Thực trạng về thị trừơng nghành Nhựa.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Những giải pháp marketing-mix nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty nhựa cao cấp hàng không ppt (Trang 34 - 39)

2.1. Thị trường trong nước

Từ năm 1990 cho đến nay ngành công nghiệp nhựa Việt Nam với bước phát triển vượt bậc năm sau cao hơn năm trước và có thể bình quân tăng trưởng hàng năm tăng hơn 25% tính từ năm 1990 cho đến nay. Tuy nhiên chúng ta chưa có những bước đột biến trong công nghệ sản xuất nguyên liệu, cũng như các ngành vật liệu thay thế các nguyên liệu truyền thống trước đây như gỗ, thuỷ tinh, vật liệu chịu nhiệt...

Hiện nay hầu như các nguyên liệu sử dụng cho sản xuất các sản phẩm nhựa đều nhập từ nước ngoài, với sản lượng cần cho năm 1998 là 400.000 tấn. Chúng ta có thể dễ

dàng nhận thấy thêm một vài nhà máy sản xuất nguyên liệu PE, PP, PS là điều kiện cần thiết.

Tới nay sau gần 40 năm phát triển ngành nhựa Việt Nam đã phát triển tới 650 cơ sở sản xuất kinh doanh với đa dạng sản phẩm: phía Nam phát triển mạnh, tập trung nhiều tại Thành phố Hồ Chí Minh chiếm tới 70%, phía bắc chiếm 22%, miền Trung chiếm 8%.

Đến năm 1996, Việt Nam vẫn phải nhập 100% nguyên liệu chính và các phụ gia từ nước ngoài. sản xuất nguyên liệu là hướng đầu tư rất quan trọng và có sức thu hút mạnh đối với các nhà đầu tư nước ngoài do Việt Nam có những lợi thế sau:

- Thị trường nguyên liệu nội địa chỉ đang ở giai đoạn phát triển ban đầu. Nhu cầu nguyên liệu theo dự báo, khá cao.

Loại nguyên liệu Năm 2000 800.000tấn

Năm 2005 1.500.000 tấn

PVC 20% 20%

PE (HDPE & LDPE) 30% 30%

PP 30% 30%

PS 7% 10%

Khác 13% 10%

Hình 2: Dự báo nhu cầu nguyên liệu nhựa của Việt Nam.

(Nguồn: Thống kê VPMA/ Báo cáo Quố gia/Diễn đàn nhựa á châu lần 6. 1996).

- Ngành công nghiệp hoá dầu từ nguồn khí dầu mỏ và khí thiên nhiên có tiềm năng lớn. Chỉ tính trữ lượng dầu khí được xác định là 300 triệu tấn, cứ 1 tấn dầu sẽ cho ra 0,3 tấn phó sản, tạo ra được 0,1 tấn nguyên liệu nhựa và 0,2 tấn hóa chất khác. Như vậy với khả năng khai thác 6 triệu tấn dầu lọc mỗi năm thì có thể đáp ứng cho ngành nhựa 600 ngàn tấn nguyên liệu.

- Tiềm năng tiêu thụ sản phẩm nhựa của Việt Nam còn rất lớn biểu hiện qua mức tiêu thụ bình quân đầu người còn rất nhỏ so với các nước có cùng điều kiện.

2.2 Thị trường nhựa phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Theo đánh giá chung thị trường nội địa còn rất rộng bởi các sản phẩm nhựa gia dụng cũng mới chỉ được sử dụng ở các Thành phố lớn, thị xã, vùng đông dân cư còn các địa phương xa xôi hẻo lánh thì các sản phẩm chưa được sử dụng rộng rãi cung cấp hoặc do trình độ dân trí còn thấp, điều kiện vận chuyển khó khăn tốn kém, tiêu thụ không tập trung.

Tình hình phát triển năng lực sản xuất của ngành nhựa cần phải tăng rất cao mới đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong một bối cảnh phát triển kinh tế chung của đất nước nhất là các ngành nhựa kỹ thuật cao, ngành công nghiệp sản xuất nguyên liệu nhựa... thị trường xuất khẩu hiện nay chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng sản lượng ngành nhựa, khả năng xuất khẩu rất hạn chế đặc biệt cần hết sức chú trọng tới vấn đề chất lượng sản phẩm. Để có thể thay thế các mặt hàng hiện nay còn phải nhập khẩu chúng ta cần phải có nhữngthiết bị và áp dụng những công nghệ sản xuất tiên tiến trên thế giới.

b. Sản phẩm.

