Các giải pháp khác.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Trang 84 - 86)

THƯƠNG VIỆT NAM

3.4.2.Các giải pháp khác.

3.4.2.1. Nâng cao năng lực tài chính của NHNT.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, vấn đề nâng cao năng lực của NHNT đã và đang trở thành vấn đề nổi cộm và cần phải giải quyết. Để nâng cao năng lực tài chính cho NHNT cận thực hiện một số biện pháp như:

- Đánh giá vị thế của NHNT so với các doanh nghiệp khác cùng ngành thông qua việc thực hiện kiểm toán, kiểm tra kế toán để đánh giá được thực trạng tình hình hoạt động và tài chính của ngân hàng là tốt, an toàn hay xấu. Đồng thời định giá lại tài sản của ngân hàng nhằm đánh giá khả năng tài chính thực của ngân hàng.

- Trên cơ sở kết quả đánh giá ở trên, trước hết ngân hàng cần đưa ra biện

pháp để làm lành mạnh bảng tổng kết tài sản của ngân hàng, xử lý dứt điểm các nợ tồn đọng – đây là điều kiện tiên quyết để NHNT thực hiện cổ phần hoá. Để

thực hiện được điều đó thì NHNT cần có sự trợ giúp về nguồn vốn tài chính đặc biệt của Chính Phủ, NHNN để mở rộng tín dụng, tạo điều kiện cơ cấu lại sở hữu vốn để tăng vốn điều lệ; hơn nữa NHNT cần bám sát, thực hiện tốt việc phân loại nợ , trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro theo quyết định 493/2005/QĐ – NHNN ngày 22 / 4 / 2005 của thống đốc NHNN để từ đó tìm ra biện pháp xử lý các nợ đọng như: nếu nợ quá hạn do cơ chế để lại thì NHNT không phải gánh chịu mà chuyển khoản này sang Bộ tài chính, còn nếu là do bản thân ngân hàng thì cần sự tìm hỗ trợ của các ban ngành để có thể mua bán khoản nợ.

- Đẩy mạnh nguồn vốn điều lệ: hiện nay vốn điều lệ của NHNT cũng như các NHTM khác còn rất thấp, chưa bằng vốn của một ngân hàng cỡ vừa trên thế giới nên NHNT cần tích cực bổ sung vốn bằng nguồn vốn lợi nhuận để lại, hay phát hành trái phiếu tăng vốn bên cạnh sự trợ giúp của Chính Phủ về việc cấp thêm vốn.

3.4.2.2. Tăng cường hoạt động Marketing.

Trong điều kiện kinh doanh hiện nay, đặc biệt trong giai đoạn các NHTM đều ra sức phát triển để hội nhập kinh tế quốc tế, thì vấn đề cạnh tranh để phát triển ngày càng gay gắt. Trên cùng một thị trường, cùng một địa bàn, các ngân hàng đều đưa ra các loại hình sản phẩm dịch vụ tài trợ xuất khẩu giống nhau, buộc các ngân hàng phải cố gắng hết sức trong việc chào bán sản phẩm dịch vụ của mình. Việc áp dụng Mar trong hoạt động của ngân hàng là điều tất yếu. Tuy nhiên, việc ứng dụng Mar tại NHNT vẫn chưa được chú trọng. Trong môi trường kinh doanh với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt như bây giờ, để có thể thu hút thêm được nhiều khách hàng thì NHNT cần phải lập được và đưa vào triển khai một chiến lược Mar linh hoạt và phù hợp. Để làm được điều này, trong chiến lược Mar, NHNT cần chú trọng các vấn đề sau:

- Nghiên cứu thị để nắm bắt được tập quán, thái độ và nhất là động cơ của khách hàng khi lựa chọn ngân hàng. Nhiều nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng sự lựa chọn ngân hàng để giao dịch của khách hàng thường được thể hiện trên cơ sở nghiên cứu và so sánh các tiêu chuẩn của ngân hàng như: chất lượng

phục vụ, sự thuận tiện và dễ dàng khi giao dịch, thái độ của nhân viên giao dịch, uy tín của ngân hàng…

- Nghiên cứu khả năng cạnh tranh của ngân hàng hiện tại và trong tương lai để thấy được điểm mạnh cần phát huy và những thiếu sót cần khắc phục.

- Dự đoán và phân tích phương hướng phát triển của thị trường, nghiên cứu thử nghiệm để xem xét phản ứng của khách hàng trước những dịch vụ mới trước khi phổ biến rộng rãi.

Trên cơ sở định hướng phát triển dịch vụ nói chung, dịch vụ TDTTXK nói riêng của NHNT để nâng cao năng lực cạnh tranh và thu hút khách hàng, NHNT cần nhanh chóng triển khai các biện pháp sau:

- Lựa chọn các biện pháp tiếp thị có hiệu quả:

+ Tập trung quảng cáo trên các báo, tạp chí, ấn phẩm chuyên ngành, nhằm tạo dựng hình ảnh ấn tượng về NHNT.

+ Giới thiệu dịch vụ ngân hàng cung cấp thông qua việc tổ chức các lớp về nghiệp vụ ngân hàng, các chương trình quy mô nhằm giới thiệu ngân hàng và các dịch vụ ngân hàng cung cấp với công chúng.

- Hướng dẫn kỹ các dịch vụ chào bán của NHNT thông qua việc thường xuyên in ấn, phát hành các tờ rơi.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Trang 84 - 86)