Phát hành giấy tờ có giá

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp vàPhát triển Nông thôn Tỉnh Phú Thọx (Trang 32 - 34)

có giá

18.208 18,8 14.026 25,3 77 6.016 10,7

II Chi lương 7.229 31,7 7.015 12,6 97 10.991 19,5 III Chi quản lý khác 11.856 20,7 11.183 20,2 94 14.399 25,6 IV Tổng chi 57.363 100 55.362 100 96,5 56.189 100

Nguồn: Báocáo thu nhập- chi phí năm 1998,1999 và 2000 của Ngân hàngNO&PTNTPhú Thọ

Những nguyên nhân trực tiếp tác động đến kết quả kinh doanh năm 2000 đạt khá hơn những năm trước :Ngoài các nguyên nhân như đơn vị đôn đốc thu róc lãi cho vay làm tăng thu nhập từ lãi, nợ quá hạn giảm mạnh làm giảm dự phòng rủi ro phải trích còn có nguyên nhân khách quan giúp đơn vị tăng thu nhập lãi ròng .

Qua phân tích tài chính năm 1999 và năm 2000 chúng ta thấy nếu không có những diễn biến thuận lợi từ thị trường đơn vị sẽ không đạt được kết quả về mặt tài chính trên đây do qui mô kinh doanh không được mở rộng. Phần dưới đây chúng ta sẽ nghiên cứu thực trạng về huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Phú Thọ như thế nào.

2.2- Thực trạng về huy động vốn ở Ngân hàng Nông nghiệp vàPTNT Phú Thọ PTNT Phú Thọ

Trong 3 năm 1997 đến 2000 nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Phú Thọ không ngừng tăng trưởng với cơ cấu phong phú, đến cuối năm 2000 đạt 956 tỷ đồng tăng 232.7% so với năm 1997 . Từ kết quả thực hiện phát triển nguồn vốn mở rộng kinh doanh đưa Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Phú Thọ từ một đơn vị nhỏ trở thành một chi nhánh có quy mô hoạt động lớn trong hệ thống chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam và là một tổ chức tín dụng vững mạnh, uy tín trên địa bàn Phú Thọ.

Từ đầu năm 1997 trở lại đây Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Phú Thọ không ngừng mở rộng địa bàn hoạt động, đặc biệt là việc xây dựng các Ngân hàng khu vực Nông thôn thay thế các hợp tác xã tín dụng trước đây nay đã giải thể .

Đầu năm 1997 mạng lưới tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Phú Thọ bao gồm 9 chi nhánh huyện, 17 chi nhánh Ngân hàng cấp 4 tại các cụm kinh tế, đến cuối năm 1999 mạng lưới giao dịch đã được mở rộng có 01 hội sở Tỉnh, 10 chi nhánh huyện, 29 chi nhánh cấp 4, có 6 bàn huy động vốn và 60 tổ công tác, nhờ có mạng lưới giao dịch lớn Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Phú Thọ đã chuyển dịch hoạt động đến các địa bàn Nông thôn. Các quan hệ tiền tệ, tín dụng dần được mở rộng vào các thành phần kinh tế đặc biệt là hộ sản xuất.

Đến nay (tháng 4 năm 2001) có trên 80% số hộ nông dân có quan hệ vay vốn và gửi vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Phú Thọ. Đây là ưu thế tạo lập thị trường vững chắc giúp Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Phú Thọ tăng trưởng nhanh nguồn vốn huy động.

2.2.2- Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Phú Thọ

2.2.2.1- Huy động tiền gửi thanh toán các tổ chức kinh tế xã hội

Đây là hình thức huy động vốn bắt nguồn từ chức năng thanh toán của Ngân hàng Nông nghiệp. Các hình thức tiền gửi Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Tỉnh Phú Thọ đang thực hiện:

- Tiền gửi thanh toán ( tiền gửi không kỳ hạn) - Tiền gửi có kỳ hạn ngắn hạn (3 tháng, 6 tháng....). - Tiền gửi có kỳ hạn trên 1 năm.

Do sớm khai thác các lợi thế của mình về địa bàn hoạt động, năng lực thanh toán, chất lượng phục vụ và khả năng tiếp thị nguồn vốn Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Phú Thọ đã tăng nhanh chóng tăng 2,72 lần so cuối năm 1999 và chiếm tỷ trọng 31.68% trong tổng số nguồn vốn.

Biểu số 06 Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu / năm 1998 1999 2000

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp vàPhát triển Nông thôn Tỉnh Phú Thọx (Trang 32 - 34)