Sản phẩm nhựa Việt Nam được phân thành 4 nhóm. Cơ cấu như sau: Năm

Nhóm sản phẩm 1995 1996 1997 1998 1. Nhựa gia dụng 63 65 50 55 2. Bao bì 25 20 25 25 3. Vật liệu xây dựng 8 8 15 12 4. Nhựa công nghiệp 4 7 10 8

Hình 3. Cơ cấu sản phẩm nhựa qua các năm.

Đặc điểm chung của sản phẩm nhựa Việt Nam là:

Còn thiếu nhiều chủng loại sản phẩm vốn đã và đang sản xuất và tiêu thụ phổ biến trên các thị trường đang phát triển như Việt Nam. Có thể kể đến một số chủng loại có khả năng đầu tư sản xuất như phụ tùng nhựa cho công nghiệp lắp ráp ôtô xe máy (gần 100 loại sản phẩm khuất điện - invisible hoặc khả diện - visible) sản phẩm nhựa trong điện và điện tử gia dụng và công nghiệp (vỏ TV, cassette. computer, đĩa CD, máy điện thoại, fax, vỏ các dụng cụ điện và máy móc gia dụng....) dụng cụ y tế (túi đựng máu, bao bì kháng tia phóng xạ tiệt trùng, ống truyền dẫn trong y tế, ống nghiệm, dụng cụ đựng tiêu bản thí nghiệm xét nghiệm, khăn đắp phỏng, băng dán vết thương, các dụng cụ y tế dùng một lần...).

Số lượng và chủng loại không phân bố đồng đều trong các nhóm, đồ gia dụng rất phong phú nhưng các nhóm khác như bao bì công nghiệp, nhựa kỹ thuật lại rất đơn điệu. Điều này chủ yếu do giá thành khuôn cao, năng lực thiết kế mẫu cũng như trình độ chế tạo khuôn còn yếu. Mặt khác, có một số sản phẩm cũng có nhu cầu nhưng không đủ lớn để đầu tư.

Độ chính xác tinh vi của sản phẩm thấp, có thể thấy rõ điều này ở một số loại bao bì rỗng cần độ trong suốt, độ "nét", các loại đồ chơi trẻ em, sản phẩm có lắp ráp, các loại bánh răng truyền động...

c. Tình hình cạnh tranh.

Đặc điểm cạnh tranh nội địa rõ nhất trong sản xuất tiêu thụ hàng nhựa trên thị trường Việt Nam là mức độ mạnh yếu khác nhau trong các nhóm sản phẩm khác nhau. Có những loại sản phẩm cạnh tranh rất gay gắt như đồ gia dụng, bao bì dạng màng, chai, ống dẫn... nhưng cũng có những sản phẩm có thể độc quyền do giá thành chế tạo khuôn rất cao, lượng cung và lượng cầu vừa đủ. Mức cạnh tranh càng mạnh trong những sản phẩm gia công (khuôn hoặc nguyên liệu của khách hàng).

Tuy nhiên sự cạnh tranh đáng lo ngại nhất đối với nhà sản xuất Việt Nam là hàng nhập ngoại trong tình hình Việt Nam tham gia hiệp định AFTA và thực hiện CEPT trong đó sản phẩm nhựa là một trong 15 nhóm hàng nằm trong danh mục cắt giảm thuế, cụ thể sẽ giảm còn 0% đến tối đa là 5% thay vì 40% như hiện nay. Vì vậy, song song với các chiến lược phát triển ngành nhựa thì vấn đề cạnh tranh nội địa lẫn cạnh tranh xuất khẩu cần phải xem xét kỹ lưỡng.

d. Kênh phân phối.

