73% nhu cầu tín dụng. Năm 1999 do ảnh hưởng của tình hình kinh tế xã hội, việc mở rộng, tăng trưởng tín dụng và huy động vốn gặp nhiều khó khăn nhưng đơn vị vẫn duy trì được qui mô nguồn vốn huy động: 393.303 triệu chiếm tỷ trọng 70,7% tổng nguồn vốn. Tuy thời điểm 31/12/2000 nguồn vốn huy động không đạt mục tiêu tăng trưởng đặt ra đầu năm: 15 - 16% thậm chí sụt giảm chút ít nhưng theo số liệu bình quân theo phương pháp tính tích số chúng ta thấy nguồn vốn huy động vẫn duy trì được nhịp độ tăng trưởng khá cao . Hầu hết các nguồn vốn tiền gửi nếu tính theo số liệu bình quân đều tăng trưởng khá. Sự tăng trưởng của nguồn vốn tiền gửi không kỳ hạn tạo lợi thế cho đơn vị trong việc giảm thấp lãi suất đầu vào trong điều kiện trần lãi suất cho vay hạ, cạnh tranh gia tăng trong khi nguồn
vốn tiền gửi có kỳ hạn tăng lên giúp cho nguồn vốn của đơn vị ổn định hơn.
Tiền gửi không kỳ hạn tăng lên là nhờ việc thực hiện có hiệu quả chiến lược khách hàng, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng dịch vụ nên số lượng khách hàng mở tài khoản tại đơn vị không ngừng tăng lên một mặt tạo cơ hội tăng số dư, giảm lãi suất đầu vào, mặt khác giúp Ngân hàng đa dạng hoá các dịch vụ liên quan đến huy động vốn để dần hướng hoạt động kinh doanh thực sự là Ngân hàng đa năng.
Nguồn vốn tiền gửi có kỳ hạn có tốc độ tăng trưởng cao trong đó tiền gửi của các tầng lớp dân cư tăng với tốc độ bình quân 70,3%/năm tạo ra sự ổn định của nguồn vốn từ thị trường bán lẻ của Ngân hàng.
Thông qua việc tăng cường huy động vốn tiền gửi của khách hàng, cho phép Ngân hàng trả nợ các khoản vay tổ chức tín dụng và giảm thấp nguồn cho vay các dự án uỷ thác đầu tư là những khoản mục nguồn vốn có lãi suất cao và đơn vị sử dụng thiếu tính chủ động về lãi suất.
Mặc dù nguồn vốn huy động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Phú Thọ mang tính ngắn hạn nhưng chúng ta thấy những năm qua về cơ cấu của nó không có biến động nhiều do tỷ trọng nguồn vốn có kỳ hạn luôn chiếm tỷ lệ ổn định ở mức 69% (76% tổng số).
Nguồn vốn tiền gửi có kỳ hạn dài tăng lên cả số dư và tỷ trọng tuy chưa theo kịp sự điều chỉnh cuả cơ cấu dư nợ cho vay nhưng là sự chuyển dịch khá tích cực cho thấy đơn vị trú trọng hơn việc huy động vốn trung và dài hạn. Đồng thời tỷ trọng vốn tự huy động của địa bàn tăng lên trong khi tỷ trọng tiền vay các tổ chức tín dụng giảm giúp Ngân hàng ứng phó với khó khăn lãi suất đầu ra liên tục giảm. Trước diễn biến của nền kinh tế, việc dự toán lãi suất giảm mạnh trong năm 2000, Ngân hàng đã duy trì cơ
cấu nguồn vốn trong đó nguồn vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn tạo ra lợi thế về chênh lệch lãi suất giữa đầu ra và đầu vào trong khi vẫn duy trì tốt khả năng thanh toán.
Như vậy, trong ba năm qua Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn Tỉnh Phú Thọ đã đạt được những kết quả khả quan trong việc tăng cường huy động vốn tại địa phương, ổn định của các nguồn vốn ,đảm bảo lãi suất đầu vào bình quân có xu hướng giảm nhanh hơn diễn biến lãi xuất giảm của thị trường.
Nguyên nhân đạt được kết quả trên là do đơn vị áp dụng đồng bộ các chính sách ưu đãi, chính sách đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ, chính sách giá cả linh hoạt và các biện pháp tổ chức kỹ thuật, bảo mật thông tin cho khách hàng . Bản thân Ngân hàng Nông nghiệp &PTNT Phú Thọ không ngừng đổi mới công nghệ Ngân hàng và thành lập một chi nhánh ngay trong Công ty Super phốt phát và hoá chất Lâm thao để đáp ứng kịp thời nhu cầu dịch vụ (Nơi đây là một trong số ít doanh nghiệp lớn của Trung ương đóng trên địa bàn có nguồn vốn thanh toán và nhàn rỗi rất lớn). Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Thọ có chiến lược khách hàng được thực hiện phù hợp với thực tiễn địa phương , không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng, tổ chức mạng lưới rộng khắp, gần khách hàng , luôn giáo dục đào tạo đội ngũ cán bộ với trình độ chuyên môn, khả năng giao tiếp ngày càng nâng lên, có thái độ phục vụ hoà nhã, thân thiện và chu đáo.