Đối với sản phẩm gia dụng và một số sản phẩm như ống, bao bì, các nhà sản xuất đều sử dụng kênh phân phối trung gian dài, mức chênh lệch thương mại từ cấp trung gian này sang cấp trung gian kế tiếp dao động từ 1% đến 3% tuỳ theo các điều kiện giao nhận, thanh toán và mục đích tiếp thị.

Đối với các nhóm sản phẩm còn lại, hầu hết các nhà sản xuất đều dùng kênh phân phối trực tiếp hoặc trung gian ngắn.

Phương tiện vận chuyển phổ biến là đường bộ, chi phí cao hơn đường sắt và đường thủy nhưng linh động hơn.

Đối với ngành công nghiệp nhựa còn non trẻ như ở Việt Nam, để ngành này có thể phát triển toàn diện chúng ta cần có một định hướng đúng, một sự chỉ đạo xuyên suốt trong toàn ngành, Chúng ta nên hết sức chú ý đến các lãnh vực phát triển sản xuất nguyên liệu, kết hợp với ngành hóa dầu đưa chương trình sản xuất nguyên liệu thành đề án quốc gia trên tổng thể phát triển chung của nền kinh tế đất nước.

e.Chính sách đầu tư:

ở các nước tiến tiến nói chung đều có chính sách kinh tế thị trường nhưng việc phát triển đầu tư của các cơ sở sản xuất đều phải thông qua Nhà nước duyệt cho phép đầu tư xây dựng với những nét cơ bản:

- Trình độ kỹ thuật của thiết bị và công nghệ.

- Loại sản phẩm có tiêu chuẩn chất lượng, công suất thiết bị và giá thành sản phẩm. Hầu hết các quốc gia đều có kế hoạch phát triển từng năm, giai đoạn 3 năm 5 năm và có sự chỉ đạo, giám sát để thực hiện kế hoạch đó.

Phần chuyển giao công nghệ từ nước ngoài.

Các hoạt động hợp tác quốc tế và khoa học công nghệ ở nước ta cũng mới được hình thành từ những năm thời kỳ kinh tế mở cửa. Vì hiệu quả chưa đánh giá được một cách xác đáng nhưng đã có những biểu hiện là hiệu quả kinh tế không cao, bởi giá thiết bị nhập quá cao, việc thực hiện hợp đồng kinh doanh có khó khăn nên nhiều cơ sở liên doanh hầu như chưa đạt hiệu quả cao và có nguy cơ phải tạm ngưng sản xuất, tỷ lệ các liên doanh làm ăn có hiệu quả tạm đánh giá chiếm khoảng 30%. Có một số chuyển giao công nghệ từ nước ngoài có giá trị, có hiệu quả. Tuy nhiên cũng có một số công trình chuyển giao mang tính chất hình thức, chưa mang lại hiệu quả cao, chi phí chuyển giao lại quá cao...

g.Môi trường.

Các sản phẩm ngành nhựa khi sản xuất có độc hại... có sinh khói, bụi, nhiệt, có ảnh hưởng đến môi trường có thể chiếm đến 80%, nhưng độc hại nhiều, ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người có thể chỉ ở mức 15 đến 20%.

ở các cơ sở sản xuất quốc doanh việc bảo vệ an toàn vệ sinh môi trường thực hiện nghiêm túc hơn và đúng hơn với quy định Nhà nước, còn các cơ sở tư nhân, Công ty trách

nhiệm hữu hạn còn quá lỏng lẻo sơ sài, nguyên nhân vì một phần thiếu hiểu biết, chưa thấy hết các tai hại của việc ô nhiễm môi trường.

Việc thu hồi xử lý phế liệu ở các cơ sở quốc doanh có thể là kém chặt chẽ hơn các cơ sở tư nhân, song những năm gần đây các cơ sở sản xuất quốc doanh cũng đã chú trọng đến vấn đề tiết kiệm nguyên liệu, hợp lý hoá quy trình sản xuất, mang lại hiệu quả cao hơn so với trước đây.

Chắc chắn tương lai chúng ta cần đến những tổ chức kiểm tra và bảo vệ môi trường cho ngành công nghiệp nhựa, đề ra được những quy trình, quy phạm cho ngành công nghiệp nhựa Việt Nam.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Những giải pháp marketing-mix nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty nhựa cao cấp hàng không ppt (Trang 34 - 39)